Nước- cần cho sự sống
22/01/2010
ôi sẽ bắt đầu một loạt bài với mục đích là giúp trang bị kiến thức căn bản cho những bạn mới bắt đầu tập chơi môn nghệ thuật rất là bổ ích này. Có người nói là bonsai hay cây cảnh là một healthy hobby, vì nó cần người chăm sóc nó phải tốn nhiều thời gian ở ngoài vườn, vừa được hít thở không khí trong lành (hi vọng vậy), vừa được hưởng nắng trời (cũng tốt cho con người luôn- dĩ nhiên chỉ là nắng buổi sáng), và phải vận động tay chân nữa. Những kiến thức căn bản này mọi người nên nắm vững, vì phải giữ cho cây sống mạnh khỏe thì mới nói đến chuyện làm cho cây đẹp được.
Nước khỏi phải nói, ai cũng biết là cần cho sự sống của muôn loài, động cũng như thực vật (mặc dù nắng cũng cần thiết, nhưng tác dụng của nắng trên sự sống cần phải có thời gian lâu dài mới nhận ra được sự lợi ích của nắng). Khác với nắng, nước tác dụng lên sự sống thật là nhanh chóng (tính bằng giờ đối với một số cây, hoặc tính bằng ngày với một số loài động vật). Lấy thí dụ: con người nếu không hấp thụ nước vào cơ thể trong vài ngày, thì sẽ biết nhau ngay! (triệu chứng mất nước, choáng, v.v…); còn cây cối, trong mùa nắng nóng, mà không có nước, thì chỉ sau vài giờ, cây có thể một đi không trở lại!
Như vậy, nước có tác dụng ra sao lên cây cối? Nó tác động lên cây cối qua:
1. Ảnh hưởng đến độ toan/kiềm của đất trồng.
2. Ảnh hưởng đến áp lực săn chắc của các ống mạch của cây.
Độ toan (acid)/kiềm (độ pH) của đất là do:
– Thành phần hóa chất của đá tạo thành đất.
– Sự phân hủy của cây cối.
Hầu hết các cây cối phát triển tốt ở độ pH của đất từ 6.5-7.
Tại những vùng khí hậu ẩm ướt (như VN chẳng hạn), đất có khuynh hướng tăng độ acid. Lý do: lượng mưa nhiều, nước trong đất hòa tan những chất mang tính kiềm như Calcium, sodium, magnesium, and potassium nhanh hơn là chất mang tính acid như carbon. Điều này sẽ làm cho những chất mang tính kiềm bị xói mòn nhanh hơn chất tính acid.
Ngược lại, tại những vùng khí hậu khô hạn (như vùng tôi ở; tại VN có thể là Phan Rang, Phan Thiết?) thì đất sẽ có khuynh hướng mang tính kiềm nhiều (lý do như giải thích ở trên – lượng mưa không có nhiều)
*Thế tính toan hay kiềm thì có ảnh hưởng gì đến sức khỏe cây cối?
Nếu đất nhiều acid quá, vi khuẩn giúp sự phân hủy các chất hữu cơ không thể sống nổi, đồng thời cây sẽ bị ngộ độc bởi Manganese và nhôm, trong khi những yếu tố vi lượng khác lại không được hấp thụ, sẽ dẫn đến chết cây! Ngược lại, khi đất nhiều kiềm quá, sẽ gây tích tụ nhiều muối, dẫn đến nguy hiểm cho cây.
Đất nhiều kiềm tính sẽ làm giảm chất dinh dưỡng của đất, đồng thời đất cũng bị dính cứng lại.
Lý do:
-kiềm tính sẽ tạo nồng độ muối tăng cao trong đất, dẫn đến thiếu các dưỡng chất đặc biệt là phophorus, sắt và manganese.
-Sodium phá vỡ cấu trúc của humus (một chất được tạo ra từ sự phân hủy của thực vật trong đất- đây là một chất rất là quan trọng giúp cho cây cối phát triển khỏe mạnh- tôi sẽ nói ở bài viết kế tới) và đất sét (clay). Điều này làm cho đất bị mất cấu trúc tốt ban đầu, và tạo ra dính kết với nhau —> nước không thể thấm tốt, rễ cây không thể phát triển dễ dàng trong loại đất này, đồng thời chuyển hóa hiếu khí (aerobic)bị đình trệ, nhường chỗ cho chuyển hóa yiếm khí (anaerobic), dẫn đến sự tạo ra các độc tố —> các vi khuẩn có lợi cho cây sẽ bị chết. Lúc này đất không còn tốt cho cây nữa!
Nói chung, đất nhiều kiềm thường là do thiếu chất hữu cơ và nitrogen. (do sự hạn hán, dẫn đến nước không thấm đủ dưới đất).
*Có cách nào để nhận biết được đất của mình thuộc loại gì?
Hồi xưa, những nhà nông đã nếm vị của đất! Nếu đất có vị chua —> tính acid nhiều; nếu đất có vị đắng —> tính kiềm nhiều. Nhưng nếu có vị ngọt —> đất này là tốt cho cây trồng. Tôi khuyên các bạn không nên thử cách này.
