Thứ Năm , 2 Tháng Năm 2024
Mới nhất

CÂY LÁ KIM VIỆT NAM – Bài 4

Tác giả Ho Trung

Bao gồm 4  bài ( thông báo anh em tiện theo dõi ). bài 4/4

Tài liệu thuộc công ty Giống Lâm Nghiệp Trung ương của Nguyễn Đức Tố Lưu , Philip Ian Thomas , được xuất bản năm 2004 của nhà xuất bản thế giới .

 

Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum (Roxb) Wall.)

Tên đồng nghĩa : D. pierrei Hickel

Tên khác : Hồng tùng (Việt Nam).

Dacrydium elatum

Ở Việt Nam loài này thường gặp ở các vùng núi giữa độ cao 700-2000m tuy nhiên cũng thấy cả ở gần mức gần mặt biển ở một số tỉnh phía Nam. Trên thế giới loài thường hạn chế chỉ ở những vùng núi cao trên 1000 m, phân bố của loài ở Việt Nam do vậy khác lạ, cần được nghiên cứu thêm.

Mô tả (Việt Nam) : Đường kính và chiều cao : cao tới 30m với đường kính ngang ngực tới 80 cm. Dạng cây : mọc đứng với thân ít cành nhánh với các cành mọc hướng lên tạo thành tán hình vòm nhỏ (cây non có các cành hơi mọc rủ). Vỏ : màu đỏ, ráp với các vết nứt dọc, bong thành mảng. Lá : Lá non trên cây non và ở những cành nhỏ mỏng, hình dải mác, mọc tỏa nhưng hơi cong về phía trước, có gờ trên 4 mặt, dài 1,6 (2,1) cm. Trên cây trưởng thành và các cành già chồi có dạng vảy với lá nhỏ hình tam giác ép vào thân. Một số chồi có cả hai dạng lá. Nón : nón cái ở đỉnh, đơn độc, gồm một hạt nằm theo một gốc trên đỉnh của lá bắc dài 1-2 mm (xem hình vẽ). Nón đực hình trụ, đơn độc, ở đỉnh. Hạt : một hạt dài 4 – 4,5 mm và rộng 3 mm, khi chín màu đen.www.hoalancaycanh.com

Phân bố : Việt Nam : Quảng Ninh, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quang Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Thuận, Kiên Giang. Thế giới : Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia.www.hoalancaycanh.com

Sinh thái : Phạm vị độ cao : 700-2000 m. Dạng rừng : rừng mưa á nhiệt đới trên các sườn dốc và dông núi trên đất phong hóa từ granit hay đá vôi. Khí hậu : nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm 19-240C, lượng mưa trên 1700 mm. Cây lá kim mọc kèm : Thông lá dẹt (Pinus kremfii), Thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius), Pơ mu (Fokienia hodginsii), Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus). Tái sinh tự nhiên : ít gặp.

Công dụng : Lâm nghiệp : gỗ không thấm nước được dùng đóng thuyền, làm cầu và làm đồ gỗ. Lâm sản ngoài gỗ : nhựa dùng làm hương liệu. Làm cảnh : có khả năng mọc trên nhiều loại đất và khí hậu, có tiền năng làm cảnh. Công dụng khác : Chi này có thể là một nguồn vật liệu sản xuất thuốc trừ sâu.

Nhân giống : Hữu tính : ở Gia Lai nón chín tháng 9-10. Nhân giống bằng hạt chưa được thử nghiệm. Sinh dưỡng : Hom thu vào mùa đông, cắt ngắn. Hom từ cây trưởng thành (chiều cao >8m) có thể ra rễ đạt 80%.www.hoalancaycanh.com

Bảo tồn : Trên thế giới loài này được xếp là không bị đe dọa. Ở Việt Nam diện tích và chất lượng sinh cảnh của loài bị suy giảm liên tục (do phát nương làm rẫy và khai thác gỗ) nên loài này đã được đánh giá ở mức Sẽ nguy cấp (VU A1cd). Bảo tồn tại chỗ : Loài này được ghi nhận có trong một loạt các vườn quốc gia và khu bảo tồn cũng như các khu bảo tồn mới đề xuất như VQG Bạch Mã, Pù Mát và Bà Nà. Ở Bạch Mã có một chương trình nghiên cứu khả năng tái sinh tại chỗ của loài. Bảo tồn chuyển vị : hiện tại chưa có chương trình nào tập trung bảo tồn chuyển vị loài này

 

Kim giao Bắc (Nageia fleuryi (Hickel) de Laubenfels)

Từ đồng nghĩa : Podocarpus fleuryi Hickel.

Tên khác : changye zhubai (Trung Quốc).

