Thứ Hai , 25 Tháng Mười Một 2024
Mới nhất

CÂY LÁ KIM VIỆT NAM – Bài 3

Tác giả Ho Trung

Bao gồm 4  bài ( thông báo anh em tiện theo dõi ). bài 3/4

Tài liệu thuộc công ty Giống Lâm Nghiệp Trung ương của Nguyễn Đức Tố Lưu , Philip Ian Thomas , được xuất bản năm 2004 của nhà xuất bản thế giới .

Du sam (Keteleeria evelyniana Masters)

Tên đồng nghĩa : K. roulettii Flous
Tên khác : Ngô tùng (Việt Nam)

Keteleeria evelyniana Masters
Loài này rất gần với loài Keteleeria davidiana, là loài của Trung Quốc mà có phân bố rất hạn chế ở Đông Bắc Việt Nam (Bắc Cạn, Kim Hỷ). Điểm khác nhau chính là hình dạng của vảy nón và cánh hạt. Lá cây non, cành bị che sang hay chồi vượt thường dài hơn và rộng hơn lá bình thường.www.hoalancaycanh.com

Mô tả : Đường kính và chiều cao : cây gỗ lớn cao tới 30m, đường kính ngang ngực 1,5m. Dạng cây : mọc đứng, đơn thân, cây già có tán rộng, phân cành không đều. Vỏ : cây non có vỏ mỏng dạng vảy, cây già vỏ trở nên sần sùi, dạng vảy và màu nâu xám. Lá : lá kim trưởng thành xếp xoắn ốc, hướng lên trên (xiên lên)ở chồi đỉnh, xếp dẹt thành hai hàng (dạng lược)ở các cành khác, thường dài khoảng 3-7cm và rộng 2-5mm, xoắc ở gốc, hình dải hay hình liềm. Các lỗ khí có ở hai dải rộng ở cả hai bên gân chính của mặt dưới. Lá có thể có màu lục xám, xanh đậm hay nhạt. Chồi đỉnh hình trứng, không có nhựa. Nón : nón cái đứng, hình trụ, mọc ở đỉnh trên các cành ngắn của phần trên của cây, dài 9-20cm và rộng 4-7cm, cuống tạo thành góc với trục nón, dài tới 6cm thường có lá kim. Vảy nón thuôn gần hình tim, có mép cong lõm. Nón chín chuyển màu nâu trong một năm và giải phóng hạt khi còn trên cây. Nón đực mọc thành cụm từ một chồi đơn và có thể mọc ở định hay ở nách lá bên. Hạt : dài 0,6cm, có dầu khi bẻ và có một cánh màu vàng nhạt với chiều rộng rộng nhất ở phần giữa.

Phân bố : Việt Nam : Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Thừa Thiên Huế, Kon Tum (Ngọc Linh) Nghệ An, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Khánh Hòa, Ninh Thuận. Thế giới : Lào, Nam Trung Quốc.www.hoalancaycanh.com

Sinh thái : Phạm vi độ cao : (500) 1000-1600 m (2000). Dạng rừng : rừng thường xanh ấm với các họ Dẻ (Fagaceae), Re (Lauraceae) và thông (Pinus, ở một số vùng) trên đất trung tính. Khí hậu : nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình từ 18-240C, lượng mưa trên 1700mm. Cây lá kim mọc kèm : Pơ mu (Fokienia hodginsii), Bách xanh (Colocedrus macrolepis) (trên 900m), Kim giao Nam (Nageia wallichiana), Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus), Thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius), Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii), Thông ba lá (Pinus kesiya) và Thông nhựa (P.merkusii). Tái sinh tự nhiên, không chịu bóng, có thể phụ thuộc vào các đám cháy rừng để tái sinh.

Công dụng
: Lâm nghiệp : cung cấp gỗ trắng vàng, chịu mọt và sử dụng tốt cho xây dựng và làm đồ gỗ. Loài mọc tương đối nhanh có thể sử dụng trong trồng rừng.

Nhân giống :
Hữu tính : Ở Lâm Đồng hạt thu hái tháng 12-1, ở Nghệ An nón chín tháng 10. Hạt có chứa nhiều dầu nên khi chế biến cần phơi chỗ dâm, 1 kg hạt có khoảng 11.000 hạt. Hạt mới chế biết nảy mầm khoảng 41% trong 19 ngày. Hạt có thể bảo quản lâu hơn 6 tháng ở nhiệt độ thấp (3 – 40C). Sinh dưỡng : Hom cành từ cây trưởng thành có khả năng ra rễ tốt.

Bảo tồn :
Thế giới : hiện tại không đánh giá là bị đe dọa do có phân bố rộng ở Lào và Trung Quốc. Việt Nam : trên nhiều vùng của Việt Nam, loài này bị khai thác quá mức lấy gỗ và phần nhiều nơi sinh sống tự nhiên của loài bị chuyển thành đất nông nghiệp, do vậy loài được xếp ở cấp độ VU (A1c).

Bảo tồn tại chỗ
: Một số lâm phần được bảo vệ trong khu bảo tồn như ở Bì Đúp – Lâm Đồng, Ngọc Linh – Kon Tum và VQG Bạch Mã – Thừa Thiên Huế. Bảo tồn chuyển vị : Công ty giống lâm nghiệp trung ương đã bắt đầu tiến hành một chương trình thiết lập vườn giống tại Lâm Đồng, Lai Châu và Lạng Sơn. Hạt còn được thu và trồng thử nghiệm tại Sơn La do Trung tâm Tây Bắc của Viện KHKT Lâm nghiệp.

 

Thông Đà Lạt (Pinus dalatensis de Ferre)

Tên đồng nghĩa : Pinus wallichiana A.B.Jacks. var. dalattensis (Ferre) Silba

Pinus dalatensis de Ferre

Nón, lá và chồi biến động rất lớn trong cũng như giữa các quần thể nên một số nhà phân loại đã chia loài này thành các thứ var.dalatensis Businsky, var. bidoupensis Businsky và loài phụ ssp, procera Businsky.