Hiện tại, có thể xử dụng cách đơn giản sau: dùng giấy quì thử pH. Giấy quì màu xanh sẽ đổi thành màu hồng khi tiếp xúc với môi trường acid (ngay cả với acid yếu như là giấm ăn), và sẽ vẫn có màu xanh khi tiếp xúc với dung dịch tính kiềm (thí dụ nước vôi). Cách làm test: lấy 3-4 mẫu đất từ những vùng và từ các độ sâu khác nhau trong vườn; sau đó trộn lẫn các mẫu đất này với nhau trong một chậu sạch, rồi đổ nước mưa sạch vào để trộn thành bùn (hi vọng là các bạn không collect phải nước mưa toan!!) sau đó bỏ những miếng giấy quì vào bùn, đợi 10 giây, sau đó lấy ra một mẫu giấy quì, và nhúng nó vào nước sạch. Nếu giấy quì có màu hồng, đất thì tính acid nhiều (hồng càng nhiều càng tính acid). Còn nếu mẫu giấy quì đầu không có màu hồng, thì lấy mẫu giấy quì khác sau 5 phút, nếu có màu hồng, đất vẫn có acid, và cần điều trị. Nếu mẫu 2 không có máu hồng, thì lấy mẫu 3 sau 15 phút, nếu có hồng nhạt, hoặc không có màu hồng, thì đất không có tính toan. Test này chỉ là phỏng đoán tương đối thôi. Nếu muốn chính xác, thì bạn phải lấy mẫu đất rồi nhờ phòng lab thử nghiệm.
Tùy theo vùng địa lý, mà nước cũng sẽ có độ toan kiềm khác nhau. Nước mưa từ bầu khí quyển rơi xuống mặt đất, hầu hết sẽ không có khoáng chất, nhưng nếu nước mưa rơi qua những vùng với bầu khí quyển bị ô nhiễm, thì sẽ có nhiều khả năng mang tính acid do lượng sulfur hòa tan vào nước mưa. Chắc ai cũng biết là nước mưa là nguồn lý tưởng cho cây trồng, nhất là cây trong chậu. Nhưng như nói ở trên, nếu nguồn nước mưa bị nhiễm acid, thì lại là chuyện khác. Vùng tôi ở chỉ có mưa khoảng 2-4 lần mỗi năm! Do đó, không thể dùng nước mưa cho cây bonsai được. Ai muốn dùng nước mưa để tưới cây, nếu có điều kiện, thì nên thử pH của nước trước khi dùng. Còn với những người như tôi, thì phải dựa vào nguồn nước cung cấp bởi thành phố. Nước dùng trong sinh hoạt hàng ngày được lấy từ đâu? Nước mưa khi rơi xuống mặt đất, sẽ thấm vào lòng đất và khi được đưa tới người tiêu thụ, sẽ chứa những khoáng chất như calcium, magnesium, bicarbonate. Nếu nước chứa quá nhiều calcium, magnesium và bicarbonate,thì nó được gọi là nước cứng (hard water). Vùng của tôi ở, nước rất là cứng (xem hình dưới đây) Ngoài những chất này, công ty cung cấp nước ở đâu cũng vậy, còn bỏ chất chloride vào trong nước với mục đích là sát khuẩn (tùy theo vùng mà nước đi qua, công ty cung cấp nước sẽ kiểm tra số lượng vi khuẩn trong nước, và tùy theo lượng vi khuẩn, mà nồng độ chloride được cho vào nước sẽ thay đổi khác nhau). Chính chất chloride này là nguyên nhân làm cho cây suy yếu, và có thể làm chết cây (các bạn tưởng tượng là lấy nước hồ bơi mà tưới cây!!). Làm sao nhận biết được là nguồn nước của mình có chloride? Có thể ngửi mùi của nước (giống nước hồ bơi vậy), chính xác hơn, thì dùng giấy thử chloride.
Thế có cách nào để làm mất đi nguồn chloride trong nước trước khi tưới cây? Có vài cách sau:
1. Trữ nước vào trong một bồn chứa nào đó, rồi để qua đêm, sau đó có thể dùng nước để tưới cây (khi để nước tiếp xúc với không khí, chất chloride sẽ bốc hơi – do đó miệng bồn chứa phải mở rộng ra không khí – không được đóng kín)
2. trên thị trường có bán hệ thống lọc nước (không biết ở VN có không?). Hệ này gọi là Home filtration system. Nó xử dụng reverse osmosis nguyên tắc (dùng những thành phần charcoal nhỏ li ti để lấy đi những chloride, và những kim loại nặng, cũng như các vi khuẩn trong nước). Khi nước đi qua hệ thống này, sẽ là nước sạch và người có thể uống nước trực tiếp từ các vòi nước trong nhà.
Hình dưới đây các bạn để ý thấy rất nhiều những vùng màu trắng trên các lá cây olive đang được training này (sở dĩ nói là đang được training vì các nhánh của nó còn đang lộn xộn, chưa có lớp lang gì cả). Đó là những khoáng chất (calcium) còn tụ lại trên lá cây sau khi nước đã bốc hơi (nước quá cứng). Cây này tại vì lá quá gần với gốc cây, cho nên khi tưới cây, một số nước đã chạm vào mặt lá. Nhân hình này, sẽ nói sơ qua về sự tai hại của tưới cây trên mặt lá. Đối với những cây lá dầy như si sanh đa, olive thì chấp nhận được, nhưng với những cây lá mỏng, mà tưới cây kiểu này, thì chết chắc 🙂 , vì sẽ làm cho lá bị quăn, khô. Xin nhớ tôi đang nói về tưới cây với nước cứng, chứ như ở một số vùng ở VN, có thể sẽ không bị vấn đề này.
