Thứ Năm , 2 Tháng Năm 2024
Mới nhất

CÂY LÁ KIM VIỆT NAM – Bài 2

Tác giả Ho Trung

Bao gồm 4  bài ( thông báo anh em tiện theo dõi ). bài 2/4

Tài liệu thuộc công ty Giống Lâm Nghiệp Trung ương của Nguyễn Đức Tố Lưu , Philip Ian Thomas , được xuất bản năm 2004 của nhà xuất bản thế giới .

 

ĐỈNH TÙNG (Cephalotaxus mannii Hook.f.)

Tên đồng nghĩa : Cephalotaxus hainanensis H.L.Li, Cephalotaxus griffithii J.D Hooker)
Tên khác : Phỉ ba mũi (Việt Nam0,Plum Yew (Anh), hai nan cu fei (TRung Quốc)

dinh tung

Trong một số tài liệu loài này được gọi dưới tên C. oliveri Mast. Một số tài liệu khác còn ghi nhận các loài C.fortunei và C.drupacea có ở Việt Nam. Thực tế chỉ có một loài duy nhất của chi Đỉnh tùng ở Việt Nam là C.mannii
Mô tả : Đường kính và chiều cao : cao tới 20 (30)m có đường kính ngang ngực 50(-110)cm. Dạng cây : mọc đứng có thân thẳng và tán hẹp. Vỏ : màu nâu nhạt đến nâu đỏ, bong rời thành các lớp mỏng. Lá : mặt trên màu xanh đậm, mặt dưới có các dãi lỗ khí mày trắng hay trắng xanh, hình dải hay hình dải mác, hiếm khi hơi cong hình liềm, 4cm x 4mm (lá bị che sang dài hơn), ráp, mỏng, gân giữa nổi rõ, đầu lá nhọn hoặc có mấu. Nón : phân tính khác gốc. Nón hạt đơn độc hay mọc thành cụm 2 hoặc 3, cuống 6-10mm. Áo hạt ban đầu xanh, chuyển dần sang màu đỏ khi chín, dài 2-3cm và rộng 1,2cm. Nón đực nhỏ, hình cầu, cụm 6-8 và mọc từ nách lá dọc theo cành của năm vừa qua, không bền, rụng. Hạt : hạt hình trứng ngược ngang bầu dục, 2,2-2,8cm, nhọn đầu.

Phân bố : Việt Nam : Lào Cai, Hà Giang, Sơn La, Hà Tây, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Khánh Hòa. Thế giới : Đông Bắc Ấn độ,Lào, Bắc Myanma, Bắc Thái Lan, phổ biến ở Nam Trung Quốc.

Sinh thái : Phạm vi độ cao : 500-1500m. Dạng rừng : mọc rải rác thành các đám nhỏ trong rừng lá rộng thường xanh á nhiệt đới trên nhiều loại đất núi đá vôi hau đất phong hóa từ granit. Khí hậu : nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm 20-27oC, lượng mưa trên 1500m. Cây lá kim mọc kèm : phía Nam – Kim Giao Nam (Nageia wallichiana), Thông đỏ lá dài (Taxus wallichiana), Thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius), Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus), phía Bắc – Kim giao Bắc (Nageia fleuryi) Thông tre (Podocarpus spp), Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus) Pơ mu (Fokienia hodginsii), Dẻ tùng (Amentotaxus spp). Tái sinh tự nhiên : hiếm, cây con dưới 5 tuổi ít gặp.

Công dụng : Lâm nghiệp : cho gỗ tốt, chịu mối mọt, được sử dụng làm đổ gỗ, đồ mỹ nghệ và công cụ có giá trị. Lâm sản ngoài gỗ : Hạt có dược tính – ở đảo Hải Nam vỏ được dùng chữa sốt và chất alcaloit (Homoharringtonine) tách từ loài Đỉnh tùng Trung Quốc C.harringtonia cho thấy có tác dụng chống bệnh bạch cầu. Khả năng gây trồng loại này để sản xuất thuốc chống ung thư cần được tiếp tục nghiên cứu. Làm cảnh : Loài này có tiền năng làm cảnh tốt do cây non chịu bong và có dáng đẹp, cây trưởng thành có kiểu vỏ dày độc đáo.
Nhân giống : Hữu tính ; Ở Lâm Đồng nón chín tháng 10. Hạt dễ nảy mầm sau khi thu hái. Hạt cần được giữ ẩm, tránh bị khô. Hạt có thể bảo quản trong thời gian ngắn ở 3-4oC. Những cây cái đơn lẻ có thể vẫn có hạt với áo hạt phát triển nhưng hạt lép do không được thụ phấn. Sinh dưỡng : Hom được cắt vào mùa đông. Hom cây trưởng thành ra rễ với tỷ lệ cao (>80%) trong vòng 5 tháng. Cây non có thể được cắt ngọn tạo chồi gốc cho hom tốt hơn.

Bảo tồn : Loài này đã bị khai thác lấy gỗ và làm thuốc trên các vùng phân bố của cây. Việc thu vỏ sẽ dẫn đến chết cây và đây không phải là cách làm có tính lâu dài. Trên thế giới loài này được xếp vào cấp Sẽ nguy cấp (VU A 1d). Các đánh giá trước đây ở Việt Nam đã xêp vào một loạt các cấp độ (Hiếm, phụ thuộc bảo tồn hay Đang nguy cấp). Loài có phân bố rải rác nhưng trên diện rộng nên khó có đánh giá chính xác kích thước quần thể hiện tại, khu phân bố hay nơi cư trú do vậy trong trường hợp này có cấp đánh giá quốc tế cần được sử dụng như cấp thấp nhất.

