Thứ Tư , 22 Tháng Một 2025
Mới nhất

Thử nghiệm phuơng pháp cắt thân Thông đen của Master Kusida Matsuo

Tác giả Tuấn Hoàng

27/10/2011

Chào ACE thành viên của hội lá kim,
Đúng là cái gì cũng có số cả (giầy dép cũng có số chứ đừng nói gì khác )
Mọi sự trùng hợp thật là ngẫu nhiên! Nhân việc hội ta đang tiến hành uơm hạt thông đen, và tôi muốn nói về phuơng pháp của ông master Kusida Matsuo, thì chiều nay, khi đang tưới cây bất chợt phát hiện rất nhiều cây thông con đang nẩy mầm từ hạt trong vườn nhà, vội vàng lấy máy hình chụp vài tấm! Cái thích nhất của tôi lúc này là có một số cây con để thử nghiệm phuơng pháp cắt thân của ông master Matsuo. Ông Matsuo là một bậc thầy tại Nhật về huấn luyện thông đen từ lúc uơm từ hạt! Và tôi đã và đang áp dụng phuơng pháp của ông cho các cây thông đen Đại Hàn của tôi với sự thay đổi chút chút.

Đây là các cây thông con tôi đếm khoảng ít nhất là 10 cây. Hạt thông xuất phát từ các cây thông 2 lá ở nhà hàng xóm phía sau.

Các cây thông rất cao lớn sau vườn nhà

DSC_0831

Các cây thông con

Mùa này đúng ra không phải là mùa để gieo hạt nơi tôi ở vì sắp vào mùa lạnh rồi, nhưng thiên nhiên muốn thì tôi đành bó tay thôi. Khúc vườn này, gần đây tôi mới thỉnh thoảng tưới cho nó vì có các cây mồng tơi và khổ qua đang mọc, bởi thế các hạt thông đã nẩy mầm. Chúng xuất hiện rất nhanh, vì cách đây vài ngày, tôi chưa thấy chúng! Tôi có thói quen khi tưới cây hàng ngày, luôn quan sát khắp vườn xem có gì lạ không (là một cách để nhận diện được những bệnh lý cho cây trong vườn nhanh nhất – trị càng sớm càng tốt mà)

Chụp cận cảnh một cây con. Để ý màu của thân cây phía dưới và phía trên hướng mũi tên chỉ: phía trên có màu xanh lá cây; phía dưới có màu hồng tím!
DSC_0828

Cây này nữa, cũng y như vậy!

DSC_0829

À, tại sao phải tiến hành cắt thân cho cây thông con? Ông Matsuo nói là cắt ngang thân như vậy để tạo một bộ rễ đẹp sau này. Cắt ngang thân: cắt ngang thân, bỏ phần dưới bao gồm rễ cây, chỉ giữ phần trên —> cắm vào chất trồng giống như là giâm cành vậy, ở đây không gọi là giâm cành nữa, mà gọi là “giâm thân” ! Ha ha, thêm một từ mới cho tự điển của Hội lá kim nha! Bây giờ sẽ theo dõi tiến triển của màu thân mỗi ngày, khi đến lúc thích hợp, sẽ tiến hành cắt thân.
Bonhe

ể làm một thử nghiệm phuơng pháp “cắt thân” cho các cây thông con mới nẩy lá từ hạt của Master Kusida Matsuo. Xin nhắc lại, ông Matsuo là một chuyên gia nổi tiếng người Nhật, chuyên nuôi trồng thông đen để làm thành bonsai từ hạt! Thử nghiệm phuơng pháp này nhằm hỗ trợ cho việc nuôi trồng thông đen của Hội lá kim Việt Nam mà chúng ta đang tiến hành.

Các cây thông con này đang mọc lung tung trong vườn của tôi. Mùa này đúng ra là không thích hợp cho việc uơm hạt nơi tôi ở, vì sắp vào mùa đông rồi, nhưng vì hạt thông nhà hàng xóm bay qua vườn nhà tôi, rồi chúng tự mọc lên, thôi thì thiên nhiên muốn vậy, thì con người cũng phải chìu thôi!

Chiều này đi làm về, vội để chở mấy cháu đi học piano, nên chỉ làm chừng này cây (11 cây). Còn một số cây khác, sẽ làm cuối tuần này!

