Phuơng án nào tối ưu để đưa một cây từ rừng, hay sân nhà vào chậu bonsai?
hư đề nghị của bạn Gatre và Trung, tôi sẽ mở chủ đề này vì thấy nó thật cần thiết cho những ai có cơ hội làm điều này! Cũng như các chủ đề về bonsai căn bản trước đây, tôi sẽ cần nhiều ý kiến tham gia của các bạn để cho chủ đề hoàn chỉnh hơn, vì chỉ khi có các ý kiến đóng góp hay phản hồi, thì mới có điều kiện triển khai đề tài sâu hơn! Thế nha.
Lấy cây mọc ngoài hoang dã hay trong vườn nhà để huấn luyện thành bonsai là một cách đi tắt tới một tác phẩm hoàn hảo! So với, huấn luyện cây từ lúc uơm hạt cho tới lúc hoàn tất tác phẩm là cả một thời gian dài (có thể mất hơn vài chục năm!). Dù sao, mỗi hướng đi đều có điểm thuận lợi và bất lợi khác nhau. Có ai có thể cho biết thuận lợi hay bất lợi ở chỗ nào không?
Hoàn toàn đồng ý với Tuanlanyb. Chỉ nói thêm về khuyết điểm của việc đào cây từ nơi hoang dã về chơi là:
1. Sẽ phá hoại môi trường sống nếu người đi đào không cẩn thận tái tạo lại tình trạng nguyên thuỷ! Đây là vấn đề lớn mà mọi nơi, bất cứ nước nào cũng đã và đang gặp phải. Cây cối trên rừng núi giữ cho đất không bị xói mòn bởi nước chảy từ mưa, tuyết; cũng như là rào cản để hạn chế một lượng nước lớn di chuyển xuống nơi thấp cùng một lúc. Khi cây không còn nữa, nước sẽ tự do chảy từ cao xuống thấp —> lũ lụt là điều tất nhiên. Cũng có nhiều người cho rằng, nếu chỉ lấy đi một vài cây thì đâu có sao đâu! Nhưng nếu nhiều người mà làm như vậy, thì chắc sẽ có sao! Bởi thế, bên Mỹ, các khu vực thuộc rừng quốc gia, luật lệ rất nghiêm ngặt, ngay cả một hòn đá, cọng cỏ cũng không được lấy đi. Kiểm lâm mà bắt được, lần đầu bị cảnh cáo; tái phạm có thể sẽ bị phạt vạ tới $25000 hoặc là đi tù 5 năm! Vậy mà vẫn có nhiều người không sợ điều này, cứ lén đào cây thoải mái! Có thể họ không có gì để mất cả! Còn nếu đào cây ở đất tư nhân, thì cần phải xin phép chủ nhân. Dù sao, nhà nước Mỹ cũng có qui định về việc đào cây ở đất tư nhân (xứ tự do nhưng không phải cái gì cũng tự do! Tự do trong khuôn khổ). Thí dụ: cây oak, nếu mọc trong vườn nhà, nếu muốn lấy bỏ nó đi, phải xin phép chính phủ vì oak là một trong những loại cây trong nhóm bảo tồn của chính phủ Mỹ.
2. Có thể sẽ gặp những nguy hiểm khi đào cây nơi núi cao hiểm trở!
3. Cây từ hoang dã, thế thế nào thì như vậy rồi. Nếu người chơi bonsai tay non, nếu gặp cây không đẹp, thì muôn đời cũng sẽ không đẹp. Nhưng với những bậc thầy như ông Kimura, thì lại là chuyện khác. Cây không đẹp sẽ thành cây coi được hay đẹp!
Bonhe
Đồng ý với Phanthinh. Cháu có thể triển khai ra từng mục được không? Cám ơn.
Gatre
hất trí với ý kiến của các bác tuy nhiên em thấy chủ đề này quá lớn và rộng: vì mỗi loại cây có một đặc tính riêng cách trồng và chất trồng khác nhau, Ví dụ như với cây sanh đánh về có đến 99% sống, cắt cành 98% mọc mầm đúng chỗ mình cần,
hơn nữa còn có những quan điểm khác nhau về cách chơi. chơi cây huấn luyện từ bé hay cây khai thác.
– Đơn giản như ở vùng em: đối với dòng cây sanh ít người chơi cây khai thác dù dáng có đẹp bao nhiêu, nhưng khi khai thác thì bệ rễ đánh từ trên núi về sẽ phải chặt bớt chính vì vậy sau này cây sẽ già hơn hệ rễ (chơi cây sanh người ta thường chơi : bệ rễ, rễ nổi, thân già, cành chi co quái) như vậy cây khai thác sẽ khó có điều kiện thứ nhất và chỉ có 2 tiêu chí sau thôi. (gốc trẻ hơn thân không ai chơi)
Với em thông thì lại không yêu cầu về hệ rễ nổi lắm lên có thể chơi cây khai thác.
Sẽ phá hoại môi trường sống nếu người đi đào không cẩn thận tái tạo lại tình trạng nguyên thuỷ! Đây là vấn đề lớn mà mọi nơi, bất cứ nước nào cũng đã và đang gặp phải. Cây cối trên rừng núi giữ cho đất không bị xói mòn bởi nước chảy từ mưa, tuyết; cũng như là rào cản để hạn chế một lượng nước lớn di chuyển xuống nơi thấp cùng một lúc. Khi cây không còn nữa, nước sẽ tự do chảy từ cao xuống thấp —> lũ lụt là điều tất nhiên.
cái này em hoàn toàn nhất trí. Em thấy một số 4r một số người cứ bấn hết cả nên bàn cây sanh tự nhiên trong rừng sâu ôm đá hàng chục tấn, và già hàng trăm tuổi, thế mà cứ nhăm nhe đòi đánh về làm sở hữu riêng mình. đúng là phá hoại môi trường cảnh quan.