Bảo tồn tại chỗ : Loài này đã được ghi nhận với các quần thể nhỏ ở hơn 10 Vườn quốc gia và khu bảo tồn như VQG Ba Vì, Tam Đảo, khu BTTN Bạch Mã, Chư Mom Ray và một số khu bảo tồn quanh núi Bì Đúp ở Lâm Đồng. Quần thề lớn nhất ở Lâm Đồng (hơn 100 cây) gặp trên sườn Núi Voi, huyện Đức Trọng là khu vực không nằm trong diện tích bảo vệ chính thức. Loài cần được bảo vệ nghiêm ngặt trên toàn bộ vùng phân bố. Bảo tồn chuyển vị : cần có một chương trình nhân giống thích hợp nhằm cung cấp cây cho trồng thử nghiệm và thiết lập ngân hàng gen. Khả năng bảo quản của hạt cũng cần được nghiên cứu thêm.

 

Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii Hook.f.)

Cành mang nón cái và nón cái/ Cone-bearing brandchlet anh a seed cone)
Bách Xanh (Calocedrus macrolepis Kurz)
Tên đồng nghĩa : Libocedrus macrolepis (Kurz) Bentham &Hooker
Tên khác : Tùng hương, Pơ mu giả, Trắc bách diệp núi (Việt Nam),cui bai (Trung Quốc).

Cephalotaxus mannii Hook.f

Cephalotaxus mannii Hook. f.

Mô tả : Đường kính và chiều cao : cao 20-25m với đường kính 60-80cm. Dạng cây : mọc đứng, thân thẳng, phân cành thấp, tán rộng. Vỏ : máu xám cho tới nâu đỏ, nhẵn khi cây non, ráp và nứt dọc trên cây già. Lá : dạng vảy, dẹt, 1-3mm(lớn hơn khi cây còn non) xếp thành 2 cặp, mỗi vẫy của cặp bên trong (nhỏ hơn) dẹt, ép sát vào thân, các vảy của cặp bên ngoài (lớn hơn) có hình thuyền, thường có các dãi lỗ khí phân biệt. Nón : nón cái đơn độc ở đỉnh, nâu đỏ khi chín, hình bầu dục thuôn, dài 1-2cm, 4-6 vảy gỗ dẹt với mấu nhọn ở đỉnh, không bền, rụng sớm, chín trong 1 năm, giải phóng hạt khi còn trên cây. Hạt : có 2 cánh không đều nhau.

Phân bố : Việt Nam : Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, Hà Giang, Hòa Bình, Hà Tây, Đắc Lắc, Lâm Đồng , Khánh Hòa, Ninh Thuận. Thế giới : Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Ấn Độ, Myanma.

Sinh thái : Phạm vi độ cao :800-1500m. Dạng rừng : mọc thành các đám nhỏ trong rừng rậm vùng núi thường xanh, ẩm trên núi đá vôi hoặc núi đất phong hóa từ granit. KHí hậu : nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm 20-25oC, lượng mưa trên 1500m. Cây lá kim mọc kèm : Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus), Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum), Du sam (Keteleeria evelyniana). Tái sinh tự nhiên : ít gặp, ưa sang, chủ yếu rái sinh ở chỗ quang. Cây con bị che bong thường chết trong vòng 5 năm.

Công dụng : Lâm nghiệp : cung cấp gỗ có ván đẹp, thớ thẳng có giá trị, gỗ có mùi thơm, chịu mối mọt và dễ gia công. Dùng tring xây dựng, làm bàn tủ, đồ gỗ văn phòng, đồ mỹ nghệ. Lâm sản ngoài gỗ : hương liệu và tinh dầu. Làm cảnh : cây con có giá trị trang trí cao, thích hợp cho nuôi trồng ở vùng cao.

Nhân giống : Hữu tính : Ở miền Nam hạt thu hái tháng 8-9, Phơi quả cho khô ráo để tách hạt, 1kg hạt chứa khoảng 130.000 hạt. Hạt mới chế biến có thể đạt tỷ lệ nảy mầm 72% trong vòng 24 ngày. Sinh dưỡng : Hom cành từ cây 7-8 tuổi được xử lý bằng thuốc bột IBA 1% có thể ra rễ với tỷ lệ trên 80%.

Bảo tồn : Thế giới : Mặc dù loài có phân bố rộng ở Đông Nam Á nhưng loài này vẫn xếp ở cấp Sẽ nguy cấp (VU B1+2b) do việc khai thác gỗ và nhựa quá mức. Việt Nam : Trên toàn vùng phân bố ở Việt Nam loài này bị khai thác quá mức để lấy gỗ và nhựa và phần lớn các nơi sinh sống của loài bị chuyển thành đất nông nghiệp. Hiện trạng bảo tồn của loài này thay đổi theo thời gian từ Đang nguy cấp (Sách đỏ), sang phụ thuộc bảo tồn (Phan Kế Lộc, 1977) hay Đang nguy cấp với kích thước quần thể ít hơn 250 cá thể trưởng thành (Nguyen Hoang Nghia, 2000). Các đợt điều tra gần đây ghi nhận thêm nhiều quần thể nên hiện trạng loài này không còn ở mức Đang nguy cấp nhưng vẫn còn nằm ở cấp Sẽ nguy cấp (VU D1).

Bảo tồn tại chỗ : Một số quần thể nhỏ nằm trong các khu bảo tồn quanh dãy Bì Đúp ở Lâm Đồng và cả ở VQG Ba Vì. Bảo tồn chuyển vị : Ở Lâm Đồng các chương trình nhân giống đã được tiến hành tại xí nghiệp giống lâm nghiệp vùng Tây Nguyên nhằm cung cấp giống cho trồng làm giàu rừng và thiết lập ngân hàng gen.