Chất trồng tôi dùng là: cát sông (river sand)/ peat moss với tỉ lệ 4/1.
Cát này cuối tuần qua, tôi và anh bạn đã đi tới một nơi gần nhà để hốt mang về (gần đây, mưa nhiều, nên các dòng suối chảy từ trên núi đổ về nơi thấp đã mang theo rất nhiều cát đá nhỏ (mà tôi thấy là cát + DG (decomposed granite)) , rất tốt cho chất trồng bonsai

Đây là cát được dùng bộ sàng kim loại để phân ra những hạt to nhỏ. Hạt to sẽ được dùng cho chậu bonsai lớn, hạt nhỏ cho chậu nhỏ và cho uơm hạt hay giâm cành.

DSC_1100

Chậu chứa peat moss (có màu đen) và cát màu nâu, tỉ lệ 1:4

DSC_1101

Cát và peat moss nhìn gần

DSC_1103

Sau khi trộn đều cát và peat moss. Để ý màu của hỗn hợp không khác với màu cát là mấy!

DSC_1104

Màu của các thân cây đã chuyển từ màu hồng sang tím hồng (lúc cây mới mọc, thân nó có màu xanh, sau khi lá nở ra, thân đổi sang màu hồng, một thời gian sau, thân đổi sang màu tím, đây là lúc thích hợp để “cắt thân”). Tại sao phải “cắt thân” cây con làm gì? Cắt thân, tức là cắt bỏ rễ chuột của nó, rễ mọc lại sau này từ mặt cắt thân, sẽ khuynh hướng mọc ngang, thay vì mọc đâm thẳng xuống như rễ chuột! Rễ mọc ngang là một trong những tính mà cây bonsai đẹp cần phải có vì nó tạo cho người xem cảm giác cây mọc vững chắc và già lão! Như vậy, “cắt thân” là một trong các bước quan trọng cho việc tạo cây bonsai từ hạt! Thầy Ota tôi nói là thay vì “cắt thân”, ta có thể chỉ cắt rễ chuột bỏ, còn giữ lại các rễ mọc ngang. Tôi thấy điều này có lý vì sẽ không làm giảm sự phát triển của cây là bao. Bây giờ xem tôi xử trí các cây này ra sao nha.

Dùng đầu một cây đũa để phụ moi các cây con lên. Tất cả 11 cây con tôi kéo lên ngày hôm nay, không cây nào thấy có rễ phụ mọc ngang cả! Chỉ toàn là rễ chuột (mọc thẳng xuống từ thân)! Như vậy, chắc chắn chỉ có thể “cắt thân” cho những cây này được thôi! Mỗi khi một cây bị lôi ra khỏi đất, tôi liền cho nó vào châu nước!
DSC_1105

Các cây chụp gần hơn. Toàn rễ chuột!

Lấy một cây ra, để lên thành chậu.

Lấy dao mổ để cắt ngang thân! Vùng cắt cách nơi mọc lá thông khoảng 2.5 cm.

Cắt xong một cây, bỏ cây đó trở lại vào chậu nước, và tiếp tục lấy cây khác ra để cắt thân, cứ thế làm cho đến hết 11 cây. Hình chụp sau khi hoàn tất “cắt thân” cho 11 cây.

Nhìn gần hơn

Sau đó, lấy từng cây một, nhúng mặt cắt vào rooting hormone bột, sau đó dùng đầu đũa tạo một đường hầm ở chất trồng (hỗn hợp chất trồng nói ở trên, trước đó đã được cho vào các chậu nhựa nhỏ, và tưới nước cho ướt sẵn) sâu khoảng 1 cm.

Rồi bỏ mỗi cây vào một hố —> dùng đũa để lấp chất trồng lại. Sau khi hoàn tất, dùng bình tưới hoa sen để tưới ướt tất cả các chậu trồng
DSC_1115

 

Nhìn gần một chậu

DSC_1112

Sau đó, bỏ tất cả các chậu vào nơi thoáng mát không có nắng trời trực tiếp. Sẽ cập nhật tình trạng của chúng sau này.
Bonhe

Hôm 8/11/2011 (cách đây 8 ngày), tôi phát hiện có một cây con bị ngã rạp ra, moi lên xem, thì thấy phần cuống gần sát đất có màu nâu và úng nước (dấu hiệu nhiễm nấm). Vội vàng dùng dao mỗ cắt ngang thân của nó phía trên nơi bị úng nâu (tức là cắt nơi phần thân trông còn lành lặn). Rồi cũng nhúng mặt cắt vào rooting hormone, và cắm cây vào một chậu chất trồng vớ đại trong vườn (hôm đó chưa có cát, nên kiếm được cái gì dùng cái đó).
Cây chụp hôm 13/11/2011, vẫn còn xanh tươi!