Mô tả : Đường kính và chiều cao : cao 25m, đôi khi cao hơn, đường kính tới 1,2m. Dạng cây : thân thẳng với tán tỏa rộng. Vỏ : chìa thành từng mảng mỏng, màu xám. Lá : lá kim mọc thành cụm 5 lá, vảy lá rụng, dài (3) 5 -10 (14)cm và rộng 0,5-1mm, thường có màu xanh. Các cụm lá thường mọc dàn trải trên cành trong năm. Nón : nón cái đơn độc, hình trụ, dài 6-23cm, thẳng hay hình lưỡi liềm, treo trên cây khi chín với cuống nghiêng dài 25 mm. Chín trong 1 năm, hạt phát tán khi nón còn trên cây. Nón đực chưa được mô tả. Hạt : dài 7-10 mm, đầu trên nhọn, cánh dài 2,5cm. Cây mầm : 8-10 lá mầm, lá non đơn, dài 7cm và rộng 5mm, thường mất đi sau 2 năm.

Phân bố : Việt Nam : Thừa Thiên Huế (Phú Lộc), Kon Tum (Ngọc Linh), Gia Lai (Kon Ka Kinh), Đắc Lắc (Chư Yang Sinh và các dãy khác), Lâm Đồng (núi Bì Đúp), Ninh Thuận (Phước Bình). Thế giới : có thể có ở phía đông của Nam và Trung Lào.

Sinh Thái : Phạm vi độ cao : (1400) 1500 – 2200 (2400)m. Dạng rừng : Thường là cây vượt tán trong rừng rậm cận nhiệt đới thường xanh ẩm ở các dông núi phẳng trên đất feralit vàng và đất sét nặng với tầng mùn dày phân biệt. Khí hậu : nhiệt đới gió mùa vùng núi, nhiệt độ trung bình năm 16 – 210C, lượng mưa 1800mm. Cây lá kim mọc kèm : ở phía Nam cây thường mọc cùng thông lá dẹt (Pinus krempfii), Pơ mu (Fokienia hodginsii) và Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum). Ở miền Tung loài thường mọc thành đám nhỏ trong rừng với các loài ưu thế họ Dẻ (Fagaceae) và Re (Lauraceae). Tái sinh tự nhiên : cây non mọc khá nhanh cho đến khi đạt đến tầng tán, sau đó phát triển tán rộng ra và tiếp tục sinh trưởng. Cây con không chịu bong, loài này có thể cần có cháy rừng để tạo khu vực quang trong rừng cho phát triển. Cây có thể sống hàng trăm năm.www.hoalancaycanh.com

Công dụng :
Lâm nghiệp : loài hiếm nên không được sử dụng làm cây lấy gỗ cho dù gỗ loài này tương tự như gỗ Thông ba lá . Làm cảnh : Loài có giá trị làm cảnh tốt ở vùng cao. Những cây thông năm lá tương tự nhập từ Trung Quốc thường được coi là vật liệu tốt làm cây thế.

Nhân giống :
Hữu tính : Có rất ít cây được nuôi trồng do khó thu hái hạt giống và do cây hiếm. 1 kg hạt có khoảng 50.000 hạt. Hạt của các loài thông tương tự (như P. wallichiana) có thể bảo quản được tới 20 năm ở hàm lượng nước 5 – 10% với nhiệt độ 2-50C. Sinh dưỡng : chưa được thử nghiệm như giâm hom có thể sẽ khó ra rễ.

Bảo tồn : Việt Nam và Thế giới : Loài này được xếp ở mức Sẽ nguy cấp (VU B1 + 2c). Loài này chỉ được biết từ ít hơn 10 địa điểm khác nhau và các khu phân bố, nơi cư trú cũng như chất lượng nơi sống đều đang bị suy giảm. Phần lớn từng quần thể đều chỉ có ít hơn 100 cây trưởng thành. Trước đây việc khai thác Pơ mu mọc gần cũng kéo theo việc chặt hạ một số cây Thông Đà Lạt. Những đe dọa hiện tại là việc phá các khu rừng xung quanh làm rẫy và hiện tượng thay thế bằng rừng Thông ba lá thích nghi hơn với lửa rừng.www.hoalancaycanh.com

Bảo tồn tại chỗ : Các quần thể chính ở Lâm Đồng, Đắc Lắc và Kon Tum đều nằm trong các khu BTTN và VQG mới thành lập. Bảo tồn chuyển vị : Chưa có hoạt động nào được tiến hành.

 

Thông ba lá (Pinus kesiya Royle)

Tên đồng nghĩa : Pinus insularis Endl., P.langbianensis A. Chev.
Tên khác : Khasya Pine (Anh).

Pinus kesiya Royle
Đây là một trong những loài thông mọc phổ biến nhất ở Châu Á. Ở Philipin và Miến Điện loài thường được gọi là P. insularis. Các quần thể chính ở Ấn Độ và Miến Điện, các quần thể ở Việt Nam và Philipin tương đối biệt lập. P.kesiya là một trong những loài cây trồng rừng quan trọng ở Nam Phi và Nam Mỹ, các xuất xứ sinh trưởng tốt nhất có nguồn gốc từ Việt Nam.www.hoalancaycanh.com

Mô tả : Đường kính và chiều cao cây : cây đơn thân cao tới 35m với đường kính ngang ngực 1 m. Dạng cây : cây trưởng thành có tán lá mỏng hình ô. Vỏ : Cây trưởng thành có vỏ dày, nứt sâu, màu hồng hay nâu đỏ, tách thành từng mảng. Lá : Lá kim mọc cụm 3 với vảy lá không rụng, dài 10-25cm, rộng 0,5 – 1mm, mềm, mép có răng cưa nhỏ, màu xanh cỏ. Nón cái : nhỏ, hình trứng, đơn độc hay cụm 2, treo rủ và không rụng sau khi giải phóng hạt, dài 5 – 10cm, đường kính 4-5cm, u lồi ở nón thường có mấu nhọn, cần tới hai năm mới chín. Hạt : nhỏ, màu nâu với cánh ngắn. Cây mầm : 6-9 lá mầm màu lục.