Sa mu dầu (Cunninghamia konighii Hayata)

Tên khác : Sa mộc Quế Phong (Việt Nam)
Cunninghamia konighii Hayata

Một số nhà phân loại cho rằng loài này là một thứ của Sa mộc C.lanceolata hoặc là tên đồng nghĩa của loài Sa mộc. Điểm khác biệt là số các dải lỗ khí ở mép ngoài lá và kích thước lớn hơn của nón quả Sa mộc C. lanceolata (2.5-4.5×2.5-4cm)

Mô tả : Đường kính và chiều cao : cao tới 50m với đường kính ngang ngực 2,5m. Dạng cây : mọc đứng với tán hình tháp. Vỏ : nâu, tách ra thành các mảnh, phần trong của vỏ màu đỏ. Lá : cứng, dạng dải mác, dài 2 cm và rộng 25mm, men theo cành. Nón : Nón cái 1,8-3 x 1,2-2,5cm, hình trứng tròn. Nón đực ở ngọn, cụm thành 1-3 bó gồm tới 20 nón thuôn dài. Hạt : màu nâu đậm, thuôn dài tới 6 mm với cánh bên mỏng.

Phân bố : Việt Nam : Nghệ An (Pù Mát, Kỳ Sơn, Quế Phong), Thanh Hóa (Xuân Liên). Thế giới : Lào, Trung Quốc.

Sinh thái : Phạm vi độ cao : 960-2000m. Dạng rừng : rừng rậm thường xanh á nhiệt đới trên đất phong hóa từ granit. Khí hậu : nhiệt đới gió mùa vùng núi, nhiệt độ trung bình năm 16-2oC, lượng mưa trên 1500mm. Cây lá kim mọc kèm : Pơ mu (Fokienia hodginsii). Tái sinh : hiếm, tập trung ở những nơi sạt đất hay nương rẫy mới đốt.

Công dụng
: Lâm nghiệp : Bị khai thác mạnh trong quá khứ, hiện tại được sử dụng tại địa phương làm nhà, gỗ chịu mối, không mục và dễ gia công. Loài mọc tương đối nhanh và có tiềm năng sử dụng trồng rừng. Làm cảnh : kích thước của cây hạn chế khả năng sử dụng làm cảnh có thể trồng làm cây đường phố ở vùng cao.

Nhân giống
: Hữu tính : Nón chín tháng 11-12 tuy nhiên thường khó thu hái do chỉ mọc ở phần trên của những cây trưởng thành rất lớn. Phơi nón quả để tách hạt, 1 kg hạt Sa mộc C.lanceolata có khoảng 156.000 hạt và hạt mới thu hái của loài này có thể nảy mầm đạt 43% trong vòng 17 ngày. Sinh dưỡng : Sa mộc nói chung tương đổi dễ nhân giống bằng giâm hom từ cây non. Tuy nhiên, thường gặp hiện tượng sinh trưởng hướng nghiêng, nhất là khi hom thu từ những cây già.

Bảo tồn : Thế giới : Loài này đang bị đe dọa lớn (Đang nguy cấp, EN A 1c) do việc khai thác mạnh và phân bố hạn chế. Việt Nam : kích thước nhỏ của các quần thể, phân bố hạn chế ở một số vùng của 2 tình và việc phá rừng tại đây đang tăng do phát nương lam rẫy xác định cấp đánh giá cho loài này ở Việt Nam cũng Đang nguy cấp.

Bảo tồn tại chỗ :
Một số quần thể được ghi nhận tại các khu BTTN Pù Mát, Pù Hoạt và Xuân Liên. Ở Nghệ An có tiến hành một dự án nhằm xác định toàn bộ khi phân bố của loài trong tỉnh và nghiên cứu đặc điểm sinh học và sinh thái của loài. Các lâm phẩm còn lại của loài này là những nguồn gen quan trọng đối với lâm nghiệp và cần thiết phải có các biện pháp bảo tồn cho dù việc phân loại được xác định chưa rõ rang. Không nên trồng Sa mộc (Cunninghamia lanceolata) trong các Huyện có các quần thể Sa mu (C.konishii) tự nhiên để tránh bị lai tạp.
Bảo tồn chuyển vị : Một số thử nghiệm ban đầu về trồng rừng bảo tồn Sa mu ở Kỳ Sơn tới nay chưa thành công, một trong những vấn đề chính là khả năng thu hái được hạt giống và lựa chọn địa điểm trồng thích hợp.

 

Hoàng đàn (Cupressus funebris Endl)

Tên đồng nghĩa : Cupressus tonkinensis Silba

Cupressus funebris Endl

Các tài liệu trước đây về cây lá kim Việt Nam đều gọi đây là cây Hoang đàn ở Lạng Sơn và vùng Đông Bắc Việt Nam là C.torulosa D.Don. Loài C.torulosa chỉ phân bố hạn chế trên dãy Himalaya cho dù cây này có thể được trồng ở một số vùng núi cao của Việt Nam và ở một số nơi (Lâm Đồng) loài này có thể phát tán ra mọc tự nhiên. Một số tài liệu trước đây đã dựa trên các mẫu tiêu bản định loại nhầm. Loài Hoàng Đàn trong tự nhiên và nhiều cây trồng ở Lạng Sơn chắc chắn không phải là C.torulosa. Loài C. tonkinensis Silba được mô tả năm 1994 dựa trên các tiêu bản thu thập ở Lạng Sơn vào khoảng năm 1919 và một số tiêu bản khác thu từ Quảng Tây trong cùng thời gian. Phân tích di truyền so sánh vật liệu thu từ cây tự nhiên và cây nuôi trồng có nguồn gốc được biết ở Đông Bắc Việt Nam cho thấy những cây này hoặc rất gần hoặc chính là C.funebris. Phân bố tự nhiên của C.funebris không được biết chắc chắn do loài có lịch sử nuôi trồng lâu đời ở Trung Quốc và có thể ở cả Bắc Việt Nam, nhất là ở các đình chùa. Các nghiên cứu tiếp theo vẫn đang được tiến hành nhằm khẳng định sự định loại này cho Hoàng đàn ở Bắc Việt Nam

