Thứ Bảy , 21 Tháng Mười Hai 2024
Mới nhất

Dụng cụ cần cho bonsai

Tác giả Tuấn Hoàng

26/11/2010

Theo lời yêu cầu của Cedric, tôi sẽ lập chủ đề này với hi vọng là sẽ giúp ACE lựa chọn được dụng cụ thích hợp cho mình.

Đây là các loại kìm kéo mà tôi đang có. Hồi mới tập tễnh thích bonsai, tôi đã xem sách và mua theo những gì được nói trong sách. Cho tới giờ này, tôi mới nhận ra là một số dụng cụ chưa bao giờ được xài!

0000

Kéo này được xử dụng nhiều nhất để cắt tỉa những nhánh nhỏ dưới 0.3cm, và tôi dùng nó để cắt tất cả những thứ không cần thiết cho cây.

Cedric

Chào anh Bonhe, cho em hỏi, với người đang tập chơi bonsai thì những dụng cụ nào là cần phải có? Dĩ nhiên kéo cắt tỉa lá thì không thể thiếu rồi.Lúc trước xài hàng của VN thấy mau bị gỉ sét mà lại mau cùn nữa! Vừa rồi bà xã đi chợ mua cho cây kéo của TQ xài thấy được lắm mà giá lại rẻ nữa!

Cắt cành thì cứ xài kềm cắt tỉa cây cảnh,xài loại này thì để lại mặt cắt lớn, khi lành thẹo nhìn thân không đẹp tự nhiên bắng loại kềm cạp lõm (convaced cutter).Ra tiệm hỏi mua thì họ nói loại này nên xài hàng Nhật (không biết hiệu gì, chỉ thấy trên bao bì có ghi là made in Japan kích thước 210mm) giá 1 triệu 300, hàng TQ thì họ không có, còn hàng VN (giá khoảng 400 ngàn) thì họ khuyên không nên xài vì chỉ cạp vài lần là lưỡi bị lệch (chắc tại thép!) Đúng là tiền nào của đó! Anh Bonhe chia sẻ thêm kinh nghiệm sử dụng nha!Cám ơn anh đã mở chủ đề này!

Lúc trước xài hàng của VN thấy mau bị gỉ sét mà lại mau cùn nữa! Vừa rồi bà xã đi chợ mua cho cây kéo của TQ xài thấy được lắm mà giá lại rẻ nữa![/COLOR]

Nếu rỉ sét thì nên dùng nhớt xe bôi lên trên mặt dụng cụ sau khi xài (dùng miếng vải tẩm nhớt, rồi lau dụng cụ), vì tôi nghĩ tại VN khí hậu quá ẩm ướt, do đó dễ bị rỉ sét. Hàng Nhật cũng dễ bị rỉ sét nếu bảo quản không đúng cách (nếu dùng loại stainless steel thì là chuyện khác).
Mau cùn, thì chịu khó mài nó lại để dùng tiếp! Tiện đây nói luôn, Thầy Ota của tôi đã chỉ tôi cách mài dụng cụ. Ông đã trên 80, nên kinh nghiệm mài cũng không phải là ít. Khi nào, sẽ ráng post một chủ đề về phương pháp mài, vì thấy rất là cần thiết! Không những để dành được tiền, mà còn làm tăng tính tự tin nữa!

bắng loại kềm cạp lõm (convaced cutter).Ra tiệm hỏi mua thì họ nói loại này nên xài hàng Nhật (không biết hiệu gì, chỉ thấy trên bao bì có ghi là made in Japan kích thước 210mm) giá 1 triệu 300, hàng TQ thì họ không có, còn hàng VN (giá khoảng 400 ngàn) thì họ khuyên không nên xài vì chỉ cạp vài lần là lưỡi bị lệch (chắc tại thép!) Đúng là tiền nào của đó!
Hàng Nhật có nhiều loại, không biết hiệu gì mà họ bán mắc thế!
Đúng là concave branch cutter, rất hay gặp vấn đề lưỡi bị lệch! Lý do: chất lượng sản phẩm không tốt hoặc là người dùng dùng không đúng cách, vài lần thì không sao, nhưng nhiều lần thì có sao 🙁 Khi dùng loại kìm này, trong khi tiến hành cắt, phải giữ vững tại một vị trí, chứ đừng có vừa cắt vừa vặn là hỏng! Nếu chỉ trên thực tế thì sẽ dễ hiểu hơn là viết trên đây! Tiền nào của đó chỉ đúng khi nào người dùng biết dùng cho đúng cách thôi, còn nếu đồ mắc tiền, mà không xài đúng, thì cũng gặp vấn đề như thường!

