Thứ Bảy , 27 Tháng Bảy 2024
Mới nhất

Nhân Giống Sinh Dưỡng Cây Gỗ Rừng Nhiệt Đới – Chương I

Tác giả Ho Trung

CÔNG TY GIỐNG LÂM NGHIỆP TRUNG ƯƠNG
Janet McP Dick, Nguyễn Đức Tố Lưu, Nguyễn Đức Cảnh

 

NHÂN GIỐNG SINH DƯỠNG
CÂY GỖ RỪNG NHIỆT ĐỚI


Giâm hom cành và ghépVới chú ý đặc biệt đến nhân giống Cây Lá Kim

LỜI NÓI ĐẦU

Hướng dẫn kỷ thuật nhân giống này được xuất bản với sự tài trợ của Quĩ Sáng kiến Đác Uyn, Vương Quốc Anh trong dự án Bảo tồn khôi phục và sử dụng rừng vùng núi Việt Nam (số 162/10/017). Tài liệu nhằm hướng dẫn các cán bộ vườn ươm và sinh viên lâm nghiệp các nguyên tắc cơ bản và cần thiết của nhân giống cây rừng. Tài liệu trình bày những hiểu biết tổng quát về 4 cách nhân giống sinh dưỡng chính là giâm hom, ghép, chiết và nuôi cấy mô và trong đó mô tả kỹ hai kỹ thuật giâm hom và ghép.

Hướng dẫn tập trung trình bày cho các loài cây lá kim nhưng những nguyên tắc cơ bản là chung cho nhiều loài cây gỗ rừng khác. Tài liệu được biên soạn dưới dạng song ngữ tiếng Việt và tiếng anh nên còn có thể dùng như một quyển từ điển cho chuyên môn này.www.hoalancaycanh.com

Có rất nhiều tài liệu giải thích các nguyên tắc và kỹ thuật thực hành nhân giống sinh dưỡng một cách chi tiết hơn là như trong hướng dẫn đơn giản này. Xin xem thêm phần tài liệu tham khảo. Tuy nhiên, những phương pháp chính cần có thực hành. Với chú ý đến các chi tiết khi làm thực tế bất kỳ ai cũng có thể học cách nhân giống các cây rừng.www.hoalancaycanh.com

Các tác giả bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Tiến sĩ Alan Longman đã cung cấp các hình vẽ (Hình 4.2 – 4.4) lấy tử quyển “Cây rừng nhiệt đới : Hướng dẫn nhân giống và trồng rừng. Tập 1 : Giâm hom cây gỗ rừng nhiệt đới” (KA Longman và minh họa bởi RHF Wilson) và anh Nguyễn Đức Tố Huân người đã vẽ những hình minh họa khác. Đặc biệt xin cảm ơn anh Nguyễn Văn Chi, Xí nghiệp giống lâm ngiệp vùng Tây Nguyên và anh Nguyễn Văn Thắng, Xí nghiệp giống lâm nghiệp vùng Đông Bắc là những người đã cung cấp tư liệu thực tế về nhân giống sinh dưỡng của các loài cây lá kim bản địa.

CHƯƠNG I

GIỚI THIỆU

1.1 Tầm quan trọng của nhân giống sinh dưỡng
Phần lớn mọi người đều quen với khái niệm nhân giống cây từ hạt. Tuy nhiên nhiều loại cây trong tự nhiên có những phương thức sinh sản khác mà không cần đến hạt, ví dụ như cây chuối. Đối với cây gỗ thì có ít loài sinh sản theo hình thức sinh dưỡng nhưng chắc chắn cây gỗ có thể nhân giống theo cách này với tác động của con người.

Có 4 lý do thường gặp tại sao lại cần nhân giống sinh dưỡng cây gỗ.www.hoalancaycanh.com

Lý do nhân giống sinh dưỡng cây gỗ :

  • Duy trì chính xác tính di truyền của các cá thể
  • Nhân giống cácc loài cây không có hạt hoặc ra hoa không thường xuyên
  • Rút ngắn thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng.
  • Kiểm soát dạng sinh trưởng.
  • Duy trì chính xác tính di truyền của các cá thể : khi cây được nhân giống sinh dưỡng bản chất di truyền của cây non tạo thành giống y hệt cây mẹ ban đầu (tức là không có sự kết hợp tính di truyền giữa cây bố và cây mẹ như trong nhân giống hữu tính). Điều này cho phép người nhân giống có thể lựa chọn những cây tốt nhát để nhân lên. Khả năng này có ý nghĩa thực tiễn quan trọng do người làm giống có thể chọn được những cây có sinh trưởng nhanh, có sức chống chịu tốt hay có những đặc tính khác về chất lượng như quả ngọt, hàm lượng nhựa cao,…cho nhân giống.
  • Nhân giống các cây không có hạt hay ra hoa không thường xuyên : nhân giống sinh dưỡng thường là cách duy nhất để giải quyết khó khăn về hạt giống, ví dụ như khi cây không tạo hạt một cách thường xuyên hoặc hạt chỉ có khả năng nảy mầm trong một thời gian ngắc hoặc khi loài cây rất hiếm không thu hái được hạt giống.
  • Rút ngắn thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng : bằng cách nhân giống từ các mô trưởng thành có thể cho phép tạo hoa và quả trên những cây nhỏ hơn, dễ dàng hơn cho việc thu hoạch, ví dụ như trong các vườn giống.
  • Kiểm soát dạng sinh trưởng, ví dụ như tạo nhữngg cây trưởng thành thấp làm cây bóng mát bằng cách ghép