Tuy nhiên ngoại lệ với em. Những cây khác em không khai thác nhưng riêng em thì cây thông em khai thác vô tư. Bởi vùng địa phuơng của em , người ta được giao khoán rừng trồng thông nhựa khai thác lấy nhựa. những cây thông mã vĩ hoặc cây cong queo không thể khai thác nhựa được thì họ chặt đi đốt làm than củi ,: như vậy có phải phí không, Mình khai thác không có ai cấm và kiểm lâm cũng cho phép.
Cảm ơn chú đã lập ra chủ đề này. Đây có lẽ là điều mà ACE rất cần. Bứng cây từ tự nhiên về thì chết là đương nhiên, Vấn đề là làm thế nào để hạn chế bớt đi mà thôi. Theo cháu thì có thể sẽ giải quyết lần lượt vấn đề như thế này :
1. Cây dự định đào đang trong tình trạng như thế nào?
Chủng loại, cây khỏe hay yếu, đang mùa nghỉ hay mùa phát triển, cây đã già hay còn non……
2. Kỹ thuật bứng cây?
Mùa bứng cây, bứng thời điểm nào trong ngày, thời tiết lúc bứng, cắt lá? cắt rễ? Thao tác có nhanh không, dụng cụ có đủ sắc ngọt? có dán keo không? Vỡ bầu không?
3. Nuôi trồng sau bứng?
Chất trồng sau bứng, từ lúc bứng đem về trồng có nhanh không, vi khí hậu tại nơi để cây ra sao….
Đồng ý với Phanthinh. Cháu có thể triển khai ra từng mục được không? Cám ơn.
Bonhe
Em xin phép được tiên phong tác riêng một mục “Kỹ thuật nuôi trồng Thông rừng sau bứng: thay đất, nuôi chi dăm, uốn cành”
Để mong các bác chỉ giáo thêm cho anh em mới vào nghề
hanthinh nghĩ nên tổng quát, từ từ chẻ ý nhỏ sẽ dể hình dung hơn.
Về tình trạng của cây khi bứng:
Chủng loại: Sung, si, sanh, cừa, sộp thì bứng vô tư, mùa nào cũng được; ngược lại, cây lá kim thì khó hơn nhiều.
Tình trạng cây khỏe hay yếu: đương nhiên là phải khỏe rồi, cây đang ốm yếu mà bứng thì chẳng khác nào bức tử nó. Tuy nhiên, thế nào là cây khỏe thì phải xem xét cẩn thận cho từng loài. Chẳng hạn như cây Sa Tùng, Phanthinh thường bứng vào mùa hè, khi đó lá cây vàng úa, thân khô quắp nhưng vẫn là cây khỏe. Phanthinh thường căn cứ vào mạch dẩn nhựa, tình trạng rễ để xem cây có khỏe không chứ ít khi để ý đến dấu hiệu khác. Các mạch dẩn nhựa này phải căng, không bị tong teo khô quắt đi là được.
Mùa nghỉ hay mùa cây sinh trưởng : cây cối ở nước ta đa phần chẳng có mùa nghỉ, cây sinh trưởng quanh năm: nên mùa thường không được để ý mấy. Chính vì vậy mà khi tiếp xúc với cây lá kim hay những cây xứ lạnh như đỗ quyên thì lúng túng. Vậy thì nên bứng mùa nghỉ hay mùa sinh trưởng phải cần chú bonhe tư vấn rồi. Tuy nhiên, có quy tắc chung là tuyệt đối không bứng cây khi cây đang phát lộc.
Nhất trí với ý kiến của các bác tuy nhiên em thấy chủ đề này quá lớn và rộng: vì mỗi loại cây có một đặc tính riêng cách trồng và chất trồng khác nhau, Ví dụ như với cây sanh đánh về có đến 99% sống, cắt cành 98% mọc mầm đúng chỗ mình cần,
Ở đây, tôi sẽ chỉ nói về nguyên tắc thôi, chứ không đi vào từng chủng loại cây một. Vì theo tôi nghĩ, khi nắm được các nguyên tắc căn bản, thì tới đâu cũng tới được cả! Cái nguyên lý này luôn luôn đúng cho mọi ngành nghề.
hơn nữa còn có những quan điểm khác nhau về cách chơi. chơi cây huấn luyện từ bé hay cây khai thác.
À cái này hay đây. Sắp tới, tôi sẽ viết một chủ đề về vụ này! Cám ơn ý tưởng của bạn.
[QUOTE=phanthinh;79187] Sung, si, sanh, cừa, sộp thì bứng vô tư, mùa nào cũng được; ngược lại, cây lá kim thì khó hơn nhiều.
Đúng như vậy đó Phanthinh. Nói chung cây lá kim hơi khó chịu hơn cây lá rộng và cây cho hoa, trái. Dù sao, cây lá kim có thời gian sống kéo dài hơn!
Vậy thì nên bứng mùa nghỉ hay mùa sinh trưởng phải cần chú bonhe tư vấn rồi. Tuy nhiên, có quy tắc chung là tuyệt đối không bứng cây khi cây đang phát lộc.
Ở đây, sẽ tuỳ chủng loại cây mà tiến hành bứng ở các mùa khác nhau. Thí dụ: cây California juniper, mọc ở vùng núi cao, khô hạn vào mùa xuân, hè, do vậy, hệ rễ của nó sẽ không phát triển vào các mùa này —> cây lấy nước chủ yếu qua hệ lá. Khi mùa thu, đông, bắt đầu mưa nhiều —-> hệ rễ sẽ phát triển mạnh trở lại, và đây là lúc mà bứng cây về thích hợp nhất!
Bonhe