Nageia fleuryi (Hickel) de Laubenfels

Nageia fleuryi và N. wallichiana thường bị định loại lẫn lộn. Đặc điểm phân biệt chính là N. fleuryi có các lỗ khí chỉ ở mặt dưới lá, không có để hạt phình ra và các chồi ngọn thường kéo dài qua cặp lá gần nhất. N.wallichiana có các lỗ khí ở cả hai mặt lá, các chồi ngọn nằm gần nách lá của cặp lá gần nhất và bên dưới hạt có thể phình ra.www.hoalancaycanh.com

Mô tả : Đường kính và chiều cao : cao tới 25 m với đường kính ngang ngực tới 70 cm. Dạng cây : mọc đứng với tán hình tháp. Vỏ : nhẵn, tím nâu, bóc thành các mảng. Lá : mọc đối, chép chữ thập, hình mác hay hình bầu dục, dài tới 18 cm và rộng 5 cm, ráp, đinh nhọn, màu xanh đậm và mặt trên bong, các dãi lỗ khí chỉ có ở mặt dưới, các chồi ngọn có vảy nhọn thường vươn dài ra xa cặp lá gần nhất. Nón : phân tính khác gốc. Nón cái đơn độc, ở nách lá, mọc trên cuống dài tới 3 cm, không có đế (khác với N. wallichianus ), phần bao quanh hạt màu xanh sau đó chuyển sang sẫm, nón có đường kính tới 2,5 cm. Nón đực ở các nách lá, hình trụ và mọc thành cụm 3-6, mỗi nón dài 5 cm. Hạt : hình cầu, đường kính tới 2 cm.

Phân bố : Việt Nam : Một số ghi nhận về N. fleuryi có thể là do lẫn với N. wallichiana. Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Binh, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Lâm Đồng, Ninh Thuận. Thế giới : Nam Trung Quốc, có thể có ở Lào.

Sinh thái : Phạm vi độ cao : 50-1000 m. Dạng rừng : rừng mưa á nhiệt đới vùng thấp cho tới núi cao trên đá vôi hay đất phong hóa từ granit. Khí hậu : nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm 20-240C lượng mưa trên 1400 mm. Cây lá kim mọc kèm : ở các vùng cao là Thông tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri), Pơ mu (Fokienia hodginsii), Thông đỏ Trung Quốc (Taxus chinensis), Thiết sam giả (Pseudotsuga sinensis). Tái sinh tự nhiên : ít gặp, cây non hiếm.www.hoalancaycanh.com

Công dụng : Lâm nghiệp : gỗ quí, dùng làm nhạc cụ, đũa, đồ mỹ nghệ và đồ dùng gia đình. Lâm sản ngoài gỗ : lá được y học cổ truyền dùng chữa ho. Làm cảnh : cây cảnh giá trị có tán đẹp và mọc được trên với các điều kiện chăm sóc khác nhau.

Nhân giống : Hữu tính : nón chính tháng 11. 1 kg hạt có khoảng 135 hạt ở hàm lượng nước 20%. Hạt mới chế biến nảy mầm tốt (95%). Nảy mầm trong 30-50 ngày. Cũng như các loại hạt khác trong củng họ Kim giao không bảo quản lâu được. Cây mầm và cây non cần tránh nắng. Sinh dưỡng : hom thu vào mùa đông. Hom phải có 2-3 cặp lá. Hom từ cây non tương đối dễ ra rễ. Tuy nhiên thường gặp hiện tượng sinh trưởng hướng nghiêng.www.hoalancaycanh.com

Bảo tồn : Trên thế giới N.fleuryi được đánh giá là Đang nguy cấp do một loạt lý do. Trên toàn khu phân bố của loài cây này mọc thành các đám tách biệt lẻ tẻ trên đất tốt mà thường là đối tượng cho sử dụng làm đất nông nghiệp. Gỗ của cây cũng có giá. Bảo tồn tại chỗ : Hai quần thể lớn nhất đươc biết là có ở VQG Cúc Phương và Cát Bà. Tại các khu rừng này N.flueryi được dùng trong các chương chình trồng mới và khôi phục rừng. Các quần thể khác được ghi nhận ở VQG Tam Đảo, Bạch Mã và một số khu bảo tồn đề xuất như Thăng Heng, khu Phong Nha – Kẻ Bảng. Một số quần thể này thực chất có thể là N. wallichiana. Bảo tồn chuyển vị : Công ty giống lâm nghiệp trung ương đã có chương trình nhân giống từ hạt loài này để cung cấp cho các nhu cầu trồng rừng

 

Kim giao Nam (Nageia wallichiana (Presl.) Kuntze)

Từ đồng nghĩa : Podocarpus wallichianus Presl

Mô tả (Việt Nam ) : Đường kính và chiều cao : cao tới 30 m với đường kính ngang ngực tới 1 m. Dạng cây : mọc đứng với tán hình tháp. Vỏ : màu nâu thẫm hay nâu xám, nhẹ, nhẵn, bóc tách thành các mảng lớn không đều. Lá : mọc đối hai gần đối nhau, chéo chữ thập, màu xanh đậm ở mặt trên, mặt dưới nhạt hơn, dài tới 16 cm và rộng 5 cm ở cây trưởng thành, hình bầu dục hay hình trứng (dài tới 23 cm và rộng 7 cm ở cây non) với đỉnh nhọn, các dải lỗ khí ở hai mặt. Nón : phân tính khác gốc. Cấu trúc mang đơn độc ở nách lá, cuống dài tới 1,7 cm, đế phình ra dưới hạt, màu đen khi chín, phần quanh hạt màu đỏ hồng. Nón đực ở nách lá, cụm 3-5, dài tới 5 mm. Hạt : hình cầu, đường kính 1,5 -1,8 cm, có một mỏ nhỏ ở gần đầu.