Cái kéo Tàu mà bạn đang xài đó, các chợ VN bên này, tôi thấy bán đầy. Có lần thấy cũng hay, định mua xài thử, nhưng khi thử thì thấy nó vận hành không trơn láng như đồ xài cho bonsai, nên thôi không mua. Tôi nghĩ, nếu bạn dùng nó, sẽ mau bị mỏi tay đó; mà khi tay đã mỏi, thì thao tác sẽ không còn chính xác nữa! Dù sao, giá nó rẻ hơn nhiều so với kéo cho bonsai! Liệu cơm gắp mắm vậy!

 

Kéo này chưa từng được xử dụng từ khi tôi có nó :no:. Lý do: tay cầm quá to, và bản kéo thô! Tuần trước, tôi có nói chuyện với Thầy tôi. Ông nói đây là kéo dùng cho garden work nhiều hơn, tức là dùng để cắt tỉa các nhánh hoa, hay gì gì đó, chứ không cho bonsai!

Kìm này gọi là Root Cutter, tức là kìm cắt rễ cây. Dù sao, tôi cũng dùng kìm này để tách gỗ chết trong việc tạo shari hay là để tách rời phần live vein (phần mạch gỗ sống nuôi cây) với phần gỗ chết —-> quấn dây lạt, dây kim loại trong kĩ thuật bẻ uốn những cành thân quá to đến nỗi không thể dùng kĩ thuật cắt V được!

Mặt cắt của nó

Spherical Knob Cutter, kìm này dùng để cạp phần gỗ còn dư sau khi đã cắt một cành nào đó, sao cho phần gỗ dư này không nhô lên nhiều, tạo thuận lợi cho mặt cắt liền sẹo (làm cho mặt cắt bằng phẳng là đủ rồi, không nhô mà cũng không lõm)

Mặt cắt của nó

Kìm này cũng rất cần cho người chơi bonsai đây! Em thấy có loại kìm đầu lưỡi bằng phẳng (nằm ngang chứ không cong) dùng để bổ thân to trước khi uốn dây, vậy kìm cắt rễ này cũng thay thế cho loại đó được phải không anh?
Loại kìm Cedric nói, chắc là Trunk Splitter. Tôi không mua kìm này vì dùng Root Cutter thì có thể xử dụng cả 2 chức năng: cắt rễ, và tách thân.

Tai sao mình không sử dụng kìm cạp lõm (convaced cutter) để cạp, khi đó vết cắt sẽ lõm và tiết diện mặt cắt nhỏ, khi lành sẹo sẽ đẹp hơn chứ anh?!
Concave cutter được làm ra không phải cho mục đích mà bạn nói. Nó chỉ dùng để cắt cành cho đến một mức gần sát thân. Nếu dùng như bạn nói, sẽ có khả năng chạm phải những phần không cần cắt! Loại kìm này của Masakuni, cắt rất là ngọt, cắt mà không để lại dấu vết, khi người cắt nhận ra hậu quả, thì đã quá muộn. Nếu bạn khéo tay, thì có thể xử dụng concave cutter như vậy! Tôi thì rất thường dùng concave cutter hơn là dùng sphetical knob cutter.

