Thứ Hai , 7 Tháng Mười 2024
Mới nhất

Sử dụng nhíp, kéo trong cắt tỉa lá thông đen

Tác giả Tuấn Hoàng

30/06/2013

Theo thói quen truyền thống đại đa số dùng nhím (tweezer) để nhổ kim và nếu không khéo sử dụng sẽ vô tình (như anh nói) nhổ cả lụa (sheaths) nên lời khuyên chừa lại lá già là lý do đó.
Thói quen dùng nhíp để nhổ kim, có lẽ do người ta có thói quen dùng nhíp để nhổ râu, lông chăng?! 😉 Nói đùa chút thôi, chứ theo tôi nghĩ, thói quen này là do nguời bình thường không có kĩ năng dùng kéo! (dùng kéo, phải biết cách cầm kéo – tôi có nói kĩ thuật cầm kéo ở một chủ đề khác trước đây!) Cầm kéo không đúng cách, sẽ ảnh hưởng đến khả năng cắt, và ngoài ra cũng ảnh hưởng đến những nơi mà đúng ra không được cắt hay không được làm cho thương tổn! Để tỉa lá kim ở những nơi sâu trong cây, phải dùng kéo dài đủ để với tới! Mặt khác, nếu chỉ dùng kéo một tay, và tay kia không dùng nhíp để gắp giữ lá kim, thì cũng khó mà thành! Nếu không dùng nhíp, mà dùng tay không, tay kia dùng kéo để cắt lá kim, thì khả năng tạo ra thương tổn không cần thiết cho cây rất lớn! Ngoài ra, việc làm này cũng sẽ làm chậm lại thao tác lấy đi lá cũ nữa! Tóm lại, khi dùng kéo để cắt lá già, phải bắt buộc dùng nhíp ở tay kia để thao tác! Giống ý như một bs phẫu thuật vậy! Không hơn không kém! Nếu chịu khó tập luyện như vậy, dùng kéo để cắt lá cũ, già sẽ nhanh hơn là dùng nhịp nhổ nhiều! 😉 Lý tưởng của việc dùng kéo lấy đi lá cũ già thì các bạn đã biết rồi.

Bonhe

Nhíp khi dùng để cắt lá, tôi dùng loại dài nhất có thể. Loại nhíp này dài 25 cm. Loại này chuyên dùng trong phòng mổ. Nếu bạn nào muốn kiếm nó, có thể ra chợ trời. (Cách đây khoảng 1 năm, vào một chợ trời trên đường từ chỗ làm về nhà, để xem có cái gì hay hay cho bonsai không, thì thấy có cửa hàng bán dụng cụ y khoa cũ (không biết họ bán đồ y khoa cũ thì có ai mua?), trong đó thấy có mấy nhíp giống như tôi xài, giá cũng rẻ!.)

DSC_3618_zps8ff80702

Nhíp thông thường dân chơi bonsai có, thì quá ngắn ——> không thể cho vào sâu, những nơi hiểm trở ở tầng dưới cùng của cây được. Nếu cố đưa nhíp ngắn vào sâu, không khẻo, sẽ làm gẫy các cành hay chồi non,v.v…. Phải kiếm nhíp dài như hình trên thì mới có thể thao tác an toàn tuyệt đối. Các bạn chịu khó tập dùng nhíp và kéo trong cùng lúc, mỗi ngày, thì tôi nghĩ khoảng 1 năm là nhuần nhuyễn ngay! Nói tới đây để dùng câu này : “Tay kéo, tay nhíp” 😉 ; thay vì câu thường nghe nói: “Tay kìm, tay kéo”. Nếu xử dụng thành thạo nhíp-kéo, việc cắt lá cũ, già, sẽ rất nhanh: đầu nhíp gắp một lượt 3-4 nhóm lá, kéo cắt một nhát —> đi tất! Tiếc là tôi không quay video được thao tác cắt lá bằng nhíp-kéo cho các bạn dễ hình dung.