Mô tả (Việt Nam, dựa trên những cây trồng thu từ Vạn Linh, Lạng Sơn và các khu núi đá vôi phụ cận). Đường kính và chiều cao : cao tới 8 m với đường kính ngang ngực 40cm. Dạng cây : mọc đứng, đơn thân với tán rộng, rủ. Vỏ : nhẵn, nâu xám với các vết nứt dọc , bên trong màu đỏ. Lá : lá trưởng thành xếp sát, ép vào cành, đầu nhọn, mọc thành cặp, cặp ở phía ngoài có sống nổi dọc, hơi dẹt, lá non tồn tại trong nhiều năm, hình kim, thường có màu xanh. Nón cái : màu nâu khi chín, hình cầu, đường kính ngắn hơn 1,5cm, có 4-8 vảy nón không có u lồi hoặc u nhỏ hơn 1mm, ít hạt, xuất hiện vào tháng 10-11, chín trong hai năm. Hạt : màu nâu nhạt, dài 3mm, hơi tròn với các sống dẹt.

Phân bố : Việt Nam : lạng Sơn (Hữu Lũng, Chi Lăng). Còn có thể có ở Tuyên Quang (Na Hang), Hà Giang (Đồng Vân). Thế giới : mọc phổ biến ở Trung Quốc.

Sinh thái :
Phạm vi độ cao : tại Lạng Sơn 550-1000m. Dạng rừng : Phân bố rải rác trên các dông núi đá vôi. Khí hậu : nhiệt đới gió mùa vùng núi hay có mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình năm 20-23oC, lượng mưa trên 1400mm. Cây lá kim mọc kèm : THông đỏ Trung Quốc (Taxus chinensis), Thông tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri) (Hà Giang). Tái sinh tự nhiên : không còn.

Công dụng :
Lâm nghiệp : Gỗ có thớ thẳng, ván đẹp, chịu mối mọt. Cây có mùi thơm, đặc biệt là ở rễ, gỗ không bị biến dạng hay nứt theo thời gian. Dùng làm đồ gỗ văn phòng, gia dụng, đồ, mỹ nghệ và tạc tượng giá trị cao. Lâm sản ngoài gỗ : làm hương, tinh dầu chiết xuất từ gỗ và rễ có thể dùng làm thuốc, làm nước hoa, xà phòng hay mỹ phẩm khác. Làm cảnh : Loài cây quí có lá và tánn đẹp.

Nhân giống :
Hữu tính : Nón chín tháng 11-12, 1kg hạt có khoảng 500.000 hạt. Do kích thước quần thể nhỏ nên hạt thường lép. Sinh dưỡng : cây có thể nhân giống tương đối dễ bằng hom với tỷ lệ rễ cao(>30% đối với cây trưởng thành). Hom cần được thu vào vụ thu đông. Bằng cách lựa chọn các chồi thẳng hướng làm vật liệu có thể tránh được hiện tượng sinh trưởng hướng nghiêng khi giâm hom.

Bảo tồn :
Thế giới : C.torulosa được xếp ở cấp độ ít có nguy cơ, gần bị đe dọa. Đánh giá hiện trạng trên thế giới gần đây nhất đã có tính cả những ghi nhận về các cây Hoàng đàn ở Việt Nam. Việt Nam : C.funebris được xếp vào cấp Rất nguy cấp (CR).www.hoilakim.com

Bảo tồn tại chỗ
: ở Việt Nam khu BTTN Hữu Liên đã được thiết lập nhằm bảo vệ những cây còn lại (cũng như đối với các loài cây bị đe dọa khác) vào năm 1986. Việc khai thác trộm gần như đã xóa bỏ loài này khỏi khu bảo tồn. Hiện tại, chỉ tìm thấy có một cây tự nhiên duy nhất còn lại trong khu bảo tồn. Bảo tồn chuyển vị : Loài này là một đối tượng chính cho nghiên cứu bảo tồn và phát triển. Một quần thể nhỏ gồm khoảng 20 cây được trồng trong khu BTTN Hữu Liên. Công ty giống lâm nghiệp trung ương đã tiến hành các thử nghiệm về nhân giống dựa trên 40 dòng còn thu thập được để thiết lập ngân hàng gen phục vụ trồng rừng trong tương lai.

 

PƠ MU (Fokienia hodginsii A Henry & H. Thomas)

Tên khác : Mậy vạc, hòng, mậy long lanh (Việt Nam).

Fokienia_hodginsii_-_Kunming_Botanical_Garden_-_DSC03141

Mô tả : Đường kính và chiều cao : cao tới 30m với đường kính ngang ngực 1,5m. Dạng cây : mọc đứng, thân thẳng, tán tròn. Vỏ : màu nâu đậm, nứt dọc không đều. Lá : dạng vảy, dẹt, dài 2-8mm (dài hơn ở cây non), xếp thành 2 cặp kích thước bằng nhau, cặp lá bên trong nhỏ hơn dẹt, ép sát vào thân, các vảy lá của cặp ngoài lớn hơn hình thuyền, thường có các dải lỗ khí phân biệt. Nón : nón cái màu nâu chín, hóa gỗ, gần hình cầu, 1,5-2,5 x 1,2-2,2cm. Nón đực màu xanh vàng. Hạt : 4-5mm, có hai cánh không đều nhau.