Bonhe
Có khi nào các bạn tự hỏi: lý do tại sao lá cây, hoặc cành cây bị rũ xuống khi cây bị thiếu nước? Xin nhắc lại, đây là triệu chứng của cây bị thiếu nước. Có nhiều lý do cây bị thiếu nước, sẽ được bàn đến sau.
Cây cối cần phải có áp lực săn chắc (tugor pressure) để đứng vững, cũng như để giúp sự quang hợp. Nhắc sơ về sinh lý tế bào cây: trong tương bào có nhiều chất phân tử cao, do đó áp lực thẩm thấu trong tương bào cao, do đó, nước sẽ bị thấm vào trong tương bào từ bên ngoài thành tế bào —> tế bào trở nên săn chắc —>giúp cho cây cối đứng vững được; đồng thời sẽ giữ được cột nước trong các mạch dẫn của cây cho sự bốc hơi qua mặt lá cây. Khi nước bốc hơi qua mặt lá cây —> làm giảm áp lực trong hệ ống xylem —> nước sẽ di chuyển từ hệ rễ lên trên hệ lá (từ nơi áp lực cao đến nơi áp lực thấp) giúp cho quang hợp của cây.
Áp lực săn chắc bị giảm do: quang hợp, tăng nhiệt độ của không khí, gió, độ ẩm thấp. Điều này cho thấy là ai ở vùng nóng khô với gió mạnh (miền Trung VN?) sẽ phải đối diện với nhiều thử thách hơn, cây cối trong chậu ở vùng này sẽ cần nhiều nước hơn, do đó phải xử dụng đất trồng hợp lý, tăng lần tưới cây trong ngày nóng, v.v…
Khi hiểu được điều trên, ta sẽ hiểu được lý do tại sao lá và cành cây (còn non) bị rũ xuống khi cây nhận không đủ nước (vì khi nước không vào tế bào được, thì áp lực săn chắc sẽ bị giảm nhiều).
Nói đến sự bốc hơi của nước qua mặt lá (transpiration) một chút. Sự bốc hơi của nước qua mặt lá là điều cần thiết cho việc vận chuyển chất dinh dưỡng từ hệ rễ lên trên lá cây (cơ chế đã nói ở trên), đồng thời nó cũng giúp điều hòa nhiệt độ cho cây! Nghe giống y như là cơ thể con người ha? Chúng ta, trong thời tiết nóng nực, chắc chắn phải ra mồ hôi phải không? Điều này là cần thiết để hạ nhiệt độ cơ thể xuống, nếu không sẽ vô cùng phiền phức. Hầu hết các loài cây sẽ không sống nổi khi nhiệt độ nội thân lên đến 45-50 độ C (lại quá giống cơ thể con người). Tại sao sự bốc hơi nước lại làm giảm nhiệt độ của cây? Vì: sự bốc hơi xử dụng năng lượng dư thừa của quá trình quang hợp.
Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự bốc hơi nước của lá?
*Tốc độ bốc hơi nước qua hệ lá sẽ tăng khi:
-Nhiệt độ không khí: tăng
-Độ ẩm: giảm (khô ráo)
-Gió: mạnh
-Áp lực khí quyển: thấp
-Ánh sáng: tăng (ánh sáng tăng làm các stomata mở ra —> thoát hơi nước qua lá)
*Tốc độ bốc hơi nước qua hệ lá sẽ giảm khi:
-Những yếu tố nói trên xảy ra ngược lại
-Nguồn nước cho rễ cây: giảm (khi cây thiếu nước—> các stomata sẽ đóng lại để dự trữ nước cho cây —> giảm thoát hơi nước qua lá)
Sự bốc hơi của nước qua mặt lá sẽ làm cho nước được hút lên cây từ lòng đất, điều này sẽ làm cho đất bị khô lại (do không còn đủ nước trong đất). Vì thế, nước phải được cung cấp lại cho đất mau chóng (rất quan trọng cho cây trong chậu). Có thể hiểu tại sao khi trời nóng, gió khô, ta phải tưới nước nhiều hơn.
#Áp dụng của các yếu tố này vào việc trồng cây trong chậu:
Khi thay đất, sang chậu cho cây bonsai, hầu hết ta phải cắt rễ và cắt cành lá, hoặc chỉ cắt rễ, hoặc chỉ cắt lá hoặc không làm gì cả. Việc lựa chọn thao tác phải làm cái gì, tùy thuộc vào sức khỏe của cây, loại cây và giai đoạn hoàn thiện của cây. Sau khi hoàn tất việc sang chậu, điều quan trọng kế tiếp là làm sao cho cây sống sót được sau cuộc giải phẫu. Lúc này, cần phải để ý đến tác dụng của sự bốc hơi của nước qua hệ lá (mất nước) tới hệ rễ cây (hút nước). Phải có được sự cân bằng giữa hệ lá và hệ rễ vì nếu không có sự cân bằng này, cây sẽ không tốt.
Nếu không có được sự cân bằng giữa hệ lá và hệ rễ thì cây sẽ bị ảnh hưởng gì?