Nếu vậy mình chỉ cần loại kéo cắt cành (thường hay để cắt tỉa cây cảnh), sau đó dùng kìm cắt rễ ( sphetical knob cutter) để cắt sát phần gốc là được rồi ? Nhưng như vậy thì mặt cắt cũng bằng phẳng giống như sử dụng kéo cắt cành thông thường và kìm cạp lõm (convaced cutter) đối với người tập sự thì không cần thiết bằng kìm cắt rễ phải không anh?
Spherical knob cutter không gọi là Root cutter (cắt rễ). Không biết ý bạn đang nói là cho spherical knob cutter hay cho root cutter. Tôi đoán là bạn đang nói về spherical knob cutter? Bây giờ bàn về lời bạn đề nghị nha. Dùng loại kéo cắt cành bình thường trước: dùng cho một số cành nhánh nhỏ dưới 3 mm thì được, chứ nếu lớn hơn 3mm thì coi chừng sẽ bị mẻ, gãy hay lệch tâm của lưỡi kéo! Đó là chưa kể nếu dùng lâu dài, có thể mắc chứng viêm gân(tendonitis), viêm bao hoạt dịch (bursitis) do lực tác động của kéo vào bàn và ngón tay (dùng kéo để cắt với lực lớn). Do vậy, đối với cành nhánh lớn hơn 3mm. thì phải dùng branch cutter thôi (tức là concave branch cutter đó). Bạn để ý tên thông thường tiếng Mỹ của các dụng cụ, là biết mục đích chính của các dụng cụ là gì ha. Vậy có thể dùng spherical knob cutter để cắt cành nhánh được không? Được, nhưng rất hạn chế, và tốn thời gian, vì nó không được làm ra cho mục đích này. Nói tóm lại, bắt buộc phải có concave branch cutter và có thể là spherical knob cutter cho mục đích cắt một cành cây. Như tôi đã trả lời, nếu bạn khéo tay, thì có thể chỉ cần concave branch cutter là đủ cho việc cắt cành, nhưng coi chừng có khi sẽ bị mẻ đầu của kìm khi phải thao tác trong một diện tích quá hẹp, bao quanh bởi các cành hay nhánh quan trọng —> muốn bảo vệ nhũng chi tiết này, thì phải dùng đầu lưỡi kìm để lấy đi phần gỗ thừa. Nếu gặp cành hơi to cứng, rất có khả năng sẽ bị gẫy đầu lưỡi kìm, hoặc là làm lệch tâm của lưỡi —> coi như vất đi. Đây là kinh nghiệm xương máu. Tôi sẽ bỏ hình lên đây cho bạn xem sau.

Vừa rồi em ra tiệm quen (đây là cửa hàng chuyên bán vật dụng bonsai, cây cảnh), họ có bán đầy đủ nhưng cũng không biết cách sử dụng mỗi loại dụng cụ như thế nào?!:rolleyes: Em nghĩ bỏ ra tiền triệu để mua 1 cây phôi (cây nguyên liệu) ưng ý để tập chơi thì không hề lăn tăn suy nghĩ, nhưng để mua 1 cây kìm chuyên dụng mà lại không biết sử dụng thì …:sad
Bây giờ bạn nghĩ lại như vầy nha. Nếu bạn có cây tiền triệu, mà dùng dụng cụ không tốt, hoặc không đúng cách, thì khả năng sai sót là cao! Lúc đó lại hối tiếc là phải chi như vầy như nọ!! Mua được một dụng cụ ưng ý, thì có thể xài từ đời này qua đời nọ mà không bị vấn đề nếu xử dụng đúng cách! Đúng là bonsai là môn chơi tốn tiền (hồi xưa, chỉ có người nhà giàu mới chơi môn này được thôi), nhưng nếu biết và thông hiểu các nguyên tắc căn bản của nó, thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn nhiều, vừa tiết kiệm công sức, cũng như tiền bạc nữa. Bởi vây, tôi mới viết chủ đề này với hi vọng là mọi người có thể vui thích với bonsai mà vẫn không bị hao tiền nhiều . Bonhe

Concave Branch Cutter, kìm cắt cành:

Sự tai hại của xử dụng không cẩn thận

Đây là concave branch cutter xịn nhất thế giới: Masakuni.