Cây chụp hôm nay 16/11/2011, vẫn còn xanh! Hi vọng tốt đẹp!

Bonhe

 

Cắt thân đúng là cần phải có môi trường thật thích hợp để làm điều này. Nó cũng giống như là giâm cành cho thông đen vậy thôi! Bởi thế, thử nghiệm cắt thân trên các cây thông đen, không cây nào sống sót nơi vùng tôi ở! Nếu cung cấp môi trường ẩm độ tốt, có lẽ sẽ thành công! Chính vì điều này, tôi chỉ cắt rễ cọc cho chúng khi sang chậu lần đầu tiên! Khi cắt rễ cọc, tôi cắt sát tới gốc thân nhất nếu điều kiện cho phép (tức là các rễ phụ mọc ra ở ngay phía trên nơi định cắt rễ cọc).

[QUOTE=cedric;199907] (mình cũng giống như U.ha, chưa thành công lần nào với kiểu cắt thân này). Lý do là một số loài như thông đen, thích (maple) trồng bằng hạt trong chậu sẽ bị một nhược điểm là đoạn nối giữa gốc thân và cổ rễ bị móc nghéo lại, khi phát triển dinh dưỡng sẽ dồn ứ lại và làm phù lên rất xấu, trong khi thân trên do bị hạn chế nên phát triển chậm
Hoàn toàn đồng ý về hiện tượng này. Nhưng lý do tại sao lại có hiện tượng trên lại là chuyện khác Cedric à! Để ý chữ tôi đã tô đậm phía phần trả lời của Cedric.

Để khắc phục người Nhật đã nghĩ ra cách cắt thân giâm để loại bỏ nhược điểm này,
Nói tiếp phần trên. Không phải cắt thân là sẽ loại bỏ được hiện tượng nói ở trên! Cắt thân là gì? Là chỉ loại bỏ rễ cọc (chuột), từ đó làm cho các rễ phát triển ngang mạnh hơn, và chính những rễ ngang này là cái mà người chơi bonsai muốn! Nếu một cây đã được cắt thân, sau đó trồng vào một chậu tương đối nhỏ, với sự phát triển của rễ, dần dần rễ sẽ chiếm đầy mặt chậu, lúc đó, rễ sẽ hoặc là đi xuống, hoặc sẽ đi ngược lại theo các hướng khác nhau; và lúc này là lúc mà rễ sẽ đan chồng chéo lên nhau. Một số rễ sẽ đi sát gốc thân Để lâu ngày, các rễ này sẽ dính với nhau cũng như sẽ dính với thân tại gốc —–> tạo ra hiện tượng phình ra nơi này! Nếu các bạn đi vào các vườn cây bán nhiều thông đen đại trà (mà chủ vườn đã không để ý chăm sóc rễ khi cây còn nhỏ, sẽ thấy rất nhiều hiện tượng này!).
Tôi lấy thí dụ 2 cây thông đen Đại Hàn trong vườn nhà:
Một vài rễ chạy lộn xộn, một gần gốc thân, nếu để lâu ngày, rễ này sẽ hàn dính với nhau —-> sẽ thấy phình ra nơi này!

Một rễ chạy sát với gốc thân (mũi tên vàng chỉ vào rễ). Mũi tên cam cho thấy, tương lai cây sẽ bị phình ra nơi này!