Phân bố : Việt Nam : Lài Cai, Yên Bái, Sơn La, Phú Thọ, Điện Biên, Hà Giang, Nghệ An, Hòa Bình, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Khánh Hòa. Thế giới : Đông Nam Trung Quốc, Lào.

Sinh thái :
Phạm vi độ cao : 900-1500 (2500)m. Dạng rừng : phần dông và đỉnh của rừng thường xanh vùng núi trên đất phong hóa từ granit hay đá vôi. Khí hậu : nhiệt đới gió mùa vùng rừng núi, nhiệt độ trung bình năm 14-23oC, lượng mưa trên 1600mm. Cây lá mọc kèm : phía Nam – Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum), Thông Đà Lạt (Pinus dalatensis), Thông lá dẹt (P.krempfii), phía Bắc và miền Trung – Sa mu dầu (Cunninghamia konishii), Bách tán Đài Loan (Taiwania cryptomerioides), Thông Pà Cò (Pinus kwangtungensis), Thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius). Tái sinh tự nhiên : nhiều, không chịu bóng, cần chỗ quang cho tái sinh.

Công dụng :
Lâm nghiệp : dùng trong trồng rừng núi, cho gỗ chất lượng cao sử dụng làm đồ gỗ và mỹ nghệ hay xây dựng. Lâm sản ngoài gỗ : Còn là nguồn tinh dầu quí.

Nhân giống : Hữu tính : Hạt thu hái tháng 11 ở miền Bắc, tháng 7 ở miền Nam. Phơi nón quả để tách hạt, 1kg chứa khoảng 150.000 – 170.000 hạt. Hạt mới thu có thể đạt tỷ lệ nảy mầm 68% trong 22 sinh. Sinh dưỡng : Thu đông là thời gian thích hợp cho nhân giống bằng giâm hom. Hom từ cây 2-3 tuổi cho tỷ lệ ra rễ cao (>80%) trong 3 tháng. Cần chọn chồi cẩn thận khi giâm từ cây trưởng thành để tránh hiện tượng sinh trưởng hướng nghiêng.om

Bảo tồn : Thế giới : Hiện tại cấp đánh giá cho Pơ mu trên thế giới là Ít nguy cơ, gần bị đe dọa (LR NT), do loài có phân bố rộng ở Việt Nam, Lào và Nam Trung Quốc.Tuy nhiên, ở môi nước, loài này đang bị khai thác mạnh và các quần thể trở nên bị phân tách và cô lập. Hiện trạng của loài này đang được đánh giá lại. Việt Nam : loài này được xếp ở mức Đang nguy cấp do khu phân bố bị suy giảm và việc khai thác vẫn tiếp diễn. Phần lớn các lâm phần trưởng thành còn lại tập trung ở các vùng núi xa ở Lào Cai, Nghệ An và Lâm Đồng. Giấy phép khai thác vẫn đang tiếp tục được cấp cho các lâm trường và hiện tượng chặt phá ở địa phương vẫn đang là vấn đề. Ở một số vùng (Kỳ Sơn, NGhệ An) rừng trồng được thiết lập tương đối thành công.

Bảo tồn tại chỗ :
Loài này được ghi nhận có mặt trong một loạt các khu bảo tồn trên các vùng phân bố tự nhiên như VQG Hoàng Liên ở Lào Cai, các khu BTTN quanh núi Bì Đúp ở Lâm Đồng và Pù Mát ở Nghệ An. Một số lâm phần này đã được đăng ký là nguồn giống quốc gia. Bảo tồn chuyển vị : Hiện tại chưa có chương trình bảo tồn chuyển vị nào cho loài này cho dù có một số nghiên cứu về nhân giống và trồng thử nghiệm.

 

Thủy Tùng (Glyptostrobus pensilis (Staunton) K.Koch)

Tên khác : Thông nước (Việt Nam), Water Pine (Anh), shui song (Trung Quốc).

Thuy Tung Glyptostrobus pensilis (Staunton) K.Koch

Loài này là một trong những cây lá kim cổ nhất với lịch sử được ghi nhận hơn 100 triệu năm. Cho tới gần đây chi này vẫn phân bố rộng rãi ở Châu Á và Châu Âu nhưng sau một loạt các đợt băng hà các quần thể chỉ còn tồn tại trong 2 đám nhỏ ở Đắc Lắc. Loài này là một trong những kho báu của thiên nhiên Việt Nam.

Mô tả (Việt Nam) : Đường kính và chiều cao : cao tới 20m nhưng thường nhỏ hơn với đường kính ngang ngực tới 1m. Dạng cây : mọc đứng với tán hình tháp, khi già tán trở nên rộng hơn, những chồi nhỏ nhất thường rụng theo mùa. Rễ khí thường thấy quanh gốc cây hơi bạnh vè. Vỏ : màu nâu đỏ, dày, dạng sợi và tách thành các đường. Lá : Hai dạng lá. Lá trưởng thành dạng vảy trên các cành không rụng hoặc cành ra nón, ép sát cành, lá non và lá mới hình dải, dài 6-10mm, các lỗ khí trên tất cả các mặt lá. Nón : nón cái ở đỉnh, hình cầu trứng, có tới 10 vảy hóa gỗ mép có răng cưa, dài 3cm và rộng tới 1,5cm, xuất hiện vào tháng 7 đến tháng 10, chín và giải phóng hạt khi còn trên cây và tháng 11 năm sau, nón thường không rụng, nón đực đơn độc ở đỉnh. Hạt : hình trái xoan, dài 5-6mm có cánh dài ở phần lưng của hạt.