Phân bố : Việt Nam : Lào Cai, Hà Giang, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Thanh Hóa, NGhệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kiên Giang. Loài này còn có thể có phân bố rộng hơn ở Việt Nam do còn lẫn lộn với N.fleuryi. Thế giới : Đông Bắc và Đông Nam Ấn Độ, Bangladesh, Myanma, Nam Trung Quốc (Vân Nam), Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Philipin và Papua New Guinea.www.hoalancaycanh.com

Sinh thái :
Phạm vi độ cao : 700-2100 m, đôi khi mọc ở mức gần mặt biền. Dạng rừng : rừng thường xanh á nhiệt đới, thường là núi cao trên đất phong hóa từ granit. Khí hậu : nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm 20-260C, lượng mưa above 1700 mm. Cây lá kim mọc kèm : Thông nàng : Dacrycarpus imbricatus), Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii), Thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius), Thông đỏ lá dài (Taxus wallichiana) (Nam Việt Nam). Tái sinh tự nhiên : như N.fleuryiwww.hoalancaycanh.com

Công dụng : Lâm nghiệp : gỗ quí, dùng làm nhạc cụ, đũa, đồ mỹ nghệ và đồ dùng gia đình. Lâm sản ngoài gỗ : lá được y học cổ truyền dùng chữa ho. Làm cảnh : cây cảnh có giá trị có tán đẹp và mọc được trên nhiều dạng điều kiện chăm sóc.

Nhân giống : như N.fleuryi.

Bảo tồn : do có phân bố rộng nên N.wallichiana ở mức quốc tế không được coi là bị đe dọa. Tuy nhiên ở Việt Nam loài này cũng gặp những đe dọa tương tự như N.fleuryi và được đánh giá ở mức Đang nguy cấp (A1cd). Bảo tồn tại chỗ : Loài này được ghi nhận có ở một số các khu bảo tồn quanh núi Bì Đúp ở Lâm Đồng cũng như ở Kon Tum và Quảng Trị. Bảo tồn chuyển vị : Hiện tại chưa có chương trình bảo tồn chuyển vị cho loài này

 

Thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius D.Don)

Từ đồng nghĩa : Podocarpus annamiensis N.E.Gray

P. annamiensis N.E.Gray được mô tả năm 1958 từ vùng gần Đà Nẵng dựa trên những biến đổi của mũi lá và số lượng nón đực. Phần lớn các nhà phân loại đều xem đây là là P. neriifolius cho dù trong các sách thực vật Trung Quốc vẫn ghi là một loài riêng biệt.

Podocarpus neriifolius D.Don

Mô tà (Việt Nam)
: Đường kính và chiều cao : cao tới 25 m với đường kính ngang ngực tới 1 m, Dạng cây : mọc đứng với tán trải rộng. Vỏ : màu nâu, mỏng và dạng sợi, bóc tách thành mảng. Lá : mọc xen, dạc dải mác, thường cong, thường dài 7-15 cm và rộng tới 2 cm (lá non cón thể dài tới 20 cm), gân giữa nổi rõ ở cả hai mặt, đỉnh lá thường nhọn (có mấu nhọn ở cây non). Nón : Phân tính khác gốc. Cấu trúc mang hạt đơn độc, cuống dài 1-2cm, đế có đường kính tới 10 mm, gốc dẹt, có 2 lá bắc ở gốc, màu tím đỏ khi chín, phần quanh hạt màu đỏ hồng khi chín. Nón đực đơn độc hay cụm 2-3, ở nách, thường không cuống và dài tới 5 cm. Hạt : hình trứng, dài tới 1,5 cm với đầu nhọn hay tròn.

Phân bố : Việt Nam :
Điện Biên, Lào Cai, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huê, Quảng Nam, Kon Tum, Đắc Lắc, Lâm Đông, Ninh Thuận, Đồng Nai, Kiên Giang. Rải rác ở tất cả vùng núi cao Việt Nam. Thế giới : Đông Bắc và Đông Nam Ấn Độ, Bangladesh, Myanma, Nam TRung Quốc (Vân Nam), Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Philipin và Papua New Guinea.

Sinh thái : Phạm vi độ cao : 600-1500 m. Dạng rừng : rừng mưa thường xanh á nhiệt đới chủ yếu trên đất còn có độ phì cao. Khí hậu : Nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm 21-260C, lượng mưa trên 1500 mm. Cây lá kim mọc kèm : phần lớn tất cả các loài trừ Thông ba lá (Pinus Kesiya), Thông nhựa (P.merkusii) và Thiết sam giả (Pseudotsuga sinensis). Tái sinh tự nhiên : ít gặp, chịu bóng.www.hoalancaycanh.com

Công dụng : Lâm nghiệp : gỗ chịu ngâm và chịu mối, có giá trị trong xây dựng và làm các việc khác như đóng tàu. Làm cảnh : có chồi sinh trưởng mà đỏ hấp dẫn và những giá trị trang trí khác. Loài cây tương tự nhập nội là P. chinensis được sử dụng rộng rãi làm cảnh.www.hoalancaycanh.com

Nhân giống : Hữu tính : Hạt rất hiếm. Hạt mới thu hái nảy mầm tốt. Sinh dưỡng : Hom lấy từ cây non có khả năng ra rễ đạt 55 – 60%.

Bảo tồn : Do có phân bố rộng nên loài này không được xem là bị đe dọa cho dù cây đang ngày càng trở nên hiếm hơn tại nhiều địa điểm phân bố của loài, chủ yếu là do những thay đổi của sinh cảnh. Ví dụ ở Nê pan, loài này được bảo vệ trong Phụ lục 3 của danh sách CITES nên việc xuất khẩu đòi hỏi phải có giấy phép. Ở Việt Nam loài được xếp ở mức Sẽ nguy cấp (VU A1cd).www.hoalancaycanh.com

Bảo tồn tại chỗ : Với phân bố rộng loài này được biết có mặt trong nhiều khu bảo tồn đã được thiết lập ở vùng núi cao. Trong tất cả các khu này loài hiếm hoặc ít gặp. Bảo tồn chuyển vị : Hiện tại chưa có chương trình bảo tồn chuyển vị cho loài này.