-Nếu hệ rễ nhiều hơn hệ lá: sự bốc hơi nước qua hệ lá sẽ không nhiều —-> áp lực săn chắc tăng —-> hệ rễ sẽ không hút nước nhiều —-> có thể thúi rễ (vấn đề này cần phải bàn thêm sau này, vì không phải cứ nước nhiều xung quanh hệ rễ sẽ làm cho rễ bị thúi)
-Nếu hệ rễ ít hơn hệ lá: sự bốc hơi nước qua hệ lá nhiều —->áp lực săn chắc giảm —-> hệ rễ hút nước tăng nhiều —-> cây có thể bị mất nước nếu cây không được tưới nước đủ —> khô cây
Làm sao để có được cân bằng giữa hệ lá và hệ rễ? Hiển nhiên, nếu cắt rễ bao nhiêu thì cắt cành lá bấy nhiêu. Nhưng, như trên đã bàn, không phải bao giờ ta cũng làm được điều này.
Qua đây cũng xin tóm lại là việc kiểm tra độ pH của đất trồng cũng như là nước để tưới cây thật là quan trọng, vì nó sẽ quyết định là nước cứng ảnh hưởng như thế nào đến cây cối, và từ đó, mình có hướng xử lý thích hợp.
Bên đây, thì tôi dùng dấm ăn để pha vào nước tưới cây cho những cây không chịu được pH kiềm, với tỉ lệ như sau: một muỗng (thìa) canh dấm vào trong 4 lít nước (nước vùng tôi pH ~ 8 ). Còn những cây có thể chịu được kiềm thì không pha dấm vào nước làm gì. Ngoài ra, tôi cũng đang thử nghiệm dùng humic acid loại hạt (granule humic acid) pha vào đất trồng để xem có làm cho cây cối tốt hơn không. Humic acid chẳng qua là chất mà tạo ra từ lá cây, gỗ cây bị mục rửa mà thôi. Ở VN, những vùng mà đất hoặc nước đã mang tính toan rồi, thì chắc là không nên dùng thêm humic acid làm gì.
Làm sao để có được cân bằng giữa hệ lá và hệ rễ?
Điều này cần phải có kinh nghiệm. Việc giữ cân bằng chắc chắn sẽ không thể nào đạt được con số 50:50 như trong toán học. Giữ cân bằng giữa rễ và lá chỉ mang tính cách tương đối. Dù sao, nếu chú ý trong việc săn sóc sau khi sang chậu, thì tỷ lệ sống của cây sẽ cao hơn nhiều.
*Thế sang chậu thay đất cho cây lúc nào là thích hợp nhất?
-vào hôm trời mát (nếu thay đất trong lúc trời nóng đổ lửa, thì phiền phức to, vì cây sẽ mất nước trầm trọng (cơ chế đã giải thích ở trên). Cẩn thận hơn nữa, tôi sẽ xem tin tức của nha khí tượng xem tình hình thời tiết thế nào trong vòng một tuần từ ngày mình định thay đất cho cây. Nếu nhắm không ổn, thì tôi sẽ dời ngày thay đất lại nếu có thể được (nếu tôi không bận công ăn việc làm, suốt ngày chỉ chăm bẩm cho cây thôi, thì tôi sẽ không cần quan tâm đến thời tiết, vì có thể dùng các cách để xoay xở trong khi thời tiết không thuận tiện.
-Khi trời không có gió mạnh (cơ chế cũng đã nói ở trên)
*Săn sóc sau khi thay đất:
-để cây trong chỗ mát (không có nắng trực tiếp, chỗ tôi thích nhất là dưới gốc cây lớn trong vườn nhà), khuất gió.
-nếu hệ rễ bị cắt nhiều hơn hệ lá, thì cần phải phun nước như mưa phùn lên hệ lá thường xuyên (cơ chế đã bàn ở trên); nếu có giờ, thì phun càng nhiều càng tốt, còn không thì phun 2-3 lần/ ngày cũng xong. Tôi dùng bình xịt nước (giống như thợ hớt tóc hay dùng)
-nếu hệ rễ nhiều hơn hệ lá, thì không cần phun nước lên hệ lá (giúp cho nước bốc hơi qua hệ lá dễ dàng hơn)
Không biết tại VN có các nơi chuyên trồng rau trái mà không cần đất không? Chỉ dùng có nước nuôi sống cây thôi. Bên này, có những nơi chuyên trồng rau với phương pháp gọi là Hydroponics. Tôi có tham quan các cửa hàng này, cây cối rất xanh tươi bắt mắt. Đây là một hệ thống mà các cây được treo trong một mương nước, với hệ rễ của chúng hoàn toàn chìm trong biển nước. Nói đúng ra, phải gọi là dung dịch dinh dưỡng mới đúng, vì các phân hóa học lỏng và các khoáng chất cần thiết cho cây được pha chế với một tỉ lệ nào đó tùy từng loại cây. Có bạn sẽ thắc mắc là nếu rễ cây ngập trong nước như vậy thì tại sao không bị thúi rễ. Xin thưa: họ dùng oxygen để bơm vào dung dịch dinh dưỡng này, chính vì có oxygen mà rể cây thở được, không bị thúi rễ. Điều này cho thấy là đất trồng phải thoát nước tốt thì oxygen mới có thể cung cấp đầy đủ cho hệ rễ, còn nếu đọng nước, thì sẽ dẫn đến thúi rễ
Tưới nước cho bonsai tưởng dễ nhưng không dễ!