Phân bố : Việt Nam : (gồm cả các khu rừng trồng) Điện Biên, Yên Bái, Hà Giang, Kon Tum, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đồng Nai, Khánh Hòa, Ninh Thuận. Rừng thông chính là ở Lâm Đồng và Hà Giang. Thế giới : Đông Bắc Ấn Độ, Miến Điện, Vân Nam, Philipin.www.hoalancaycanh.com

Sinh thái : Phạm vi độ cao : (800) 1300 – 2300 m. Dạng rừng : thường mọc thuần loài, đôi khi có các loài cây lá rộng mọc dưới tán trên đất podzol nghèo đỏ hoặc vàng với pH khoảng 4,5. Khí hậu : nhiệt đới gió mùa vùng núi, nhiệt độ trung bình năm 18 – 250C, lượng mưa trên 1500 mm. Cây lá kim mọc kèm : Thông nhựa (Pinus merkusii), Du sam (Keteleeria evelyniana). Tái sinh tự nhiên : hàng năm cây tạo nhiều hạt và cây con phát triển ở những chỗ trống. Chịu cháy khi trên 15 tuổi.
Công dụng : Lâm nghiệp : Là một trong những loài cây trồng rừng phổ biến nhất của vùng cao. Rừng tự nhiên bị tác động và quản lý để nâng cao năng suất gỗ. Các xuất xứ : Rừng trồng thường được thiết lập từ các nguồn giống tốt ở địa phương.

Nhân giống :
Hữu tính : ở Lâm Đồng nón quả được thu hái vào tháng 12-1. Ở Hà Giang vụ thu hái muộn hơn vào tháng 1-2. Phơi khô quả để tách hạt, 1 kg hạt của xuất xứ phía Nam có 70.000 – 80.000 seeds. Hạt mới nảy mầm với tỷ lệ cao (>90%). Hạt được làm khô có thể bảo quản ở nhiệt độ thấp trên 2 năm. Sinh dưỡng : Tỷ lệ ra rễ cao (>80%) có thể có được khi giâm hom từ cây non (2-3 tuổi) trong vòng 3 tháng. Khi còn non cây tái sinh chồi tốt. Các cây trưởng thành rất khó giâm hom và có thể cần phải ghép nhiều lần để trẻ hóa vật liệu. Kỹ thuật ghép cũng thường được sử dụng để thiết lập các vườn giống vô tính.m

Bảo tồn : Thế giới và Việt Nam ; Do loài có phân bố rộng ở Đông Nam Á và nhiều ở Việt Nam nên loài này được đánh giá là không bị đe dọa. Bảo tồn tại chỗ : một số lâm phân nguyên thủy đang được bảo vệ tại các khu BTTN trên cao nguyên Lang biang. Bảo tồn chuyển vị : Với giá trị kinh tế của loài này vườn giống cần được thiết lập để bảo tồn các biến dị di truyền.

 

Thông lá dẹt (Pinus krempfii Lecomte)

Tên đồng nghĩa : Ducampopinus krempfii (Lecomte) A. Chev
Tên khác : Krempf’s pine (Anh).

Đặc điểm lá dẹt, cấu trúc không có các quản bào và các đặc tính khác thường của gỗ làm cho loài này trở nên rất độc đáo trong chi Thông. Từ khi được mô tả vào năm 1921 đến nay đã có nhiều cuộc tranh cãi về cách phân loại loài này, trong đó có một số tác giả xếp thành riêng một chi đơn loài là Ducampopinus. Đây là loài đặc hữu Việt Nam.

Mô tả : Đường kính và chiều cao : Cây vượt tán, cao tới 30m với đường kính ngang ngực tới 2m. Dạng cây : hình vòm rộng với một thân có bạnh vè. Vỏ : chia thành các mảnh màu xám hồng không đều. Lá : lá trưởng thành ở phần trên của tán, gồm 2 lá kim dẹt, rộng, hình mác, vảy lá rụng, cụm ở cuối các cành nhỏ, dài 4-7cm và rộng 0,1 – 0,5cm. Lá trên cây non hình mác hay hình liềm, dài 15cm và rộng 1,5cm. Nón cái : đơn độc, hóa gỗ, hình trứng, dài 4-9cm và rộng 3-6cm, treo rủ với cuống cong ngắn, tách và phát tán hạt khi còn trên cây. Hạt : hình trứng có cánh.

Phân bố
: Việt Nam : đặc hữu của núi Bì Đúp và dãy Chư Yang Sing ở Lâm Đồng, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Đắc Lắc.