Còn về nhận xét thông đen có phát triển tốt ở vùng nhiệt đới như Việt Nam hay không, theo mình thì thông đen chắc chắn phát triển tốt vì một năm 2 chu kỳ phát chồi so với vùng ôn đới chỉ có một. Phát triển nhanh lớn hơn hay không thì phải đời thời gian trả lời, nhưng với lợi thế phát chồi nhiều trong năm, theo mình rất có khả năng có thể rút ngắn thời gian cho cây thông đen ở Việt Nam.
Như đã bàn với U.ha, tôi hi vọng là với các cây thông đen trồng từ hạt tại vùng nhiệt đới, cây nào yếu sẽ bị loại bỏ ngay từ lúc đâu (đào thải tự nhiên), các cây sống khỏe, sẽ hi vọng là vẫn sẽ khỏe trong nhiều năm tới! Như U.ha nói, tôi hi vọng là sau này, khi bất cứ ai sống ở miền lạnh, muốn tìm hiểu thông đen sống ra sao ở xứ nóng, sẽ phải tìm đến HLK để biết thông tin! Tôi tin các bạn sẽ thành công!

[QUOTE=u.ha;199915] Một điển hình rõ rệt là những cây thông trắng của anh Bonhe chết dần (canh lìa cây – dieback) còn trên em thì mỗi năm phải bỏ tủ lạnh,
Tôi hồi đó mua một cây thông trắng duy nhất với mục đích thử nghiệm vì biết là nó không chịu vùng nóng khô! Cây đó sau 2 năm, (mặc dù hoàn toàn không đụng chạm gì tới nó ngoại trừ tưới nước, bón phân) đã chết khô! Hồi trước, tôi cũng có một cây mugo, cũng chung một số phận! Nhưng với các bạn tại VN lại khác, vì các bạn trồng cây từ hạt, có thời gian để cho cây thích nghi với miền khí hậu mới!

[COLOR=”#0000FF”] Cái quạt lúc đầu là vẫn đề, nhưng giờ thì đã biết cách chế cái quạt chạy bằng nâm châm khoảng $10[/COLORe62
Cám ơn U.ha cho biết cái này!
Mai sẽ viết tiếp!
Bonhe

 

Nhân tiện bài này em xin ý kiến hướng dẫn của 2 anh Bonh và anh U.Ha về việc lựa chọn thời điểm nào thích hợp để mình có thể tỉa và sắp lại rễ cho cây thông đen khi còn nhỏ từ 1 đến 3 tuổi hay hơn thế
Thời điểm tốt nhất để sửa sang bộ rễ, dĩ nhiên là cùng lúc khi thay đất sang chậu cho cây! Lúc đó, có thể tiến hành sửa lại bộ rễ mà bình thường không nhìn thấy khi cây nằm trong chậu.
Còn đối với những rễ xấu nằm trên mặt chậu, mà chưa đến thời điểm để thay đất, có thể tiến hành cắt bỏ rễ này bất cứ lúc nào!

Cách làm như sau: dung kềm để cắt rễ xấu sát với phần gốc than (nếu rễ lớn quá, cần phải dung kềm cắt rễ (root cutter) hay kềm cạp lõm (concave cutter). Sau đó, dung kẹp nắm vào đầu rễ xấu, và kéo nó ra khỏi chất trồng. Kéo được tới đâu thì kéo. Sau đó, dung kéo cắt bỏ rễ xấu ngay sát với mặt đất (tay kia vẫn giữ đầu rễ để kéo lên). Phần rễ còn nằm lại trong đất, sẽ chết, và sẽ được lấy đi trong lần thay đất tới, nếu nó còn (có thể nó sẽ bị phân hủy thành mùn ở lần thay đất tới rồi)
Hình dưới cho thấy nơi mũi tên đỏ là nơi mà sẽ cắt bỏ rễ xấu!

To U.Ha: nếu được, nhờ bạn lập một chủ đề về cách săn sóc bộ rễ trong quá trình thay đất cho cây nha! Cám ơn bạn trước nhé!

Bonhe

Nói về tình trạng ngủ của cây, có 2 loại như U.Ha có đề cập: ngủ hè, và ngủ đông!
*Khi cây chuyển qua trạng thái ngủ, tức là sự chuyển hóa của cây hoàn toàn ngừng lại (với cây rụng lá) hoặc chậm hẳn lại (với cây không rụng lá).
*Tại sao cây cần ngủ? Vì ngủ là điều kiện cần thiết để cây có thể vượt qua được giai đoạn stress (quá nóng hay quá lạnh).
*Khi nào cây chuyển vào trạng thái ngủ? khi ngày ngắn lại (tức là đêm dài hơn, tức là it ánh nắng mặt trời hơn), và/hoặc là nhiệt độ môi trường quá nóng (trên 100 độ F) hay lạnh nhiều (dưới 40-50 độ F = 5 -10 độ C). Tác động môi trường này sẽ ảnh hưởng đến sự phân chia tế bào của meristem ở các chồi và nhánh cây. Điều này sẽ làm cho các chồi không phát triển, và đó là trạng thái tĩnh của cây (ngủ). Chồi phát triển được điều khiển bởi các chất đặc biệt nằm ngay trong chồi.