Phân bố : Việt Nam : đặc hữu của Việt Nam ở Đắc Lắc (Krông Năng, Ea H’leo). Thế giới : những tài liệu từ Đông Nam Trung Quốc nói đến các cây được trồng hay di thực từ nuôi trồng ra tự nhiên. Có thể có ở Lào (Khăm Muộn).

Sinh thái (dựa trên hai địa điểm còn lại) : Phạm vi độ cao : 550-750m. Dạng rừng : thảm thực vật đầm lầy với các loài ưu thế thuộc họ Sim (Myrtaceae) các loài Dầu (Dipterocarpus) và Giáng hương (Pterocarpus) trên đá mẹ bazơ. Khí hậu : Nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm 20-23oC, lượng mưa 1300-1800mm. Cây lá kim mọc kèm : không có. Tái sinh tự nhiên : không thấy.

Công dụng : Lâm nghiệp : trước kia được sử dụng cho xây dựng và đồ mỹ nghệ. Ở Trung Quốc gỗ các cây đổ tự nhiên được dùng đóng thuyền và xây cầu do gỗ chịu ngâm nước. Làm cảnh : có dạng cây hấp dẫn và thích hợp trồng gần nước. Công dụng khác: ở Trung Quốc cây thường được trồng trên các chân đê để giữ đất.

Nhân giống :
Hữu tính : Phần lớn các cây còn lại ở Việt Nam chư thất có hạt hữu thụ. Nón chín tháng 11-1. Ở các nước khác hạt thu hái khi nón chuyển màu nâu, phơi và bảo quản sang mùa xuân. Nảy mầm trong khoảng 20 ngày. Sinh dưỡng : Nhân giống bằng cành bánh tẻ, tốt nhất là cắt hom có gót từ những cây non có khả năng ra rễ sau khi xử lý thuốc kích thích. Có thể nhân giống từ các cây trưởng thành với tỷ lệ ra rễ khoảng 20% trong 10 tuần. Hom ra rễ cần để ở chỗ dâm. Khi trồng nên trồng lên các mô đất hơn là cắm trực tiếp vào đầm lầy ngập nước.

Bảo tồn : Thế giới : loài này hiện đang xếp ở cấp Thiếu thông tin (DD) do không rõ về nguồn gốc tự nhiên của các quần thể ở Trung Quốc và Việt Nam. Việt Nam : Thủy tùng được biết chỉ có ở 2 khu bảo tồn nhỏ bao quanh là các khu trồng cà phê. Khu phân bố cũng như nơi cư trú của các quần thể này chắc chắn ít hơn 100km2 và 10km2 tương ứng. Cả hai quần thể đều đang suy giảm và bị đe dọa đáng kể do bị cháy rừng và những thay đổi của nơi sống. Tổng số cây của quần thể ít hơn 250 cây trưởng thành. Với mức độ tàn phá như những đợt cháy rừng vừa qua và khả năng cháy tương tự trong tương lai ước tính mức suy giảm số lượng có thể là 25% trong vòng một thế hệ tới là sát thực. Do vậy Thủy tùng cần được đánh giá ở Việt Nam cũng như trên thế giới của cấp độ Rất nguy cấp (CR) theo các chi tiêu B1, B2c, C1.

Bảo tồn tại chỗ :
Quần thể lớn nhất (220 cây) nằm trên diện tích một khu bảo tồn nhỏ 50 ha ở hồ Earal, trong khi đó quần thể thứ hai (34 cây) nằm trong khu bảo tồn có diện tích lớn hơn (100ha) ở Trấp Kso. Cả hai quần thể đều nằm trong vùng đất bằng phẳng và trũng bao quanh toàn bằng vườn cà phê. Hầu hết rừng trong khu vực này đều đã bị chặt để trồng trọt và phần lớn các nơi trũng đã được thoát nước trong 50 năm qua. Bảo tồn chuyển vị : một số thử nghiệm nhân giống đã được Viện KHKT Lâm nghiệp tiến hành. Khó khăn chính là thiếu hạt giống và tỷ lệ ra rễ kém. Công ty giống lâm nghiệp trung ương hiện đang đặt hạt giống để làm gốc ghép. Rất quan trọng là phải tìm được những địa điểm thích hợp thay thế để trồng những cây nhân giống được đề phòng việc bảo tồn tại chỗ không thành công.

 

Bách tán Đài Loan (Taiwania cryptomerioides Hayata)

Tên đồng nghĩa : Taiwania flousiana Gaussen
Tên khác : Taiwan shan (Trung Quốc)

Taiwania cryptomerioides Hayata
Chi cổ đơn loài này mới được phát hiện tại Lào Cai trong một quần thể nhỏ vào năm 2001. Trước đây loài này chỉ biết có ở Đài Loan, Vân Nam và Đông Bắc Myanma. Tại những nơi này cây có thể cao tới 75m với đường kính ngang ngực tới 4m và tuổi khoảng 1500 năm. Sự phát hiện loài này ở Việt Nam càng cho thấy tầm quan trọng của Việt Nam đối với cây lá kim.