 

Thông tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri Foxworthy)

Ở miền Bắc Việt Nam P. pilgeri có sự biến động đáng kể về lá và dạng cây. Đây có thể là do tác động của các điều kiện môi trường hoặc ở các giai đoạn phát triển khác nhau (non và trưởng thành). Một số nghiên cứu gần đây còn ghi nhận nhũng loài khác như P. brevifolus (Stapf) Foxw. cho Việt Nam. Nghiên cứu tiếp theo có thể phát hiện thêm những loài khác có trên miền Bắc Việt Nam.www.hoalancaycanh.com

Mô tả (Việt Nam) : Đường kính và chiều cao : từ 5 đến 15 m với đường kính ngang ngực dưới 1 m. Dạng cây : cành thưa, thường mọc thành vòng 5 cành. Vỏ : đỏ hay nâu, nứt nông, bóc tách dọc thành các mảng, vỏ bên trong màu nâu nhạt. Lá : hình dải mác hay bầu dục, thường cụm ở cuối cành, thường dài khoảng 1,5-8 cm long và rộng 1,2 cm (lớn hơn ở cây non), đỉnh lá tròn, đôi khi có mấu, thường có màu xanh ở mặt dưới, chồi mới màu đỏ. Chồi ngọn hình trứng, 3-4 mm x 4 mm, có lá bắc hình tam giác, cành nhỏ dạng ống (4 mặt). Nón : Phân tich khác gốc. Cấu trúc mang hạt đơn độc ở nách lá, cuống dài 0,3 – 1,3cm, đế màu tím đỏ. Hạt : màu tím lục, hình trứng bầu dục, 0,8-0,9 x 0,6 cm.www.hoalancaycanh.com

Phân bố : Việt Nam : Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Sơn La, Hòa Bình, Quảng Ninh, có thể có ở những vùng núi đá vôi khác ở miền Bắc Việt Nam. Thế giới : Đông Bắc và Đông Nam Ấn Độ, Bangladesh, Myanma, Nam Trung Quốc (Vân Nam), Thái Lan, Lào, Campuchia,Malaysia, Indonesia, Philipin và Papua New Guinea.www.hoalancaycanh.comn 1500 mm. Cây lá kim mọc kèm : Thông Pà Cò (Pinus kwangtungensis), Thiết sam giả (Pseudotsuga sinensis), Bách vàng (Xanthocryparis vietnamensis), Pơ mu (Fokienia hodginsii), Thông đỏ Trung Quốc (Taxus chinensis). Tái sinh tự nhiên : có ở từng điểm nhưng gặp nhiều.

Công dụng : Lâm nghiệp : cho gỗ cứng có thể sử dụng trong xây dựng cũng như làm nhạc cụ và chịu ngâm. Làm cảnh : lá mới đẹp, cây nhỏ, có tiềm năng làm cảnh tốt. Loài cây nhập tương tự là P. chinensis đã được sử dụng rộng rãi làm cảnh.

Nhân giống : P.neriifolius

Bảo tồn :
Thế giới : Do phân bố rộng ở Đông Nam Á nên loài cây này hiện nay chưa được xếp là bị đe dọa. Việt Nam : loài hiếm khi bị khai thác lấy gỗ và sinh cảnh của loài không thích hợp cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, do kích thước của từng quần thể nhỏ và sinh cảnh hạn chế loài này có thể bị đe dọa trong tương lai do kết quả của việc khai thác những cây mọc kèm. Hiện tại loài này được đánh giá là “ chưa cần quan tâm nhiều”. Bảo tồn tại chỗ : loài này được ghi nhận có ở nhiều khu bảo tồn như Hang Kia – Pà Cò, VQG Tam Đảo và khu BTTN Bát Đại Sơn. Bảo tồn chuyển vị : Hiện tại chưa có chương trình bảo tồn nào tập trung cho loài này

 

Dẻ tùng sọc trắng (Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilger).

Tên khác : Sam bông (Việt Nam), sui hua shan (Trung Quốc).

Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilger

Amentotaxus_argotaenia_2

Mô tả :
Đường kính và chiều cao : cây gỗ nhỏ cao 6 (10) m, đường kính ngang ngực tới 0,5 m. Dạng cây : cây nhỏ tán thưa với cành hướng lên cao. Vỏ : mảnh nứt màu nâu xám, đỏ da cam bên dưới. Lá : cành trong năm màu xanh, chồi ngọn vuông, vảy chồi không rụng, ở gốc cành, lá hình dải hay hình mác, đôi khi hơi cong hình lưỡi liềm, tạo thành một góc với thân, gần như mọc đối, dài đến 8 cm và rộng đến 15 mm, mặt trên màu xanh bóng thẫm, mặt dưới có 2 dải lỗ khí phân biệt nằm giữa các dải xanh ở mép và ở hai bên dải xanh dọc gân giữa, dải lỗ khí rộng tới 1,5 lần dải xanh ở mép, gân giữa nổi ở mặt dưới, mép lá dẹt hoặc hơi cuốn lại, đỉnh lá nhọn, lá ở chổ khuất sáng và lá non mới mọc có thể dài hon với dải lỗ khí nhạt mầu hơn ở mặt dưới. Nón : phân tính khác gốc. Nón cái đơn độc, mọc từ nách lá của các chồi ngắn, áo hạt khi chín màu đỏ, nón hình bầu dục và rủ trên cuống dài đến 2 cm, hạt và áo hạt dài đến 2,5 cm và có đường kính 1,5 cm, hạt hơi nhô ra, chín trong năm sau, khi chín nhăn. Nón đực thành cặp hay thành chum (2)3 (5) ở ngọn các cành nhỏ, dài 5-6,5 cm, mỗi lá tiều bào tử có 2-5 túi phấn. Hạt : hình bầu dục trứng ngược, dài đến 2,5 cm với đường kính 1,3cm, tím đỏ khi chín, rụng xuống đất khi chín.www.hoalancaycanh.com

Phân bố : Việt Nam : Lào Cai, Hòa Bình, Sơn La, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, có thể có ở Lạng Sơn, Quảng Ninh (Bàng Tẩy). Thế giới : Nam Trung Quốc.

Sinh thái : Phạm vi độ cao : 950 – 1500 m. Dạng rừng : rừng á nhiệt đới thường xanh cây lá rộng, thường trên đất núi đá vôi. Khí hậu : nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm 20-240C, lượng mưa trên 1200 mm. Cây lá kim mọc kèm : Thông tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri), Thiết sam giả (Pseudotsuga sinensis). Tái sinh tự nhiên : ít gặp, cây mầm và cây con chịu bóng.

Công dụng : Lâm nghiệp : gỗ sử dụng làm công cụ, đồ mỹ nghệ và đồ gỗ. Lâm sản ngoài gỗ : chưa rõ mặc dù hạt có nhiều dầu. Làm cảnh : Lá có màu sắc đẹp, có thể làm cây thế giá trị. Công dụng khác : có thể sử dụng để điều trị ung thư.

Nhân giống : như A. yunnanensis

Bảo tồn : Trên thế giới loài này được xếp ở cấp Sẽ nguy cấp (VU A1c), chủ yếu là do các sinh cảnh của loài tách biệt và bị biến thành đất nông nghiệp. Ở Việt Nam loài được xếp là hiếm hay Đang nguy cấp. Điều tra gần đây phát hiện thêm những quần thể mới ở một số địa điểm và do đó hiện trạng của loài có thể thay đổi thành Sẽ nguy cấp.www.hoalancaycanh.com

Bảo tồn tại chỗ : Loài này được biết có ở VQG Tam Đảo, khu BTTN Hang Kia – Pà Cò, Xuân Sơn và khu bảo tồn mới đề xuất Pù Luông. Trong tất cả các vùng này các quần thể còn lại đều nhỏ và cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Bảo tồn chuyển vị : Hiện tại chưa có chương trình bảo tồn chuyển vị nào cho loài này dù Công ty giống lâm nghiệp trung ương đã tiến hành một số thử nghiệm nhân giống. Nghiên cứu tiếp theo có thể phát hiện các hoạt chất có ích trong chi này. Nếu vậy thì cần có chương trình phát triển loài này do các quần thể tự nhiên quá nhỏ cho khai thác.

 

Dẻ tùng Vân Nam (Amentotaxus yunnanensis H.L.Li)

Tên khác : Thông tre Vân Nam, Sam bông (Việt Nam), Yunnan shuhuashan (Trung Quốc).

Amentotaxus yunnanensis H.L.Li

Mô tả : Đường kính và chiều cao : cây gỗ nhỏ cao 12(15) m, đường kính ngang ngực 0,3 m. Dạng cây : cây nhỏ có tán thưa trải rộng. Vỏ : nứt tách màu nâu xám. Lá : cành trong năm màu vàng xanh, chồi ngọn vuông, vảy chồi không rụng, ở gốc cành, lá hình dải hay hình mác, đôi khi hơi cong hình lưỡi liềm ở đỉnh, tạo thành gốc với thân, gần như mọc đối, dài đến 10 cm và rộng 15 mm, dày và ráp, mặt trên xanh bóng, thẫm, mặt dưới có 2 dải lỗ khí phân biệt nằm giữa dải xanh ở mép và về hai phía cuả dải xanh mọc theo gân giữa, dãi lỗ khí rộng gấp 2 lần hay hơn nữa so với dải xanh ở mép, gân giữa ở mặt dưới nổi rõ, mép hơi cuộn, đỉnh lá tù hoặc nên, lá bị khuất sáng và lá mới mọc có thể dài hơn với các dải lỗ khí nhạt màu hơn ở mặt dưới. Nón : Phân tính khác gốc. Nón cái đơn độc, mọc từ nách lá của các chồi ngắn, áo hạt đỏ khi chín, nón hình bầu dục và rủ trên cuống dài 1,5 cm, áo hạt và hạt dài 2,5 cm và có đường kính 1,5 cm, hạt hơi nhô ra, chín vào cùng mùa năm sau, rụng khi chín. Nón đực mọc thành cặp hay thành chum 4-6 ở ngọn cành nhỏ, dài 10-15 cm, mỗi lá tiểu bào tử có 6-7 túi phấn. Hạt : hình trứng bầu dục, dài 3 cm và có đường kính 1,5 cm, màu tím đỏ với trắng khi chín.