Sinh thái : Phạm vi độ cao : (1200) 1500-1800 (2000) m. Dạng rừng : cây vượt tán trong rừng rậm á nhiệt đới thường xanh trên đất ẩm với tầng mùn phát triển. Khí hậu : nhiệt đới gió mùa vùng núi, nhiệt độ trung bình năm 19-230C, lượng mưa trên 1500mm. Cây lá kim mọc kèm : Pơ mu (Fokienia hodginsii), Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum) và Thông Đà Lạt (Pinus dalatensis). Tái sinh tự nhiên : ít gặp, có rất ít thông tin về sinh thái của loài.www.hoalancaycanh.com

Công dụng
: Lâm nghiệp : gỗ có tính chất tương tự như Thông ba lá. Do cây hiếm nên không phải là nguồn gỗ chính. Làm cảnh : có tiền năng làm cảnh ở vùng cao, chưa được nuôi trổng ở ngoài Việt Nam. Công dụng khác : có giá trị khoa học cao do những tính chất đặc biệt của cây.www.hoalancaycanh.com

Nhân giống
: Hữu tính : Cây mầm có thể gặp trong rừng tự nhiên nhưng rất khó đánh và trồng. Cây non cần được trồng ở nơi có ánh sáng vừa phải và tránh bị khô khi đánh chuyển. Hạt giống rất khó thu hái, nón chín và phát tán hạt và bất kỳ thời gian nào trong khoảng tháng 6 đến tháng 9 và trong một thời gian rất ngắn, do vậy khó dự đoán được thời gian tốt nhất cho thu hạt. Sinh dưỡng : chưa được thử nghiệm.www.hoalancaycanh.com

Bảo tồn :
Ở mức quốc tế cũng như Việt Nam Pinus krempfii được xếp ở cấp là Sẽ nguy cấp (VU B1 +2c). Chỉ có ít hơn 10 quần thể tách biệt trên khu phân bố ít hơn 2.000 km2, và khu phân bố, nơi cư trú cũng như chất lượng sinh cảnh đang bị suy giảm. Suy giảm này được coi là do hậu quả của chiến tranh chống Mỹ những năm 1960 và việc phát nương làm rẫy trong các năm sau. Do phân bố hạn chế và đi lại khó khăn nên việc khai thác trực tiếp loài cây này không lớn cho dù gỗ loài này có tính chất cơ lý tương tự như Thông ba lá.

Bảo tồn tại chỗ : Các quần thể chính nằm trong vùng lõi của các khu bảo tồn quanh núi Bì Đúp và dãy Chư Yang Sing. Bảo tồn chuyển vị : Có rất ít cây được gây trồng do vậy hiểu biết về yêu cầu lâm sinh của loài này rất hạn chế. Cho dù phần lớn các quần thể đều được bảo vệ nhưng vẫn cần thiết tìm hiểu các yêu cầu nuôi trồng và các đặc điểm sinh học của loài thông qua thiết lập các khu sưu tầm ngoại vi ở các vùng núi.

 

Thông Pà Cò (Pinus kwangtungensis Chen)

Tên đồng nghĩa – Pinus kwangtungensis var. varifolia Nan Li & Y.C.Zhong

Tên khác – Guangdong wuzhen song (Trung Quốc)

Pinus kwangtungensis Chen

Một số nhà phân loại cho rằng P. kwangtungensis là tên đồng nghĩa của P. fenzeliana Hand-Mazz. Cả hai loài thông này đều gặp trên những sinh cảnh tương tự và có thể là một loài có độ biến dị lớn. P.fenzeliana mọc thành những quần thể nhỏ ở các dãy núi phần giữa Tây Nam Trung Quốc và Hải Nam. Loài này có lá kim dài và hẹp hơn (dài 5-18cm và rộng 0,5-0,7 mm, nón lớn hơn (dài 6-14cm và rộng 3-6cm) hạts có cánh nhỏ.m

Mô tả (Việt Nam ) : Đường kính và chiều cao : cao tới 20m, nhưng thường nhỏ hơn, đường kính ngang ngực 70cm. Dạng cây : một thân với tán rộng, ở những nơi trống cây có thể có dạng bụi. Vỏ : dạng vảy và ráp, bóc thành các mảng, màu nâu. Lá : lá kim mọc cụm (2-4) 5 lá, dài 3-7cm và 1-1,5mm, vảy lá rụng, thường có các dãi lỗ khí hơi xanh, mọc thành cụm hướng vể phía ngọn của cành. Cây non có thể có lá kim dài 10cm. Chồi ngủ có nhựa. Nón cái : hình trụ hay hình bầu dục, treo rủ với cuống xiên khi chín, đơn độc hay thành cặp, dài tới 8cm và rộng tới 6cm, vảy nón hình trứng ngược với mấu hình thoi, u lồi dẹt, chin trong hai năm, tách và giải phóng hạt khi còn trên cây, rụng. Hạt : hình trứng, 0,8-1,2cm, cánh dài 2-3cm.

Phân bố : Việt Nam : Cao Bằng, Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình và Thanh Hóa. Thế giới : Nam Trung Quốc.

Sinh thái :
Phạm vi độ cao (600)900-1400 (1600) m. Dạng rừng : rừng dông núi đá vôi với cây lá kim chiếm ưu thế. Khí hậu : nhiệt đới gió mùa vùng núi hoặc có mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình năm 14 – 200C, lượng mưa trên 1200 mm. Cây lá kim mọc kèm : Thiết sam giả (Pseudotsuga sinensis), Pơ mu (Fokienia hodginsii). Thông tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri), Thông đỏ Trung Quốc (Taxus chinensis). Tái sinh tự nhiên : hiếm, không chịu bóng.

Công dụng : Lâm nghiệp : được khai thác có chọn lọc ở mức độ địa phương, gỗ dùng làm nhà. Làm cảnh : có tiềm năng làm cây thế, các loài thông 5 lá nhập từ Trung Quốc được sử dụng theo cách này.www.hoalancaycanh.com

Nhân giống : Hữu tính : ở Hòa Bình nón chín tháng 8. Hạt khó thu hái do địa điểm có cây ở xa và khó đi. Ra nón không thường xuyên, trong vài năm liền có thể không có nón được tạo thành. Hạt của cây ở Trung Quốc được biết là nảy mầm tốt. Hạt của những loài tương tự có thể bảo quản được trong 5 năm. Sinh trưởng ban đầu chậm cho tới khi cây đạt 4-5 tuổi. Sinh dưỡng : chưa được thử nghiệm .www.hoalancaycanh.com

Bảo tồn
: Đánh giá ở mức thể giới P. kwangtungensis được coi là đồng nghĩa với P.fenzeliana mà có cấp độ là Ít nguy cơ (LR). Ở Việt Nam loài được coi là Đang nguy cấp (EN A1c, C1, 2) do các quần thể nhỏ, bị phân tách, sinh cảnh hẹp và liên tục bị chặt hạ.