Mô tả (Việt Nam) : Đường kính và chiều cao : cao tới 40m với đường kính ngang ngực 1,2m. Dạng cây : cây cao vượt tán, một thân, tán hình tháp rộng hay có một số cành ngang lớn và các cành nhỏ rủ ở phần trên của tán. Vỏ : nâu hay đỏ, nứt dọc hay bong ra không đều, dày ở những cây trưởng thành. Lá : hai dạng, lá già nhỏ, gần dạng vảy, dài tới 8mm, xếp dày, lỗ khí ở cả hai mặt, cây non và lá nn của cây già dài tới 1,5cm, đầu nhọn, thường có màu xanh nhạt. Nón : nón cái ở đỉnh, đơn độc hay mọc thành cụm, hình trụ hay hình bầu dục, dài tới 2,5cm và rộng 1 cm với 10-30 vảy ráp. Nón đực mọc thành cụm. Hạt : hình trứng thuôn, dài tới 7mm,có cánh.w
Phân bố : Việt Nam : Lào Cai (Văn Bàn). Thế giới : Myanma, Trung Quốc.

Sinh thái : Phạm vi độ cao : 1800-2100m. Dạng rừng : trên đất phong hóa từ granit. Khí hậu : nhiệt đới gió mùa vùng núi, nhiệt độ trung bình 13-18oC, lượng mưa trên 2000mm. Cây lá kim mọc kèm : Pơ mu (Fokienia hodginis ). Tái sinh tự nhiên : thỉnh thoảng bắt gặp, bị hạn chế do cháy rừng thường xuyên.

Công dụng : Lâm nghiệp : có tiềm năng tốt cho trồng rừng, được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc cho các chương trình trồng rừng, cung cấp gỗ rất tốt cho xây dựng, làm đồ gỗ và quan tài. Làm cảnh : cây đẹp, thích hợp cho vùng cao. Công dụng khác : được biết có chứa thành phần có tính chống ung thư và trừ sâu.

Nhân giống ; Hữu tính : Nón chín tháng 11-12. Độ thuần các lô hạt thu hái thay đổi tùy theo từng cây và cách chế biến. Do vậy 1 kg hạt có thể chứa từ 450.000 đến 700.000 hạt. Hạt mới thu hái từ Vân Bàn đạt tỷ lệ nảy mầm trên 40%. Hạt ưa khô, có thể bảo quản sau khi đã làm khô ở 4oC trong vài năm mà không giảm đáng kể tỷ lệ nảy mầm. Hạt nên giao vào mùa xuân, nảy mầm trong 3-4 tuần, cây non cần tránh nắng và trồng khi còn nhỏ. Sinh trưởng ban đầu nhanh. Sinh dưỡng : Cây non hiếm gặp trong quần thể tự nhiên, Hom từ cây trưởng thành có thể ra rễ nhưng tỷ lệ rất thấp. Vấn đề nữa là hiện tượng sinh trưởng hướng nghiêng ở cây hom.

Bảo tồn : Thế giới : do bị khai thác mạnh lấy gỗ quí nên loài này hiện nay đang xếp ở cấp Sẽ nguy cấp (VU A 1d). Việt Nam : Tổng số cây của quần thể hiện tại ước tính khoảng 100 cây trong một khu vực ít hơn 3 km2. Quần thể này bị đe dọa do chặt hạ và đặc biệt do cháy rừng khi người dân địa phương đốt rừng làm bãi chăn thả gia súc. Vì vậy loài này được xếp ở mức Rất nguy cấp (CR A 1c, B1, 2b-e, C2a).

Bảo tồn tại chỗ : Hiện tại quần thể này không nằm trong diện tích khu bảo tồn. Tuy nhiên, Chi cục kiểm lâm Lào Cai và Tổ chức Động thực vật quốc tế hiện đang tiến hành một dự án lâm nghiệp cộng đồng nhằm bảo tồn tại chỗ loài cây này. Bảo tồn chuyển vị : hạt giống đã được Công ty giống lâm nghiệp trung ương thu hái nhằm tạo giống cho trồng rừng phục hồi, thiết lập ngân hàng gen và trồng thử nghiệm trong một dự án của Công ty với Chương trình bảo tồn cây lá kim quốc tế.

 

Bách vàng (Xanthocryparis vietnamensis Farjon & Hiep)

Tên khác : Vietnamese Golden Cypress (Anh).

Xanthocryparis vietnamensis Farjon & Hiep

Mô tả : Đường kính và chiều cao : cao tới 15m với đường kính ngang ngực 80cm. Dạng cây : hình tháp khi còn non, tán rộng và phẳng khi trưởng thành. Vỏ : màu nâu trên thân chính, hơi tía trên cành, bóc trơn thành các đường. Lá : 3 dạng lá. Lá trưởng thành dạng vảy, xếp thành cặp với đinh nhọn, hơi dàn trải,dạng lá chuyển tiếp tương tự như lá trưởng thành nhưng dài hơn và dàn trải hơn, lá non xếp thành vòng 4, dài 2cm và rộng 3mm, các dãi lổ khí phân biệt trên mặt sau của lá, các dạng lá khác nhau có thể cùng tồn tại trên cùng một cành. Nón cái : hóa gỗ, gần hình cầu chi chín, đường kính 1,1cm, vảy gồm 2 cặp, có mấu lồi cong nổi rõ, chín trong 2 năm. Hạt hình trứng dài 6mm long với các cánh nhỏ

Phân bố : Việt Nam : đặc hữu của tỉnh Hà Giang (Quản Bạ)

Sinh thái : Phạm vi độ cao : 1050 – 1330m. Dạng rừng : Rừng dòng núi đá vôi. Khí hậu : nhiệt đới gió mùa vùng núi, nhiệt độ trung bình 14 – 18oC, lượng mưa 2000-2400mm. Cây lá kim kèm theo : Thiết sam giả (Pseudotsuga sinensis), Kim giao Bắc (Nageia Fleuryi), Thông tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri), Bách Xanh (Calocedrus macrolepis). Thông đỏ Trung Quốc (Taxus chinensis), Dẻ tùng (Amentotaxus sp). Tái sinh tự nhiên : hiếm, cây tái sinh chiếm khoảng 10-15% tổng số cá thể.