Lý do: bonsai có chậu nhỏ và đất thì ít, do đó nếu không chú ý khi tưới nước, có thể làm cho cây bị thiếu hoặc thừa nước, hoặc là đất bị mất dần đi.
Trước tiên, nói về dụng cụ cần thiết để tưới bonsai. Tưới nước cho bonsai cần phải nhẹ nhàng để cho đất không bị bắn tung tóe ra khỏi chậu. Do vậy, không phải cứ dùng bất cứ gì có thể được để tưới. Đây là vật mà tôi dùng thường ngày cho bonsai:
1. bình tưới dung tích 4 lít, với vòi tưới có đầu như gương sen, đầu tưới có thể thay thế được
2. cây tưới bằng kim loại, được nối với ống nước làm bằng nhựa dẻo, tôi chỉ dùng vật này khi tưới những chậu cây còn để trong chậu lớn vì tia nước mạnh, nếu tưới chậu bonsai, sẽ làm đất và rễ bật tung lên hết
Hôm nay tôi mới mua được một cây tưới xịn, chuyên dùng cho bonsai, có thể sẽ không phải dùng bình tưới nữa (dùng bình tưới thì có bất lợi ở chỗ mất thời gian đổ nước vào bình, nếu tưới bằng bình, sẽ mất khoảng 1 tiếng đồng hồ cho bộ sưu tập bonsai của tôi >:( .
Đây là bình xịt mà tôi có nhắc ở trên. Bình này chỉ được dùng để phun lên hệ lá của những cây mới được sang chậu (và tôi chỉ dùng nước uống trong chai cho nhiệm vụ này thôi – vì pH của nước uống trong chai là 7 và không phải là nước cứng)
Để viết tiếp tục bài này.
Khi đã có vật dụng cần thiết để tưới cây rồi, kế đến là cần phải biết:
– khi nào cây cần được tưới
– và tưới bao nhiêu là đủ.
Làm sao biết được khi nào cây cần tưới? Nhìn mặt đất.
-Nhìn: nếu đất ướt thì có lẽ cây không cần thêm nước nữa đâu, còn nếu đất khô, thì chắc chắn phải tưới rồi.
Tưới bao nhiêu thì đủ? Đây là vấn đề phải hết sức thận trọng, vì có thể xảy ra tình huống: tưởng rằng cây đã nhận đủ hoặc dư nước, nhưng thật ra, cây vẫn còn thiếu nước . Tại sao lại có trường hợp như vậy? Tưới gọi là đủ khi thấy nước chảy ra từ lỗ thoát nước của chậu.
Tại sao nước phải chảy ra từ lỗ thoát mới gọi là đủ? Vì: nó chứng tỏ là khí trời (bao gồm oxygen) đã được kéo vào đất trồng.
Nói trước, những điều tôi viết dưới đây, các bạn sẽ không tìm thấy được ở bất cứ tài liệu nào đâu nha. Đây hoàn toàn là từ kinh nghiệm của tôi trong những năm gắn bó với sở thích này. 😉
Khi tưới cây, nên tập thói quen là quan sát mặt đất trong chậu, đồng thời chú ý hệ lá cây luôn thể. Lý do:
-Quan sát mặt đất: xem nước thấm vào lòng đất nhanh hay chậm. Nếu nước thấm vào quá nhanh (tức là vừa tưới vào đất, đã thấy nó mất hút), chứng tỏ là đất trồng quá thô to —-> không tốt); ngược lại, nếu nước thấm vào quá chậm (khoảng hơn 10 giây) hoặc là hoàn toàn không thấm gì cả (tức là nước tưới vào chậu bao nhiêu, thì nó vẫn còn đọng lại thành hồ nước trên mặt đất), chứng tỏ là đất trồng không thoát nước tốt. Tại sao đất trồng không thoát nước tốt? Có một số nguyên nhân mà ta phải tìm cách khắc phục, nếu không cây trồng sẽ bị lôi thôi to. Khi phát hiện nước trong chậu thoát không tốt, thì phải làm gì kế tiếp? Bước kế tiếp là dùng tay để sờ thử. Để chẩn đoán một vấn đề gặp phải trong thú vui này, thì ta phải dùng thị giác (nhìn), xúc giác (sờ), đôi khi còn phải dùng khứu giác (ngửi) nữa. Nghe như mấy thầy lang chẩn bệnh quá nhỉ? Thế phải sờ cái gì? Phải sờ vào đất Nói đúng ra, không phải dùng tay sờ, mà dùng cây đũa mà bới lớp đất trên mặt ra (à quên, trước khi làm động tác này, ta phải đổ nước đọng trên mặt đất ra khỏi chậu cái đã). Tại sao phải bới đất lên? Tìm cái gì vậ
Đây là hệ thống mới làm. Nó dài khoảng 1 m, do đó sẽ không phải khom lưng tưới nước, giảm được chứng đau lưng mãn tính sau này 🙂
Nối cái valve điều chỉnh nước vào ống nước cao su, sau đó nối ống nước bắng kim loại, cuối cùng nối ốngMasakuni vào, vối mặt ngửa lên trời (làm giảm áp lực nước thêm nữa). Bonhe
Dùng tay hay đũa để bới mặt đất ra sâu khoảng 1-2 cm để xem tình hình đất ra sao. Nếu lớp đất dưới bề mặt:
* Khô: chứng tỏ nước đã không thể thấm từ bề mặt xuống dưới! Nguyên nhân? Do: đất trên bề mặt đã kết dính với nhau, làm thảnh hàng rào cản, không cho nước thấm vào lòng đất. Tại sao? Vì: chất hữu cơ trong đất trồng đã bị phân hủy thành mùn, và những mùn chất này đã kết dính với nhau. Những ai thường xuyên xử dụng phân hữu cơ cho bonsai sẽ thấy điều này rất thường. Giải quyết ra sao? Thì: dùng đũa để phá vỡ các mảng đất dính vào nhau và có thể bỏ đi lớp đất này, sau đó nhớ thêm đất mới vào trong chậu. Cò thể phải pha nhiều chất vô cơ (đá đập nhỏ, cát thô, v.v..) hơn vào đất trồng trong lần thay chậu kế tiếp.