Bảo tồn tại chỗ : Chỉ có một quần thể nhỏ được biết là có trong khu BTTN (Hang Kia – Pà Cò), các quần thể khác nằm trong một số khu bảo tồn để xuất như Thăng Heng. Tất cả các quần thể còn lại đều cần phải nghiêm cấm chặt phá. Bảo tồn chuyển vị : Các quần thể của Việt Nam là phân bố cực nam của loài do đó về mặt di truyền cần được bảo vệ. Một cách làm để đạt được điều này là thu hái và bảo quản hạt giống với một số thử nghiệm khả năng gây trồng trên các rừng khác nhau

 

Thông nhựa (Pinus merkusii Junghuhn & de Vriese)

Tên khác : Thông hai lá (Việt Nam)

Đây loài loài thông hai lá duy nhất hiện nay được biết là cây bản địa của Việt Nam. Điều tra hiện trường gần đây tại Kỳ Sơn – Nghệ An đã phát hiện một quần thể thông hai lá lạ mà có nhiều đặc điểm khác biệt so với P.merkusii và có thể đây là một loài mới. Loài thông hai lá khác cũng được phát hiện trên núi đá vôi của Na Hang và đang được các nhà thực vật mô tả.

????

????

Mô tả : Đường kính và chiều cao : cây đơn thân, cao tới 30m với đường kính ngang ngực 60 – 80cm. Dạng cây : thân thẳng với các cành mọc không đều tạo tán thưa. Vỏ : dày, màu nâu đỏ, nứt thành từng đường dọc sâu. Lá : Lá kim gồm cụm 2 lá với vảy lá không rụng dài 2cm, lá dài 15 – 25 (30)cm, rộng 0,5 – 1mm, cứng, mép lá nguyên, màu xanh đậm. Nón cái : hình trứng, mọc đơn độc hay thành cặp, không rụng sau khi giải phóng hạt từ trên cây, dài 8-13 cm, đường kính từ 3 – 4cm, vảy lớn với mấu rộng, chín trong hai năm. Hạt : nhỏ, màu nâu đỏ nhạt, có cánh dài 2 cm.

Các xuất xứ : Ở Việt Nam thường phân biệt các xuất xứ Thông nhựa vùng cao và vùng thấp. Phần lớn các nguồn giống vùng cao là từ Tây Nguyên trong khi đó rất khó tìm thấy rừng tự nhiên của loài này ở các vùng thấp. Xuất xứ Thông nhựa vùng cao ở các tỉnh Tây Bắc (Sơn La và Lai Châu). Thế giới : ở Đông Nam Á loài này gặp ở Thái Lan, Lào, Campuchia, Philipin và Sumatera, Indonesia. Đây là loài thông duy nhất có quần thể nằm ở phía Nam xích đạo.www.hoalancaycanh.com

Sinh thái : Phạm vi độ cao : tới 1200m. Dạng rừng : gồm cả các lâm phần thuần loài với tầng dưới tán thưa hoặc với các cây lá rộng (ví dụ Dipterocarpus obtusifolius)và rừng cây bụi rậm trên đất feralit vàng hay đỏ nghèo pH khoảng 4.5. Khí hậu : nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm 22 – 270C, lượng mưa trung bình trên 1300mm. Cây lá kim mọc kèm : Thông ba lá (P.kesiya) (ở độ cao cao hơn). Tái sinh tự nhiên : ưa sáng và có khả năng xâm chiếm trên đất trống.

Công dụng : Lâm nghiệp : loài cây được sử dụng rộngg rãi trong trồng rừng, cung cấp gỗ bền cho xây dựng. Các rừng trồng thường sử dụng giống từ các nguồn giống địa phương, có thể là rừng trồng hay rừng tự nhiên. Lâm đặc sản ngoài gỗ : cho nhựa chất lượng tốt khi tuổi trên 15 năm. Công dụng khác : có tác dụng phục hồi thảm thực vật và kiểm soát các vùng chống xói mòn.www.hoalancaycanh.com

Nhân giống : Hữu tính : loài thông này tạo nhiều hạt. Ở miền Bắc hạt thu hái vào tháng 9 còn ở miền Nam vào tháng 4. 1 kg hạt chứa 30.000 – 40.000 hạt. Hạt của các xuất xứ vùng thấp có tỷ lệ nảy mầm trên 90% trong khi hạt của các xuất xứ vùng cao nảy mầm thấp hơn. Hạt đã làm khô (hàm lượng nước 5-6%) có thể bảo quản trên 1 năm. Sinh dưỡng : giam hom chưa được thử nghiệm. Ghép là kỹ thuật thông dụng dùng thiết lập vườn giống vô tính cho cả các xuất xứ vùng cao và vùng thấp.www.hoalancaycanh.com

Bảo tồn : Do có phân bố rộng ở Đông Nam Á nên loài thông này được đánh giá là không bị đe dọa. Đối với Việt Nam loài này cũng không ở mức độ này tuy nhiên trong tương lai loài có thể sẽ bị đe dọa. Bảo tồn tại chỗ : một số quần thể gốc được bảo vệ chủ yếu trong các khu bảo tồn trên cao nguyên Lang Biang. Bảo tồn chuyển vị : Do có giá trị kinh tế nên vườn giống và khảo nghiệm xuất xứ đã được thiết lập tại Lâm Đồng và Quảng Bình từ những năm 1980 để bảo tồn đa dạng nguồn gen của loài này.