Lưỡi cắt phải bằng mặt

Còn đây là Wire Cutter, kìm cắt dây kim loại.

Muốn quấn dây kim loại cỡ lớn, thì phải có kìm này: Wire Pliers, nếu muốn tốt, thì phải có 2 kìm này: một để giữ dây, một để quấn dây (thao tác cùng một lúc). Nếu chỉ có một kìm, khả năng dây sẽ không chặt, hoặc là nhánh cây sẽ bị gẫy hay tổn thương do sự di chuyển của dây trong lúc quấn dây

Tới thời điểm này, tôi đã nói qua về các dụng cụ được chụp ở hình 1. Trong hình đó, tôi đánh dấu từ 1- 7, trong đó số 1,3,5,6 và 7 là dụng cụ mà tôi dùng thường xuyên. Tôi nghĩ đây là những dụng cụ căn bản mà một người chơi bonsai phải có. Nói đúng ra, dụng cụ 7, tôi ít xài vì tôi thường dùng concave branch cutters (6) cho mục đích của dụng cụ 7 luôn (vì lười, không muốn tốn thời gian để đổi dụng cụ đó mà dapdau). Kéo (2) tôi không bao giờ dùng như đã trình bày.

Còn đây là một kéo cắt tự nhả, tiếng Mỹ gọi là Shears, một kéo đa dụng, có thể cắt các cành nhánh đường kính dưới 0.5 cm dễ dàng. Thầy tôi còn dùng nó để cắt cả dây nhôm!! Trong túi Thầy tôi, lúc nào cũng có dụng cụ này: vừa cắt cành cho bonsai, vừa cắt cành cho các cây trong vườn! huytsao:

Cần phải có 2 nhíp (tweezers):
– đầu thẳng: dùng để lấy lá cũ rụng dưới đất, hay còn nằm trên cành nhánh
-đầu gập góc: dùng để nhổ lá thông hay để lấy côn trùng, sâu bọ.

Ai có người quen làm trong khu tiệt trùng dụng cụ cho phòng mổ, có thể xin những nhíp phế thải về mà dùng. Toàn đồ xịn “made in Germany” không!

Đây là kéo cắt lá, Leaf cutter: dùng để cắt lá nhỏ lại, hay cắt lá thông, rất tiện. Có thể dùng kéo cắt chỉ cho mục đích này (ai làm nghề may vá, chắc là biết kéo này) với giá rẻ hơn gấp nhiều lần.

Ngoài ra, một dụng cụ không thể thiếu! Dùng để quan sát các mầm chồi, các vấn đề ảnh hưởng tới lá, v.v….

Các dụng cụ nói trên tôi nghĩ một người chơi bonsai căn bản nhất thiết phải có, cùng với các kích cỡ dây nhôm hay đồng khác nhau! Khi đã rành rọt, lúc đó sẽ cần tới các dụng cụ để cắt gỗ, carving, chiết, ghép cành, v.v…

hững dụng cụ tôi giới thiệu trên là dành cho người mới nhập môn chơi này. Bây giờ, tôi sẽ bổ xung thêm một số dụng cụ, mà ai thật thích môn này hẵn mua, kẻo không tốn tiền!

Đầu tiên, đây là bộ dụng cụ làm bởi nhà sản xuất nổi tiếng trong thế giới bonsai: Masakuni. Sở dĩ Masakuni nổi tiếng, là vì nó sản xuất dụng cụ rất chuẩn xác, với chất lượng rất cao. Công ty này, chuyên sản xuất dụng cụ cho ngành y khoa, và họ đã xử dụng cùng nguyên tắc chế tạo, bởi vậy dụng cụ rất chuẩn mực.

Đây là một bộ được chế tạo từ hồi thế chiến thứ 2!!

Còn đây là bộ mới hơn, giống như stainless steel! Bộ này rất thích hợp cho các cây bonsai loại nhỏ, vì dụng cụ nhỏ nhắn, xinh xinh

000
Tôi sẽ tạm dứt bài viết tại đây.
Bonhe