* Ướt: động tác kế tiếp là dùng đũa thọc sâu vòa lòng đất chậu xem sao.
. nếu khó khăn lắm mới đẩy đũa xuống được: điều này nói lên rằng bộ rễ đã chiếm cứ hoàn toàn lòng chậu! Thường gặp khi bạn mua cây từ những chủ nhân đã không màng chăm sóc, thay chậu cho cây theo định kỳ! Chính vì bộ rễ đã chiếm đóng các khoảng không trong đất, đã làm cho nước không còn chỗ để thấm qua nữa! Xử trí? nếu thời điểm thay chậu (tức là cắt rễ, thay đất mới) cho phép, thì nên làm càng nhanh càng tốt; còn nếu không cho phép, thì tạm thời có thể làm như sau: dùng đũa thọc sâu vào đất chậu ở nhiều vị trí khác nhau với hy vọng là nước sẽ có chỗ thấm vào đất dễ dàng hơn (khi làm điều này, để ý xem nước có thoát được không, nếu thấy nước thoát, thì tạm ổn rồi); ngoài ra, cò thể ngâm chậu cây vào trong thau nước , và để nước ngấm vào bộ rễ từ dưới lên trên , điều này sẽ mất thời gian hơn.
. Nếu đũa thọc xuống đất dễ dàng. Bước kế tiếp là kiểm tra lỗ thoát nước của chậu xem có bị tắc nghẽn không. Hầu hết là nó đã bị tắc rồi. Nếu bị bít, thì xử trí nó thôi.
hiều lúc, nước tưới vào chậu sẽ thoát đi rất nhanh. Trường hợp này cần phải kiểm tra kỹ càng. Nếu bạn đang dùng loại đất thoát nước tốt, thì có thể sẽ không có vấn đề gì. Nếu thấy nước thoát tốt, mà sao cây vẫn có triệu chứng của thiếu nước, thì cần phải kiểm tra mặt đất chậu cây. Có thể sẽ thấy triệu chứng sau: đất bị co cụm vào trung tâm chậu, làm cho có khoảng cách giữa khối đất trồng và thành chậu (xin xem hình dưới)
Vì có khoảng cách này, mà nước khi được tưới vào chậu, thay vì cần có thời gian để thấm vào đất, nó sẽ theo khoảng hở này, thoát hết xuống đáy chậu. Do đó, cây sẽ bị mất nước! Nếu không phát hiện được điều này, chủ cây sẽ vẫn thấy là mặt đất chậu cây vẫn ướt tốt, và nước vẫn thoát tốt qua lỗ thoát của chậu, và tưởng là mọi việc đều êm xuôi, nhưng, lầm to!! ??? Hay gặp khi dùng quá nhiều chất hữu cơ mịn nhỏ trong đất trồng. Xử trí: đổ thêm đất vào khe hở, hoặc tốt nhất nếu được, thì nên thay đất với trộn nhiều thành phần vô cơ hơn. Bonhe
hải viết tiếp mới được, chứ chủ đề này kéo dài quá lâu rồi 🙁
Tại sao nên quan sát hệ lá trong lúc đang tưới cây?
Không những để biết xem cây có nhận đủ nước trong quá khứ, mà còn xem cây có bị bệnh hay bất cứ vấn đề gì khác. Thời gian tưới cây là lúc mà mọi phiền muộn trong cuộc sống như tan biến hết, và cũng là lúc để ý cây của mình về sự phát triển, chồi non, hoa, v.v… Chính vì áp dụng phương thức này, mà nhiều lần phát hiện những vấn đề của cây, mà nếu bỏ sót, chỉ vài này thôi, là cây sẽ tiêu tán đường ngay ::)
Thế khi tưới cây, cách nào là tốt nhất?
Với dụng cụ tưới thích hợp, nên tưới làm 2 đợt: đợt đầu, tưới vừa đủ thấm ướt bề mặt của đất trong chậu, và tưới một loạt cây từ cây A cho tới cây Z; đợt 2, sẽ cần tưới đẫm hơn, tưới cho đến khi thấy nước thoát ra từ lỗ thoát của chậu là đủ rồi, và cũng tưới từ cây A đến cây Z.