 

Thông năm lá Thừa Lưu (Pinus wangii Hu & Cheng)

Pinus_wangii_-_Kunming_Botanical_Garden_-_DSC02739

Loài thông năm lá này đầu tiên được mô tả vào năm 1948 ở gần Malipo của Vân Nam Trung Quốc, cách không xa biên giới với tỉnh Hà Giang. Loài có nhiều đặc điểm với cả P. kwangtungensis và P. fenzeliana, những điểm khác biệt chính là độ dài của lá kim, kích thước của nón (hơi ngắn và nhỏ hơn P. kwangtungensis và P. fenzeliana) và màu sắc cùng độ lông che phủ ở chồi trong năm. Hiện tại phân bố của loài ở Trung Quốc chỉ còn 2 quần thể ở các huyện Xichou và Malipo. Cả hai vùng này đều chủ yếu là núi đá vôi. Loài Thông gặp ở Việt Nam còn đang phải tranh cãi. Các tác giả phần họ Thông của Thực vật chí Trung Quốc Các xác định mẫu thu từ Mai Châu giống với P. wangii hơn là P. kwangtungensis. Danh sách cây lá kim thể giới gần nhất cũng sử dụng tên P. wangii cho các cây ở Mai Châu. Tuy nhiên, các cây thông 5 lá mọc ở vùng núi đá vôi ở Hà Giang, Cao Bằng và một số nơi khác của miền Bắc Việt Nam nơi có vị trí địa lý gần hơn với Vân Nam thì lại được định danh là P. fenzeliana hoặc P. kwangtungensis. Ngoài ra còn có thông báo là loài thông này còn gặp ở phía Nam như ơ Chư Yang Sinh – Đắc Lắc. Hiện trạng của Pinus wangii ở Việt Nam chưa được rõ, cần có thêm nghiên cứu.

 

Thiết sam giả (Pseudotsuga sinensis Dode)

Từ đồng nghĩa : Pseudotsuga sinensis var. brevifolia (W.C.Cheng & L.K.Fu) Farjon & Silba.

Tên khác : Duanye huangshan (Trung Quốc).

Pseudotsuga sinensis Dode

Loài này mới được bổ sung và hệ thực vật Việt Nam. Các tiêu bản không có nón quả trước đây thu được ở Cao Bằng đã được xác định là Keteleeria fortunei. Trong tài liệu thực vật Trung Quốc tên P. sinensis Dode var. brevifolia (W.C.Cheng & L.K.Fu) Farjon & Silba được dùng để mô tả cây có lá ngắn hơn 2 cm. Thứ này cũng được ghi nhận có ở Cao Bằng và Hà Giang. Một nghiên cứu phân tích hai quần thể ở Cao Bằng mà có cả cây trưởng thành cây non và mầm cùng mọc cho thấy lá nhỏ là do phản ứng với điều kiện khắc nghiệt của môi trường, tức là những cây lá nhỏ không phải là một thứ riêng biệt. Ở Việt Nam, Pseudotsuga chỉ được tìm thấy trên núi đá vôi, cây thường nhỏ hơn những cây ở Trung Quốc nơi mà cây mọc ở những điều kiện thuận lợi hơn. Mô tả sau dựa trên các quần thể ở Việt Nam.

Mô tả (Việt Nam) : Đường kính và chiều cao : cao tới (5) 10 (15) m với đường kính ngang ngực tới 0,8m. Dạng cây : mọc đứng với thân ngắn và tán rộng. Vỏ : nứt sâu, dạng vảy, màu xám nâu. Lá : Lá trưởng thành xếp xoắn ốc, sắp thành hai hàng, dài 2 cm, rộng 3 mm, dạng dải với đầu tù, gân giữa lõm vào ở mặt trên, 2 dải lỗ khí phân biệt rõ ở mặt dưới, xoắn ở gốc. Trên cây non lá có thể dài tới 4 (5,5) cm và rộng 5 mm, dạng dải hoặc hơi cong lưỡi liềm với đầu nhọn, 2 dải lỗ khí phân biệt. Nón cái : đơn độc ở đỉnh trên các chồi bên ngắn, rủ xuống, hình trứng, dài tới 6 cm và đường kính 5cm; vảy hóa gỗ, rộng, tròn; vảy kèm thò ra dưới vảy nón, phản quang khi chín, chia 3 thùy, các thùy bên ngắn hơn thùy giữa; nón cái chín trong vòng một năm, tách và giải phóng hạt khi còn trên cây, không rụng. Hạt : hình trứng ba cạnh, dài tới 1cm, cánh màu nâu đỏ.

Phân bố :
Việt Nam : Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn (Bắc Sơn). Thế giới : Trung Quốc (Quảng Tây, Quảng Châu).

Sinh thái
: Phạm vi độ cao : (550) 900-1400 (1600)m. Dạng rừng : Cây ưu thế trên rừng dông núi đá vôi. Khí hậu : nhiệt đới gió mùa vùng núi hay có mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình năm 14-220C, lượng mưa trên 1400 mm. Cây lá kim mọc kèm : Thông Pà Cò (Pinus kwangtungensis), Bách vàng (Xanthocyparis vietnamemsis), Kim giao Bắc (Nageia fleuryi), Thiết sam (Tsuga chinensis), Thông tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri), Dẻ tùng Vân Nam (Amentotaxus yunnannensis), Thông đỏ Trung Quốc (Taxus chinensis). Tái sinh tự nhiên : cây mầm gặp nhiều, cây non hiếm.