1.2 Lựa chọn cây mẹ

Một dòng vô tính bao gồm tất cả các cây được nhân giống sinh dưỡng từ một cây ban đầu có nguồn gốc tứ hạt, hay còn gọi là cây mẹ, cây gốc hoặc cây đầu lòng.www.hoalancaycanh.com

Nhân giống sinh dưỡng đòi hỏi phải có thời gian, có đầu tư và quan trọng nhất là có kỹ thuật. Do vậy nên chọn những cây tốt nhất để nhân giống nếu có nhiều cây. Tuy nhiên đối với những loài cây hiếm có thể cần thiết phải nhân giống tất cả các cá thể có thể nhân giống được để tránh làm giảm tính đa dạng di truyền của loài. Đối với những loài cây như vậy cần phải bảo tồn càng nhiều cá thể càng tốt.www.hoalancaycanh.com

Tất cả các cây của cùng một dòng là đồng nhất về mặt di truyền. Tuy nhiên cũng như tất cả các cây khác những yếu tố về môi trường, cạnh tranh và những tác động tiêu cực bên ngoài có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Do vậy cần lựa chọn những cây mẹ một cách cẩn thận nhưng đồng thời cũng cần thiết lập các khảo nghiệm dòng, tức là trồng một số cây cùng dòng ở những địa điểm khác nhau để đanh giá khả năng sinh trưởng của cây trước khi nhân giống đại trà.

Các chỉ tiêu để chọn lọc phụ thuốc vào lý do nhân giống của loài nằng phương thức sinh dưỡng. Thông thường các chỉ tiêu chọn lọc này là :

  • Năng suất – ví dụ thể tích gỗ, số lượng và trọng lượng quả (đối với cây lấy quả).
  • Chất lượng – ví dụ tỷ trọng gỗ, độ thẳng thân, mùi vị quả.
  • Sức chống chịu – ví dụ chống chịu sâu, bệnh hay sương muối.
  • Nhân giống – vì lý do kinh tế có thể cần chọn những dòng nhanh và dễ ra rễ, cần ít thời gian nhân giống trong vườn ươm hơn.

Các yếu tố cần cân nhắc khi lựa chọn cây để nhân giống sinh dưỡng :

Năng suất VD : sinh khối
Chât lượng VD : tỷ trọng gỗ, độ thẳng thân
Sức chống chịu VD : sâu, bệnh, các điều kiện môi trường
Nhân giống VD : khả năng tạo chồi hay ra rễ

1.3 Các phương pháp nhân giống sinh dưỡng

Có bốn phương pháp chính nhân giống sinh dưỡng cây gỗ rừng (xem các ảnh 1-4)

Giâm hom cành có lá – thúc đẩy rễ hình thành trên một đoạn thân cắt từ cây mẹ sao cho cành này trở thành một cây độc lập.

  • Ghép – gắn một phần nhỏ lấy từ cây được tuyển chọn (chồi hay đoạn cành nhỏ) lên một cây khác, thường là cùng một loài, đã có rễ (cây từ hạt).
  • Chiết – thúc đẩy rễ hình thành trên cành khi cành còn gắn trên cây mẹ đã tuyển chọn.
  • Nuôi cấy mô (Vi nhân giống) – thúc đẩy các tế bào từ cây mẹ tuyển chọn sinh trưởng trên những môi trường đặc biệt và bằng cách thay đổi thành phần của môi trường thúc đẩy các tế bào này hình thành rễ, lá và cành.

Bốn phương pháp nhân giống cây gỗ thường gặp :

Giâm hom cành
Ghép
Chiết
Vi nhân giống

Phương pháp nào có những ưu điểm cũng như những hạn chế của từng phương pháp. Giâm hom cành và nuôi cấy mô thường thành công khi vật liệu nhân giống ban đầu còn trẻ (ví dụ như hom lấy từ cây con hay từ chồi gốc). Các vật liệu trẻ có sinh dưỡng tương tự như cây từ hạt và do vậy những phương pháp này thường được sử dụng cho cây lâm nghiệp. Ghép và chiết có khả năng tiến hành cho những cây trưởng thành và do đó thường được sử dụng thiết lập vườn giống cây gỗ hay nhân dòng cây ăn quả

Xem tiếp tại

Nhân Giống Sinh Dưỡng Cây Gỗ Rừng Nhiệt Đới – bài 2