Có nên tưới lên hệ lá?
Sẽ có 2 ý kiến khác nhau về vấn đề này. Theo kinh nghiệm của tôi, cần phải kiểm tra xem nước dùng để tưới cây của mình là loại gì (kiềm, toan, hay trung tính, có muối hay không? có chloride hay không?) . Vùng tôi ở, nước sinh hoạt có tính kiềm mạnh và cứng (nhiều Calcium và Magnesium), do đó tôi tránh không tưới lên hệ lá, vì điều này có thể làm cho lá bị quăn, khô, trông mất thẩm mỹ. Thỉnh thoảng, cực chẳng đã mới phải tưới lên hệ lá để làm mát cây, khi nhiệt độ ngoài trời lên trên 100 độ F. Dù sao, khi cây mới được sang chậu (khi tôi nói về sang chậu, tức là thao tác lấy cây ra khỏi chậu cũ, hoặc môi trường cũ: đào cây từ đất cho vào chậu, rồi cắt bỏ những cành nhánh không cần thiết cho design của cây sau này, cắt tỉa rễ cho cân xứng với việc cắt cành nhánh, rồi cho cây vào môi trường đất mới), thì tôi sẽ phải phun nước lên hệ lá và cành cây thường xuyên mỗi ngày, với mục đích làm giảm sự mất nước của cây qua hệ lá (vì hệ rễ đã bị tổn thương trong quá trình sang chậu, do đó hệ rễ sẽ không thể cung cấp đủ nước cho cây được). Trong 1 post khác của tôi về 3 cây bông giấy mới đào về hôm qua, bạn Trung có thắc mắc là rễ tôi đã cắt quá nhiều, không biết cây có sống nổi không? Vì những cây này, tôi đã cắt cành, nhánh và hệ lá của chúng hầu như 100% rồi, do đó sẽ không sợ bị mất nước do hệ rễ không cung cấp được. Bên Mỹ, người ta gọi phương pháp này là bare-root planting. Nói tiếp về loại nước tôi dùng để phun lên hệ lá. Tôi dùng nước uống (không phải nước máy nha- mặc dù tại Mỹ, nước máy có thể uống không cần phải đun sôi), nước uống bán ngoài chợ, có pH=7 và không có muối, nên thích hợp cho việc phun lên hệ lá (bỏ nước vào bình xịt như thợ hớt tóc vậy)
heo tôi được biết, thì hầu như các vùng tại VN nước sinh hoạt không có tính kiềm. Dù sao, vì là vùng nhiệt đới với khí hậu nóng ẩm, nên tôi nghĩ rằng sẽ không cần tưới nước lên hệ lá. Vì khi tưới lên hệ lá, độ ẩm xung quanh cây sẽ tăng lên hơn nữa, điều này sẽ làm cho hệ lá khó mà bốc hơi nước được —–> tăng áp lực căng trong các ống dẫn
—-> nước sẽ không thể hấp thu tốt qua hệ rễ —-> úng nước trong đất trồng (đặc biệt nếu đất không thông thoáng) —> thúi rễ –> cây bị yếu kinh niên, hoặc nặng hơn nữa là ra Bình Hưng Hòa >:(
Mặt khác, khi tưới lên hệ lá không đúng thời điểm, sẽ có khả năng là cây sẽ bị nhiễm nấm (vì ẩm ướt: nơi nào ẩm ướt, thì nơi đó sẽ có nấm mốc, rêu phong mà – cơ thể con người cũng vậy, da dễ bị hắc lào, nếu vùng đó ẩm ướt triền miên!): ai trồng cây lá mỏng sẽ nhận thấy điều này rõ ràng.
Thế dấu hiệu của cây thiếu nước là gì?
-Nhánh, cành lá non bị rũ xuống
-rụng lá, nụ hoa, hoa
-trái cây bị biến dạng hoặc giảm số lượng trái
Nguyên nhân cây bị thiếu nước:
Từ hệ rễ:
+kĩ thuật tưới không đúng
+thời gian tưới không thích hợp
+số lần tưới không đủ
+đất trồng không dẫn nước tốt (như đất sét)
+nước quá cứng hoặc môi trường kiềm
+phân hóa học dùng không đúng cách
+rễ bị thúi hoặc bị tổn thương bởi các động vật ăn rễ cây, hoặc cắt rễ quá nhiều trong khi thay chậu, nhưng hệ lá lại không cắt đi cho tương xứng (mất cân bằng giữa hệ lá và rễ)
Từ thân cây:
+do con người (làm gẫy cành, thân khi uốn cây), hay do côn trùng phá hoại (thông đen đặc biệt dễ bị tấn công)
Dấu hiệu của cây bị ngộp nước:
-lá đổi màu vàng tái
-trái bị nổ tung
-có thể thấy bóng nước trên cuống lá hoặc mặt lá
Nguyên nhân ngộp nước:
-đất trồng không thoát nước tốt
-lỗ thoát của chậu đã bị bít
-chậu không có lỗ thoát nước 😮 (hi vọng là không gặp trường hợp này bao giờ)
Không ai thắc mắc gì hết?! Thôi, để cho làm nột cái test này xem sao. Test này tôi nghĩ là mọi người đều biết hết, nhưng cứ thử xem sao nha. Chiều nay về nhà, phát hiện thấy dấu hiệu lạ trên cây thông đen này! Nhớ tới DĐ, nên chộp liền mấy pô hình. Bị gì vậy? Bonhe
Đúng là cây bị thiếu nước trầm trọng. Hôm đó, đi làm về, thấy rổ cây bị đổ nằm ngang, đất trên mặt bị đổ tung tóe. Vì cái rổ nhỏ ít đất, mà cây đang phát triển mạnh, cần nhiều nước, do đó chỉ cần mất cân bằng một chút là có chuyện ngay (tức là lượng đất trên mặt bị mất, làm cho đất phía dưới bình thường được giữ ẩm cả ngày, bây giờ bị khô, thì cây chắc chắn bị thiếu nước thôi)
Thế là vội vàng tưới nước cho nó ngay lập tức. Oops, sao nước không rút vậy kìa??!! Có ai trả lời được không?