Công dụng : Lâm nghiệp : có giá trị tại địa phương do gỗ bền, thơm. Làm cảnh : lá đẹp, có tiềm năng sử dụng làm cảnh.

Nhân giống :
Hữu tính : nón chín tháng 11-12, một kg hạt có ít hơn 180.000 hạt. Nhân giống bằng hạt chưa được thử nghiệm. Sinh dưỡng : Hom thu hái từ cây trưởng thành từ tháng 11 đến tháng 2 có khả năng ra rễ khoảng 18% trong 4 tháng. Hom từ những cây non hơn (đường kính ngang ngực 7-15cm) ra rễ khoảng 3%.

Bảo tồn : Việt Nam và thế giới : Loài này được xếp ở mức Rất nguy cấp (CR B1 +B2a-e)do có phân bố rất nhỏ, nơi sinh sống hạn chế và bị khai thác những cây lớn. Điều tra gần đây nhất ước tính có khoảng 561 cây mọc trên địa bàn 3 xã với 290 cây trưởng thành.

Bảo tồn tại chỗ : Toàn bộ quần thể nằm trong khu BTTN Bát Đại Sơn. Việc chặt cây tại địa phương vẫn là vấn đề tồn tại. Bảo tồn chuyển vị : Nhân giống sinh dưỡng đã được Công ty giống lâm nghiệp trung ương tiến hành thành công cho 30 dòng. Thử nghiệm về hạt giống cũng đang được tiến hành.

 

Vân sam Fan Si Pang (Abies delavayi franchet ssp fansipanensis (Q.P.Xiang) Rushforth)

Tên đồng nghĩa : Abies fansipanensis (Q.P.Xiang)

Trong sách đỏ Việt Nam và Thực vật chí Việt Nam, Lào và Căm pu chia loài cây này được nhắc đến với tên Abies delavayi var.nukiangensis. Những cây ở VN gần với thứ này của loài. Cả hai tài liệu trên đêu xuất bản trước khi loài phụ Abies delavayi spp. Fansipanensis được mô tả chính thức.

P7160049

Mô tả : đường kính và chiều cao : Cao tới 15-20m, đường kính ngang ngực 1m. Dạng cây : mọc đứng với tán tỏa rộng cùng với tuổi. Vỏ : xám, mỏng, tương đối nhẵn. Lá : Các lá kim xếp vòng xoắn ốc xung quanh thân, dài 1,5-3cm, rộng 0,1-0,2cm, hình dải, đầu tù, mép lá uốn ngược mạnh, xoắn ở gốc, 2 dải lỗ khí chính ở mặt dưới lá, mặt trên màu xanh vừa phải. Cành trong năm màu nâu, chồi ngủ hình cầu, hơi có nhựa. Nón : Nón cái mọc đứng, hình trụ, dài tới 10cm, đường kính 4cm, có lá kèm, chín trong một mùa, xanh sẫm khi chín, nón tách mở và giải phóng hạt khi còn trên cây, cuống nón không rụng. Nón đực mọc ở phần dưới của các cành bên. Hạt : hình trứng ngược, dài tới 9mm, có cánh.www.hoilakim.com

Phân bố : Việt Nam : đặc hữu của tình Lào Cai (Đỉnh fan si Pan).

Sinh thái :
Phạm vi độ cao : 2600-2800m. Dạng rừng : rừng vùng núi ôn đới, loài cây ưu thế từng chỗ trên đất phong hóa từ granit. Khí hậu : nhiệt đới gió mùa vùng núi, nhiệt độ trung bình 13-18oC, lượng mưa 2000-3500mm. Cây lá kim mọc kèm : Thiết sam (Tsuga chinensis).Tái sinh tự nhiên : hạt tạo thành hàng năm nhưng cây con không chịu bóng, cần có những tác động đến tán rừng mới phát triển được.www.hoilakim.com

Công dụng :
Do quần thể nhỏ loài không được sử dụng với ý nghĩa kinh tế. Ở Trung Quốc gỗ loài Abies delavayi sử dụng làm xây dựng và chiết xuất tannin từ vỏ cây.www.hoilakim.com

Nhân giống : Hữu tính : Nón chín tháng 11-12. Hạt dễ gãy, cần được giữ cẩn thận. Hạt của loài Abies delavayi có thể bảo quản với hàm lượng nước 9-12% ở nhiệt độ -15% trong 5 năm. Sinh dưỡng : Hom từ cây trưởng thành rất khó ra rễ.

Bảo tồn : Thế giới : hiện được coi là thiếu thông tin (DD). Việt Nam : Do kích thước quần thể nhỏ (200-400 câ tập trung trên một vùng có diện tích ít hơn 1.000ha và tái sinh tự nhiên kém nên ở Việt Nam loài này được xếp ở mức Sẽ nguy cấp (VU D). Bảo tồn tại chỗ : toàn bộ quần thể nằm trong khu bảo tồn tại đỉnh Fan Si Pan và cần bảo vệ nghiêm ngặt, theo dõi thường xuyên. Bảo tồn chuyển vị : hiện tại không có bảo tồn chuyển vị được tiến hành, khu trồng thử nghiệm nhỏ nên được thiết lập trong vùng để nghiên cứu kỹ thuật lâm sinh và phục vụ làm ngân hàng gen.