Phân bố :
Việt Nam : Lào Cai, Hà Giang. Thế giới : Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Châu).

Sinh thái : Phạm vi độ cao : 700-1000 m. Dạng rừng : trong tầng tán trung bình, đôi khi mọc vượt tán trong rừng á nhiệt đới lá rộng trên đất núi đá vôi. Khí hậu : nhiệt đới gió mùa vủng núi, nhiệt độ trung bình năm 17-200C, lượng mưa trên 1500 mm. Cây lá kim mọc kèm : Pơ mu (Fokienia hodginsii), Thông tre lá dài (podocarpus neriifolius), Bách vàng (Xanthoccyparis vietnamensis), Thiết sam (Tsuga chinensis), Thông đỏ Trung Quốc (Taxus chinensis). Tái sinh tự nhiên : ít gặp, cây mầm và cây non chịu khuất sáng.

Công dụng
: Lâm nghiệp : gỗ dùng làm công cụ, đổ mỹ nghệ, đồ gỗ. Lâm sản ngoài gỗ : có thể dủng chữa ung thư, hạt có nhiều dầu. Làm cảnh : lá đẹp, đôi khi dùng làm cây thế.

Nhân giống
: Hữu tính : Hạt khó thu hái. Ở Hà Giang nón A.yunnanensis chín tháng 11. Phôi hạt phát triển chưa đầy đủ khi hạt rụng khỏi cây. Nói chung cần thêm 12 tháng nữa để hạt đủ phát triển và nảy mầm. Hạt cần bảo vệ khỏi động vật ăn hạt. Sinh dưỡng : Hom cần được thu hái vào mùa thu đông. Hom từ cây trưởng thành ra rễ tốt với tỷ lệ trên 40% trong 6 tháng. Hom chồi bên sinh trưởng hướng nghiêng. Hom non và cây mầm cần được che sáng.www.hoalancaycanh.com

Bảo tồn :
Trên thế giới loài này được xếp ở mức Sẽ nguy cấp (EN A1c), chủ yếu đo các sinh cảnh của loài phân tán và bị chuyển đổi thành đất nông nghiệp. Ở Việt Nam loài đã được xếp ở cấp Rất nguy cấp cho tới gần đây, trước đây chỉ biết có một quần thể (quần thể này có thể đã giảm xuống chỉ còn một cây). Các quần thể mới được phát hiện tại Hà Giang nhưng vẫn còn quá nhỏ để thay đổi được cấp đánh giá cho Việt Nam. Có nhiều khả năng là những quần thể nhỏ vẫn sẽ được tìm thấy.www.hoalancaycanh.com

Bảo tồn tại chỗ : Loài này được biết có ở VQG Hoàng Liên và từ một số vùng chưa được bảo vệ của Hà Giang. Ở cả hai địa điểm quần thể quá nhỏ và cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Bảo tồn chuyển vị : Hiện tại chưa có chương trình bảo tồn chuyển vị nào cho loài này mặc dù Công ty giống lâm nghiệp trung ương đã tiến hành một số nghiên cứu nhân giống sinh dưỡng. Nghiên cứu tiếp theo có thể phát hiện các hoạt chất có ích trong chi này. Nếu vậy thì cần có chương trình phát triển loài này do các quần thể tự nhiên quá nhỏ cho việc khai thác

 

Dẻ tùng Pô lan (Amentotaxus poilanei (de Ferre & Rouane) D.K.Ferguson) và Dẻ tùng sọc nâu (A. hatuyenensis N.T.Hiep)

Hai loài Dẻ tùng khác đã được biết có ở Việt Nam A. poilanei là một loài cây gỗ cao đến 20 m, hiện chỉ biết có chắc chắn ở núi Ngọc Linh tỉnh Kon Tum mặc dù loài này được báo là có cả ở khu Lò Xo trên vùng giáp ranh giữa Quảng Nam và Kon Tum cũng như ở Pù Mát – Nghệ An. Loài gặp ở độ cao đến 2300 m. Hiện trạng bảo tồn loài này ở cấp Sẽ nguy cấp (VU A1c). Loài thứ 2 lá A. hatuyenensis và A. yunnanensis là màu của dải lỗ khí (nâu nhiều hơn trắng). Trên thế giới hiện trạng loài này chưa được đánh giá (Thiếu thông tin, DD)còn ở Việt Nam loài này xếp ở mức Rất nguy cấp do vùng phân bố quá hạn chế. Loài này cần tiếp tục được nghiên cứu.

 

 

Thông đỏ Trung Quốc (Taxus chinensis Pilger)

Từ đồng nghĩa : T. wallichiana Zucc. var.chinensis (Pilg) Florin.

Tên khác : Yew (Anh) hong du shan (Trung Quốc).

Taxus chinensis Pilger

Việc phân loại những loài của Châu Á trong chi Thông đỏ rất dễ nhầm lẫn và sự khác biệt giữa các loài nhiều khi không ổn định. Một nghiên cứu sâu đang được tiến hành tại Vườn thực vật Hoàng gia Edinburgh nhằm làm sáng tỏ việc phân loại cho những loài cây của chi này ở Châu Á.