Dì nhiên, nếu ai bị chứng run tay tự nhiên, hay do cà phê, thuốc lá, rượu, v.v…. thì không thể dùng kĩ thuật cắt lá như tôi trình bày được! Nói tới chuyện run tay, tôi lại nhớ cách đây nhiều năm, sau một đêm trực vất vả, trong buổi ăn sáng, tôi quyết định uống một ly cà phê đen cho tình táo, để có thể làm một số ca ngày hôm đó. Sau khi uống cà phê khoảng nửa giờ, tay cứ run như cầy sấy vậy!! Thế là phải hoãn hết tất cả các ca ngày hôm đó! Một dịp nhớ đời! Từ đó, không bao giờ dám đụng vào cà phê nữa!!

Khi bạn làm việc với thông đen một thời gian bạn sẽ hiểu ý của tôi nói; thông đen có kim rất dễ gãy và dập vì vậy khi luồng kéo phải rất cẩn thận, công việc này đỏi hỏi thời gian.
Tôi ít khi nào cắt tỉa cho thông đen khi lá nó còn non (lá còn non sẽ làm cho nó rất dễ bị dập, gẫy).

Với nhím, cán của nó vốn đã dài luồng vô rất dễ (luồng vô gạt lên). Một điển hình ví dụ cho bạn; hãy thử lấy nhím và kéo nhổ và cắt từng cọng lông chim/gà/vịt xem cái nào lẹ, nên nhớ khi nhổ cọng lông không được gãy; khi bóp nhím quá mạnh hoặc kéo không bén sẽ bị gãy và nát, nếu kim nát sẽ bị vàng sau này nhìn mất thẩm mỹ.
Khi dùng nhíp-kéo, tôi sẽ thọc nhíp vào nơi cần thao tác trước với tay ép cán nhíp nhằm làm cho miệng của nhíp sẽ khép kín- khi thọc vào cây, sẽ không cản đường tiến của nhíp- nếu để mở miệng nhíp trong khi thọc nhíp vào, chắc chắn sẽ làm gẫy nhánh, chồi non. Sau khi đầu nhíp đã đến nơi cần đến, lúc đó thả ngón tay giữ cán để cho miệng nhíp mở ra. Lúc này với miệng nhíp mở, sẽ dễ dàng nhìn quan sát vùng, đồng thời sẽ bắt đầu thọc mũi kéo vào (dĩ nhiên, mũi kéo cũng phải ghép kín khi thọc vào). Sau khi nhíp, kéo đã ở vị trí cần thiết, lúc đó dùng nhíp để kẹp giữ lá cần cắt —-> cắt. Nhắc lại ở đây: tay cầm kéo, lúc nào mu bàn tay cũng phải úp lên (tức là lòng bàn tay hướng xuống đất)- không thể ngược lại! Mang tính linh hoạt, di động cho người cầm kéo!!!!. Sau đó, tiếp tục di chuyển miệng nhíp và kéo qua nhóm lá khác. Cứ thế mà làm cho tới khi hoàn tất vùng cây đó. Lúc đó, mới rút kéo ra trước, rồi rút nhíp sau, để chuyển qua vùng cần cắt lá khác trên cây! Ài chà, nói thì phức tạp, nhưng nếu làm chừng 1 tháng, thì sẽ quen tay thôi.

Em và các ACE trong đây đều cùng nhau học hỏi từ anh Bonhe đấy, chỉ may mắn hơn là em được áp dụng trước nên chia sẻ ra những trở ngại thường gặp thôi. Chúc anh vui vẻ nhé.
Cám ơn U.ha đã quá khen. Tôi còn phải học nhiều từ U.ha và các bạn chứ! Sự học không bao giờ ngừng cả!

Bàn về về kéo và nhíp (or nhím?) như bạn Vuphong nêu ra ở trên thì lại là một chuyện khác. Tùy theo cây mà dùng cho tiện việc, chẳng hạn như cây này của em nếu dùng kéo rất khó luồng lách vô những nhánh ở dưới và trong

Đối với tôi, cây trên, chắc chắn phải dùng nhíp dài + kéo để có thể cắt bỏ các lá già!!

Bonhe