Thứ Tư , 22 Tháng Một 2025
Mới nhất

Luận bàn trao đổi về cây Tùng

Tác giả Hà Uẩn

UanHa

Tùng có nhiều chủng loại; loại ra lá kim, lá vẩy và cũng có loại ra cả vẩy lẫn kim chẳng hạn như San Jose juniper … vv.

Loại ra rá vẩy mà có lá kim là do cây bị yếu, và ngược lại lá kim ra vẩy thì cũng nguyên do này.

Tuy nhiên trong kỹ thuật, nếu bá đạo thì có thể ép cây lá vẩy ra lá kim đặng dầy tàn. Chẳng hạn như cây Cali khối kẻ sợ ra lá kim vì phải tốn 3 năm mới đổi được lá vảy tuy nhiên nếu để lá vảy thì nhánh lâu mập nên rành kỹ thuật ép cho ra lá kim vì chồi lá kim vươn dài mau mập. Nhưng đây là kỹ thuật rất mạo hiểm, nếu không rành đừng nên áp dụng.

Chẳng hạn như ông Kimura đã ép cây duyên tùng (shimpaku) ra lá kim để có nhánh tạo chồi. (Sách “the art of Kimura”.

Td Karl

Ô cái vụ ép vảy ra kim để có nhánh tạo chồi là thế nào hả anh? Em cứ nghĩ là non của cây lá vảy sẽ có tình trạng ra kim là chuyện bình thường.

UanHa

Lá non khác với lá kim. Khi còn non chồi nhú ra mà quá mạnh thì nhìn đại khái có kim nhọn nhưng khi trưởng thành sẽ biến thành vẩy. Còn lá kim dó áp bức quá thì cho dù già đi vẫn là kim cho tới rụng.

Đây là hình lá non của cây Cali, khi trưởng thành nó sẽ là vẩy

1

Đây là một nhánh từ lá kim đã 2 tuổi, bạn xem nó lớn cỡ nào. Nếu ép đúng kỹ thuật (rất nguy hiểm) có thể màu dày tàn)

2

Còn đây là nhánh 1 tuổi từ lá vẩy, bạn xem nó chậm không

3

Xin nhắc nhở, kỹ thuật này rất mạo hiểm có thể mất cây nên mình gọi nó bá đạo. Bữa nào có dịp sẽ chia sẻ thêm

Mr.Duoc

Theo sự nghiên Cứu của trường Đại Học UCLA cây Bách Cali co đường kính 1″ là Từ 60 đến 80 năm tuổi Chúng ta cứ đo thân cây mà nhân Lên.
Dòng họ cây Bách có nhiều loại khác nhau :
Cây San Jose juniper, cây foemina juniper , procumben nana những loại kể trên có lá Kim những loại bách khác lá Bình thường nhưng những loại có lá Bình thường mà ra lá Kim thì có thể có 1 Trong 2 trường hợp Sau đây :
1- Cho Phân quá nhiều
2- Cây không đủ nắng

Thanh Pham

Thực tế ngoài bắc với chất trồng rất bí và cũng rất ít thay đất tỉa rễ cho cây, vì vậy cây nằm lâu trong chậu thường hệ rễ gần như kín đặc trong chậu, hệ rễ suy yếu nên cây bung kim, chứ không phải cây già bung kim còn cây non lá vảy.
Em cũng có hỏi một số bác lớn tuổi chơi cây có cây tùng cối khi thấy cây của họ toàn lá kim, họ cũng trả lời y như anh Duan Lee, và khi hỏi họ có hay thay đất không thì thường nói là cây lì chậu nhiều năm rồi, có thay chậu to đẹp hơn thì cũng đập chậu cũ cho vào chậu mới chứ không có tỉa rễ.
Đó là ý kiến của em, mong mọi người góp ý.

UanHa

Chắc các cụ ngoài Bắc thích cây mọc như vậy. Còn cây của chúng ta cần nó phát triển đặng mau có cây để làm thảnh thử dùng chất trồng thoáng và lâu rã.

Một vài nghi nhận của cá nhân mình; tùng bách rễ phát rất chậm nếu so với thông, rễ để mọc dài thì bud càng mạnh và chồi mập cứng ngỏng chóp lá nên (một số juniper lá rất nặng nên cần chồi mạnh cứng), không như thông càng nhiều rễ cám càng tốt. Vì thế khi sang chậu chỉ nên lấy đất cũ và dới hạn việc cắt rễ, đương nhiên rễ nhiều thì cũng cần cắt chút đỉnh. Đất cần thoáng nhưng nếu duy trì độ ẩm lâu cây sẽ phát mạnh. Không như thông cần phải có một thời kỳ ẩm rồi khô nhất định để nấm rễ phát triển.

Ngày xưa khi mới chơi cây Bách Cali, các tiền bối nói vì đặc tính cây mọc nơi khí hậu khắc nhiệt nên chỉ cần trồng sỏi và tưới tuần một hai lần. Thành thử cây của các cụ bứng về, chết phân nửa, còn phân nửa thì 5 năm sau mới đủ tàn để làm.

Nên nhớ, cắm cây đũa vô mà ướt thì là dư nước, đũa có chút ẩm là vẫn ẩm. Cắm đũa từ lỗ thoái nước đáy chậu một đốt ngón tay mà khô thì khô. Các bạn hãy cứ tập thử cách này, khi quen thì không cần đũa mà cảm nhận được.

Đồng ý rằng có nhiều ng không cần làm như vậy và cứ tưới theo thời khoá biểu nhưng cây họ vẫn sống vẫn bung chồi. Tuy nhiên anh A trồng cây tốt và mau lớn hơn chị B thì cũng chỉ khác nhau chút đỉnh trong kỹ thuật pha đất, vô chậu và tưới nước.

Td Karl

Cảm ơn anh Uha đã chia sẻ thêm những kiến thức thú vị. Đúng là em có cây Procumbens, em đặt chậu lên 1 cái xô, và thấy nó phát triển rất nhanh về đường kính thân và cành nhánh. Khi đạt kích cỡ mong muốn, em nhấc ra thay chậu mới thấy bộ rễ chui ra khỏi lỗ đáy dài như 1 búi và nằm trong xô nước mấy năm trời.
Từ khi em cắt rễ vào chậu nông thì chả thấy cây to nữa, chỉ ra chồi phát lá đều đều. Nghiệm lại thì đúng là nó cần rễ dài và ưa nước.

Tổng hợp từ Thành viên Hội lá Kim – Viet Nam Conifer Bonsai Club