Mô tả : Đường kính và chiều cao : cao 10-15 (20) m với đường kính ngang ngực 1 (1,5) m. Dạng cây : mọc đứng với cành mọc vươn trải tùy theo điều kiện. Vỏ : màu nâu đỏ, bóc tách thành từng mảng nhỏ. Lá : lá dạng dải mác, thằng hay hơn hình lưỡi liềm, xếp xoắn ốc thành 2 dãy, mọc cách, dài khoảng 1,5-2,2 cm và rộng 3 mm, đầu thu nhọn, gốc xuôi xuống, mép bằng, mặt trên xanh vàng, mặt dưới xanh nhạt với các dải lỗ khí màu vàng nhạt ở hai bên gân giũa. Lá của các cành chính có thể vươn lên hơn là xếp dàn trải. Nón : phân tính khác gốc. Nón cái đơn độc, một hạt và bao quanh nhưng không phủ kínn bởi áo hạt màu đỏ, chín trong một năm. Nón đực xếp thành hàng ở nách lá trên cành năm trước, nhỏ, hình trứng, dài 6 mm và rộng 3 mm, không cuống hoặc có cuống nhỏ. Hạt : hình trứng, 8 mmx 5 mm, khi chín màu đen.www.hoalancaycanh.com

Phân bố : Việt Nam : Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La. Thế giới : Nam Trung Quốc.

Sinh thái : Phạm vi độ cao : 900-1500 m. Dạng rừng : rừng á nhiệt đới trên dông núi đá vôi và các sườn dốc núi đá vôi. Khí hậu : nhiệt đới gió mùa vùng núi hay có mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình năm 17-210C, lượng mưa above 1300 mm. Cây lá kim mọc kèm : Thông tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri), Thiết sam giả (Pseudotsuga sinensis), Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis), Kim giao Bắc(Nageia fleuryi), Thông Pà Cò (Pinus kwangtungensis). Tái sinh tự nhiên : rất hiếm.

Công dụng
: lâm nghiệp : gỗ có màu đỏ với ván đẹp, chịu ngâm và được sử dụng làm guồng nước. Lâm sản ngoài gỗ ; hạt được dùng làm thuốc. Làm cảnh : cây chịu bóng, có giá trị làm cảnh, thường là làm cây thế. Công dụng khác : các loài thuộc chi Thông đỏ đều có thể cung cấp thuốc chữa ung thư từ chiết xuất của lá và vỏ. Việc thu hái thuốc chỉ có thể tiến hành một cách lâu dài từ rừng trồng vì các quần thể tự nhiên quá nhỏ.www.hoalancaycanh.com

Nhân giống :
Hữu tính : Hạt khó thu hái và có nhiều khó khăn để gieo hạt nảy mầm. Hạt cần có thời gian xử lý liên tiếp ở nhiệt độ ấm sau đó nhiệt độ thấp với hàm lượng nước cao cho nảy mầm. Không nên đánh cây con từ rừng tự nhiên. Sinh dưỡng : Hom cần được thu hái vào mùa thu đông. Hom cây trưởng thành có thể ra rễ đạt trên 60% trong 4 tháng. Các chồi bên tạo thành cây sinh trưởng hướng nghiêng. Hom ra rễ và cây con cần được che sáng.
Bảo tồn : Do loài có phân bố rộng ở Nam Trung Quốc nên loài này chưa được đánh giá là bị đe dọa ở trên thế giới. Các quần thể ở Việt Nam nằm ở cực nam vùng phân bố của loài và có thể là những xuất xứ riêng biệt. Cây có kích thước nhỏ hơn nhiều và nhiều cây đã bị chặt, ở mức quốc gia loài này được xếp ở cấp Sẽ nguy cấp.www.hoalancaycanh.com

Bảo tồn tại chỗ : loài này được ghi nhận có ở trong ít nhất 2 khu bảo tồn là Hang Kia – Pà Cò và Bát Đại Sơn. Phần lớn các quần thể khác nằm ngoài hệ thống khu bảo tồn. Bảo tồn chuyển vị : Do tiềm năng tạo taxol của loài nên cần có một chương trình để bắt đầu thiết lập ngân hàng gen cho loài này

 

Thông đỏ lá dài (Taxus wallichiana Zucc.)

Từ đồng nghĩa : T. yunnanensis W.C.Cheng & L.K.Fu.

Tên khác : Thông đỏ Hymalaysia (Việt Nam), HimalayanYew (Anh), xu mi hong dou shan (Trung Quốc).

Taxus wallichiana Zucc.

Hệ thống phân loại các loài trong chi Thông đỏ rất dễ lẫn lộn và sự khác biệt giữa các loài nhiều khi không ổn định. Trong danh sách thực vật thế giới các quần thể Thông đỏ ở phía Nam Việt Nam được xác định là T.chinensis var. mairei. Tuy nhiên, phần lớn sách thực vật Việt Nam và các tài liệu đều xác định là T. wallichiana.