Công dụng : Lâm nghiệp : khi khai thác thường chọn cây lớn, sử dụng dựng nhà hay làm đồ gỗ, có thể dùng trồng rừng. Lâm sản ngoài gỗ : một số người dân địa phương (Bắc Sơn) sử dụng vỏ và lá làm thuốc bôi để chữa côn trùng đốt, phong thấp và dùng cho phụ nữ có thai.www.hoalancaycanh.com

Nhân giống : Hữu tính : những loài khác của chi Thiết sam giả dễ dàng nhân giống bằng hạt sau khi được sử lý lạnh ở 00C sau khi làm khô xuống hàm lượng nước 6-9%. Hạt tươi có thể mất sức nảy mầm rất nhanh khi bảo quản ở nhiệt độ thường. Nón được tạo thành thay đổi tùy từng năm. Điều tra hiện trường năm 2002 thấy nhiều cây chỉ có nón quả của năm trước chưa rụng mà không thấy nón quả của vụ năm nay. Thời gian tốt nhất cho thu hái hạt giống ở Việt Nam chưa được xác định, hạt có thể được phát tán chậm nhất là vào tháng 11. Sinh dưỡng : chưa thử nghiệm và có thể rất khó.www.hoalancaycanh.com

Bảo tồn : Thế giới ; Các quần thể Pseudotsuga sinensis ở Trung Quốc hiện được đánh giá là Sẽ nguy cấp (VU B1+2c) do có phân bố hạn chế và do nững thay đổi về chất lượng và diện tích các sinh cảnh của loài. Việt Nam : ở Việt Nam tổng số cây trong các quần thể chưa xác định được tại mỗi địa điểm có cây đều cho thấy các đỉnh núi và dông núi gần đó đều có thể có cây. Tuy nhiên, phần lớn những quần thể đã biết đều đã và đang là mục tiêu của việc khai thác trái phép và không còn nhiều cây trưởng thành còn lại tại các địa điểm này. Một số địa điểm có thấy tái sinh trong thời gian gần đây nhưng không chắc chắn cây con có thể phát triển đến lúc trưởng thành. Ở mức quốc gia các quần thể ở Việt Nam có thể đạt được tiêu chí cho cấp độ Sẽ nguy cấp như các quần thể ở Trung Quốc. Điều tra hiện trường tiếp theo có thể dẫn đến viêc nâng loài này lên mức Đang nguy cấp. Các quần thể ở Việt Nam còn quan trọng là do chúng là đại diện cực nam của chi Pseudotsuga ở Châu Á, các quần thể này có thể là những xuất xứ riêng biệt.www.hoalancaycanh.com

Bảo tồn tại chỗ : Loài này được biết có mặt ít nhất trong một khu BTTN (Bát Đại Sơn) cũng như một số khu vực khác mà đã được đề xuất làm khu bảo tồn (Thăng Heng). Bảo tồn chuyển vị : Vì đe dọa chính của loài là việc chặt chọn các lớn cần thiết tiến hành thu hái hạt giống và trồng khảo nghiệp. Hạt cũng cần thu để bảo quản.

 

Thiết sam (Tsuga chinensis (Franchet) Pritzel ex Diels)

Tên khác : tie shan (Trung Quốc), Chinese hemlock (Anh)

Loài này là một phát hiện mới khác của miền Bắc Việt Nam. Hiện tại loài chỉ biết có ở một số địa điểm trên núi đá vôi của Hà Giang và Cao Bằng và ở Yên Bái và Lào Cai. Những cây thiết sam trên đỉnh Fan si pan trước đây định loại nhầm là T. dumosa (D.Don) Endl. là loài mà chỉ có ở dãy Himalaya và Tây Nam Trung Quốc. Các quần thể ở Việt Nam là đại diện nằm ở cực nam phân bố của loài.

Tsuga chinensis (Franchet) Pritzel ex Diels
Mô tả (Việt Nam) : Đường kính và chiều cao : cao tới 8 (10) m với đường kính ngang ngực tới 1 m. Dạng cây : mọc đứng, đơn thân, thân ngắn, tán rộng tạo thành từ nhiều cành vươn trải, các chồi nhỏ mảnh, màu nâu vàng. Vỏ : nứt dọc, bóc tách, mầu xám đậm. Lá: lá trưởng thành dài tới 2,5 cm và rộng 3 mm. hình dải với đỉnh khía hình chữ V, có hai dải lỗ khí phân biệt ở mặt dưới, cuống xoắn ở gốc tạo thành 2 dãy với một số lá đôi khi mọc thẳng. Cây non có lá dài hơn, đôi khi có đỉnh nhọn. Nón cái : nhiều, ở đỉnh các cành ngắn, rủ xuống, thường hình trứng hay hình trụ, dài tới 2,5 cm và rộng 2 cm, vảy kèm không thò ra, vảy nón hóa gỗ, gần tròn, mặt trong có sọc thẳng, nón chín trong một năm, phát tán hạt khi còn trên cây, nón không bền, dễ rụng. Hạt : dài tới 4 mm có cánh lớn, gần như trong suốt.www.hoalancaycanh.com

Phân bố
: Việt Nam : Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái. Thế giới : Nam Trung Quốc.

Sinh thái : Phạm vi độ cao : 1300 – 2400m. Dạng rừng : loài cây đồng ưu thế trên rừng dông núi đá vôi, gặp cả trên núi đá vôi và đất phong hóa từ granit. Khí hậu : nhiệt đới gió mùa vùng núi, nhiệt độ trung bình năm 14-200C, lượng mưa trên 2000mm. Cây lá kim mọc kèm : Thông Pà Cò (Pinus kwangtungensis), Bách vàng (Xanthocyparis vietnamemsis), Kim giao Bắc (Nageia fleuryi), Thông tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri), Dẻ tùng (Amentotaxus spp), Thông đỏ Trung Quốc (Taxus chinensis) (trên núi đá vôi); Thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius), Pơ mu (Fokienia hodginsii) (trên đất phong hóa từ granit). Tái sinh tự nhiên : cây mầm ít gặp, cây non hiếm.www.hoalancaycanh.com

Công dụng : Lâm nghiệp : được sử dụng tại địa phương để dựng nhà.