Sở dĩ tôi phải nói dài dòng văn tự như vậy để cho thấy là nếu muốn làm cho cây qua trạng thái ngủ, U.Ha cần cho thổi quạt vào hệ lá, và cành chứ không phải thổi vào gốc cây! Nhưng nếu bạn thấy thổi vào gốc cây cũng tốt, thì cứ thế mà làm, nhưng không phải là làm mát chất trồng, thì cây sẽ ngừng phát triển! Trong tự nhiên, khi nhiệt độ không khí xuống thấp 40-50 độ F trong nhiều ngày, thì cây đã chuyển sang trạng thái ngủ đông (mặc dù lúc đó nhiệt độ trong long đất vẫn cao trên 50 độ F và lúc đó hệ rễ vẫn làm việc không ngừng nghỉ)

Hi vọng Có thể là lý tưởng để trồng như vậy , nhưng trước mắt hi vọng có thể là nguồn nguyên liệu cho sau này . Đúng như câu hỏi của anh nói , thật sự anh em ở VN cũng chưa mấy ai nắm được khả năng phát triển của nó ra sao sau 10 năm nữa vì hiện tại số người có cây lớn ( đa số là nguồn nhập về từ Đài Loan , Nhật và các nước khác ) chỉ đếm trên đầu ngón tay và những người này cũng khó có thể tiếp xúc được với họ vì đa phần VN để có khả năng chơi những cây như thế chỉ có đại gia , mà đã là đại gia thì khó lòng mà tiếp xúc được .
hi hi, Trung và các bạn rang nắm vững phương pháp cắt tỉa huần luyện cho thong đen, thì lo gì sau này các đại gia này sẽ phải nhờ đến các bạn để chăm sóc cây dùm! 😉 Để kể một câu chuyện: Bên này, tôi biết có 1 ông bs VN lắm tiền và thích chơi bonsai. Ông ấy dám bỏ ra $15000 để mua một cây California juniper từ ông Harry Hirao (ông ta không phải mua một cây, mà mua tơí vài cây lận!!), nhưng ông này không biết làm cây. Mỗi năm, ông ấy lại đưa cây tới một master để chăm sóc, tỉa cây! Dĩ nhiên , phải trả tiền công!

Theo anh nói thì khi cắt thân như vậy lại cần độ ẩm cao và có gió ! Em khá thắc mắc chỗ này , độ ẩm thì có thể hiểu được vì giúp có nhiều hơi nước trong không khí , còn nhiều gió thì em thấy lạ vì không biết nếu có nhiều gió thì có làm nhanh khô cây và độ ẩm giảm do gió không hay ngược lại vậy anh ??
Tại sao lại cần gió ở trong phòng ươm ẩm uớt?
Gió ở đây thật là cần thiết! Lý do: gió làm cho môi trường của phòng ươm sẽ có không khí luân chuyển lien tục, và chính nhờ sự luân chuyển không khí này, mà làm cho cành ươm, hay cây tháp ghép, không bị nhiễm nấm bệnh! Các bạn có biết nấm rất thích môi trường ẩm ướt để nó phát triển? Ẩm uớt chưa là điều kiện đủ để nấm phát triển, mà nó cần sự ứ đọng của không khí nữa!! Nói về sự tắc đọng, trì trệ của bất cứ dòng chuyển nào, cũng đêù dẫn đến tình trạng bệnh lý! Trong đông y, có câu : “thông tắc bất thống; thống tắc bất thông”! Tức là: “nếu mọi sự thông suốt, thì sẽ không bị đau; ngược lại, nếu bị đau, tức là không có sự thông suốt”! Như trong ổ áp xe chẳng hạn, hay chứng tắc ruột!
Trong nhà kính (green house), có quạt để luân chuyển không khí, đồng thời có quạt hút hơi ra ngoài (vận hành ngắt quãng)
Bonhe