Mô tả :
Đường kính và chiều cao : cao tới 20 (30) m với đường kính ngang ngực to 1 (1,5)m. Dạng cây : mọc đứng với các cành mọc phân tán tùy theo điều kiện môi trường. Vỏ : nâu đỏ, bóc tách thành từng mảng hay từng tấm nhỏ. Lá : dạng dải mác, thẳng, đôi khi hình lưỡi liềm, mềm, xếp hình xoắc ốc thành 2 dãy, mọc cách, dài 2,2 – 4 cm và rộng 3 mm, thuôn thành đỉnh nhọn, gốc lá mọc xuống, mép lá phẳng, mặt trên xanh vàng, mặt dưới xanh nhạt với các dải lỗ khí xanh nhạt hơn ở hai bên gân giữa. Lá của các chồi chính có thể mọc ựng lên hơn là xếp thành dãy. Nón : phân tính khác gốc. Nón cái đơn độc, có một hạt và được bao quanh nhưng không bao kín bằng áo hạt màu đỏ, chín trong 1 năm. Nón đực tao thành hàng ở hai nách lá của năm trước, nhỏ, hình trứng, dài 6 mm và rộng 3 mm, không có cuống hoặc có cuống rất nhỏ. Hạt : hình trứng, 7 mm x 5 mm, đen khi chín.www.hoalancaycanh.com

Phân bố : Việt Nam : Chỉ biết chắc chắn có ở Lâm Đồng (Đức Trọng, Xuân Thọ, Đơn Dương, Lạc Dương). Còn có thể gặp ở Khánh Hòa (theo tài liệu từ thời Pháp), Ninh Thuận và Đắc Lắc. Thế giới : Tây Nam Trung Quốc, Himalaya.

Sinh thái : Phạm vi độ cao : 900-1600 m. Dạng rừng : rừng thường xanh á nhiệt đới trên đất phong hóa từ granit. Khí hậu : nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm 20-250C, lượng mưa trên 1500mm. Cây lá kim mọc kèm : Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii), Kim giao Nam (Nageia wallichiana), Thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius), Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus), Du sam (Keteleeria evelyniana). Tái sinh tự nhiên ; ít gặp, cây mầm và cây non chịu bóng tốt.

Công dụng : Lâm nghiệp : gỗ màu đỏ với vân đẹp, chịu ngâm và sử được sử dụng làm guồng nước. Lâm sản ngoài gỗ : Hạt được dùng làm thuốc và tanin dược chiết xuất từ vỏ. Làm cảnh : cây chịu bóng với giá trị làm cảnh tốt, có thể dùng làm cây thế. Công dụng khác : các loài thuộc chi Thông đỏ đều có thể cung cấp thuốc chữa ung thư từ chiết xuất của lá và vỏ. Việc thu hái thuốc chỉ có thể tiến hành một cách lâu dài từ rừng trồng vì các quần thể tự nhiên quá nhỏ.www.hoalancaycanh.com

Nhân giống : như T. chinensis. Nón chín tháng 12. Cây con có thể chịu được nhiệt độ cao hơn T. chinensis.

Bảo tồn : Do có phân bố rộng ở ngoài Việt Nam nên hiện tại loài này được đánh giá là không bị đe dọa trên thế giới cho dù nhiều quần thể đã bị khai thác quá mứa. Ở Việt Nam trước đây đã đánh giá ở các mức Hiếm (Sách đỏ Việt Nam), Thiếu thông tin hay Rất nguy cấp (CR C2a) (Nguyen Hoang Nghia, 2000). Đánh giá cuối này dựa trên điều tra ở Lâm Đồng vào năm 1998 với số cây ước tính còn lại ít hơn 250 cây và mỗi quần thể nhỏ không quá 50 cây. Sau đó điều tra hiện trường tại Lâm Đồng đã được tiến hành và một quần thể có ít nhất 250 đã được tìm thấy. Tổng số cây còn lại hiện nay ước tính trên 250 cây nhưng ít hơn nhiều so với 2500 cây phân bố thành những quần thể bị phân tách mạnh. Vì vậy hiện trạng của loài này cần được xếp ở cấp Đang nguy cấp (EN C2a). Do các quần thể đang bị đe dọa mạnh, đặc biệt là nạn cháy rừng trong các khu vực lân cận nên hiện trạng này có thể cần phải được nâng lên. Các quần thể ở Lâm Đồng là đại diện cực nam phân bố của chi Thông đỏ ở trong đất liền của Đông Nam Á. Những quần thể này cũng rất cách biệt và có thể là những xuất xứ riêng.www.hoalancaycanh.com

Bảo tồn tại chỗ ; loài này chỉ được ghi nhận tại 1 khu bảo tồn ở Lâm Đồng (Bì Đúp). Các quần thể chính đều ở trong những khoảng rừng sót lại dọc theo khe hoặc gần đỉnh núi. Bảo tồn chuyển vị : Đã có một chương trình nhân giống để thiết lập ngân hàng gen tại Lâm Đồng nên loài này có thể được bảo tồn và sử dụng sản xuất taxol trong tương lai.

 

SINH THÁI CÂY LÁ KIM VIỆT NAM

Loại đất : – đá vôi : đất mùn trên núi đá vôi, – đất thoát nước : thường là đất phong hóa từ đá mẹ granit hay bazơ, – đọng nước : đất đọng nước theo mùa.

Khí hậu : – núi cao : nhiệt đới gió mùa vùng núi (núi cao và vĩ độ cao), – mùa đông lạnh : nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh (hoặc hơi lạnh) với mưa hè (hoặc hè thu) (các tỉnh phía Bắc), – mùa đông ấm : nhiệt đới gió mùa với mưa hè (các tỉnh phía Nam).

Cách tái sinh : – chỗ quang : tái sinh ở những nơi quang đãng tạo ra do lửa rừng, phát rừng, đất lở, nón khô và tự mở, hạt phát tán nhờ gió, – chỗ bóng : tái sinh dưới tán rừng, nón có áo hạt mềm, hạt phát tán nhờ chim.

 

 

————-Hết ——————-