Nhân giống
: Như Thiết sam giả Pseudotsuga

Bảo tồn : các quần thể Tsuga chinensis var, chinensis ở Trung Quốc hiện không coi là bị đe dọa có phân bố rộng. Hai thứ T. chinensis var.oblongisquamata W.C.Cheng &L.K.Fu anh T.chinensis var. robusta W.C.Cheng &L.K.Fu được xếp ở mức Sẽ nguy cấp. Cũng như thiết sam giả Pseudotsuga kích thước quần thể T. chinensis ở Việt Nam chưa xác định, tại mỗi địa điểm có cây đều thấy các đỉnh và dông núi bên cạnh có thể có loài này tuy không nhiều như Thiết sam giả Pseudotsuga. Các quần thể chính đều là đối tượng của việc khai thác trái phép và không còn nhiều cây trưởngg thành tại mỗi điểm. Một số điểm có cây tái sinh nhưng không chắc chắn khả năng tái sinh của cây, liệu những cây non có phát triển thành cây trưởng thành được không. Ở mức quốc gia các quần thể Việt Nam có thể đạt được tiêu chí Sẽ nguy cấp. Điều tra hiện trường tiếp theo có thể nâng mức đáng giá lên Đang nguy cấp. Các quần thể Việt Nam còn quan trọng do đây là đại diện cực nam của chi Tsuga ở Châu Á, có thể là những xuất xứ riêng biệt.www.hoalancaycanh.com

Bảo tổn tại chỗ : Loài này được biết có mặt ít nhất là trong VQG Hoàng Liên và khu BTTN (Bát Đại Sơn) cũng như ở một khu bảo tồn đề xuất khác (Văn Bản). Bảo tồn chuyển vị : như Pseudotsuga.

 

Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus (Blume) de Laub).

Từ đồng nghĩa : Podocarpus imbricatus Blume.

Tên khác : Thông lông gà, Bạch tùng (Việt Nam), ji mao song (Trung Quốc).

Dacrycarpus imbricatus

Mô tả : Đường kính và chiều cao : cao tới 35 m với đường kính ngang ngực tới 1 m (đôi khi đạt 2 m). Dạng cây : mọc đứng với thân thẳng, ít cành nhánh, là loài cây vượt tán rừng với tán lá rộng, hình vòm, các cành dưới thấp mọc rủ. Vỏ : màu nâu đỏ hoặc trắng ở phần trên của cây. Vỏ bên trong màu da cam, với nhựa màu hơi nâu. Lá : Hai dạng lá. Lá trên cây già thực tế trở thành dạng vảy, xếp gối lên nhau, có gờ ở mặt lưng, hình tam giác dài, 1-3 x 0,4-0,6 mm. Lá non xếp thành hai dãy gần hình dải, dài (6-)10-17 mm rộng 1,2-2,2 mm, dần dần mất cách xếp hai dãy khi cây trưởng thành. Nón : nón cái đơn độc hay thành cặp 2 ở đỉnh nhánh con với lá biến đổi dạng lá bắc nhỏ dài 3 mm ở gốc, chỉ có một hạt hữu thụ, đế (cấu trúc đỡ dạng thịt) màu lục xám, khi chín màu đỏ. Nón đực hình trụ, ở nách lá, dài 1cm. Hạt : hình trứng, dài 0,5-0,6 cm, bong, khi chín màu đỏ.www.hoalancaycanh.com

Phân bố : Việt Nam : Tuyên Quang, Lào Cai, Sơn La, Hòa Bình, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Khánh Hòa. Thế giới : Bắc Miến Điện, Viễn Nam Trung Quốc, Lào, Malaysia, Philipin, Indonesia, Đông Ti mo, New Guinea, Vanuatu va Fiji.www.hoalancaycanh.com

Sinh thái :
Phạm vi độ cao : 500-1500 m. Dạng rừng : cây vượt tán trong rừng mưa á nhiệt đới trên các sườn dốc và khe núi trên đất núi đá vôi hay đất phong hóa từ granit. Cây lá kim mọc kèm : Thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius), Kim giao Nam (Nageia wallichianus), Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii), Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum). Khi hậu : nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm 20-260C, lượng mưa trên 1500 mm. Tái sinh tự nhiên : ít gặp, chịu bong khi non, sau đó ưa sáng.

Công dụng : Lâm nghiệp : cho gỗ đẹp, nhẹ, dễ gia công, sử dụng làm đồ nội thất. Gỗ không bền. Có thể dùng trồng rừng do mọc tương đối nhanh.www.hoalancaycanh.com

Nhân giống : Hữu tính : ở Gia Lai nón chín tháng 9-10. Đế quả mềm đỏ cần được tách bỏ. 1 kg hạt chứa 11.000-12.000 hạt. Hạt ưa ẩm với hàm lượng nước ban đầu 45%. Hạt mới chế biến nảy mầm với tỷ lệ 64% và nhanh chóng mất sức nảy mầmm còn 22% sau 1 tháng. Cây non cần được che bong. Sinh dưỡng : Hom từ cây non ra rễ trên 80%.www.hoalancaycanh.com

Bảo tồn : do có phân bố rộng trên mức quốc tế loài này không bị đe dọa. Ở Việt Nam các quần thể đang trở nên nhỏ hơn và phân tách hơn, phần lớn sinh cảnh của loài đã bị phá hủy và loài này cũng là đối tượng cho khai thác những cây lớn. Ở mức quốc gia loài này được đánh giá là Sẽ nguy cấp (VU A1c, d). Bảo tồn tại chỗ : loài này được ghi nhận có nhiều khu bảo tồn trên các vùng phân bố của loài như VQG Hoàng Liên, Pù Mát và một số khi quanh núi Bì Đúp và Bắc Tây Nguyên (Kon Ka Kinh, Kon Cha Răng). Bảo tồn chuyển vị : hiện nay chưa có chương trình bảo tồn chuyển vị nào cho loài này