À, nếu Trung qua đây chơi, thì đây sẵn sàng tặng Trung mấy cây làm quà. Bonhe
Bác cho bài tập thực hành để nhớ lý thuyết hay quá, cháu đoán là do các lỗ thoát nước bị bịt kín vì chất trồng kết lại với nhau ạ. Hi, cháu đang mò học về bonsai không biết có đúng không nữa 😀
Quan sát thấy chậu của bác dùng toàn viên như sỏi nhỏ nhỏ vậy mà sao lại khó thoát nước nhỉ??? Mong học được nhiều kiến thức từ bác.
Chào Trungphat. Khi moi đất trên bề mặt để xem tình trạng đất phía dưới, thì thấy đất dưới vẫn khô ráo. Điều này chứng tỏ là không phải vấn đề từ lỗ thoát, mặt khác, chậu trồng ở đây là cái rỗ với rất nhiều lỗ thoát, do đó khó lòng mà đất trồng có thể bịt kín lỗ thoát được.
Quan sát thấy chậu của bác dùng toàn viên như sỏi nhỏ nhỏ vậy mà sao lại khó thoát nước nhỉ??? Câu hỏi của bạn rất hay. Trong bài viết của tôi, đã quên không nói đến vấn đề của chất trồng: turface đối với sự thoát nước. Những viên giống như sỏi nhỏ nhỏ như bạn thấy, đó là turface. Turface là một loại đất sét được nung nóng tới một nhiệt độ rất cao (nếu tôi nhớ không lầm, nó được nung tới nhiệt độ trên 2500 độ F). Do đó, nó rất cứng và có thể thấm nước nhưng chậm, và cũng không giữ được nước nhiều như đá núi lửa nghiền nhỏ (lava cinders) hay là akadama (là loại đất sét ở Nhật, họ đào đất sét lên, sau đó phơi khô, làm thành từng hạt nhỏ nhỏ). Chính vì đặc tính này của turface, mà nó mang điện đẩy nhau. Nếu để những hạt nhỏ lên trên mặt ly nước, sẽ thấy các hạt này khó chìm xuống, và chúng lại đẩy lẫn nhau nữa. Điều này chỉ xảy ra khi các hạt turface nhỏ bị khô thôi, còn khi nó đã thấm ướt rồi, thì nó là một chất trồng tốt. Hôm đó, do cái rổ bị đổ, cho nên đất trên mặt đã mất đi một mớ, đất phía dưới bị khô đi, do đó khi tưới nước, nước đã không thể thoát xuống như bình thường vì bị các lực đẩy lẫn nhau của turface. Hôm đó, xử trí ra sao? phải đợi cho đến khi nước rút hết, thì mới bắt đầu tưới lại chầm chậm và làm nhiều lần, cho đến khi nước rút đi bình thường mới thôi. Bonhe
hân dịp chuẩn bị đi chơi xa vào mùa hè nắng cháy da nơi tôi ở, phải set up hệ thống tưới phun tự động. Hồi trước tôi nhớ có post một vài hình dưới đây rồi, nhưng bây giờ không biết nó ở chỗ nào, nên post vào chủ đề này cũng hợp.
Hệ thống tưới tự động cần phải có bộ điều chỉnh thời gian tưới, tưới bao nhiêu lần/ ngày, mỗi lần tưới bao lâu. Bộ này chạy bằng pin và điện luôn (khi cúp điện bất tử, thì pin sẽ take over).
Các van điều chỉnh áp lực nước cho từng vùng trong vườn.
Từ van điều chỉnh trên, sẽ có các trạm trung chuyển nước tới tận nơi cần.
Và đây là 2 đầu tưới mà tôi thấy rất hữu dụng.
ôm nay nghỉ, vừa để bồi dưỡng nghiệp vụ, vừa sửa soạn hệ thống tưới tự động nhằm chuẩn bị chuyến đi chơi Disney cruise sắp tới! Dù đã già, nhưng vẫn thích đi Disney Cruise mới lạ chứ! 😉 Người ta thấy khi con người có tuổi, thì có xu hướng quay về thời con nít!
Tôi cho cái link này DIG’s Drip Irrigation Kits, Micro Sprinklers Kits, and Retrofit Drip Kits for Residential Gardening để ai muốn lắp đặt cho mình hệ thống tưới tự động, thì có thể có thông tin. DIG là một công ty Mỹ, chuyên sản xuất các thiết bị cho irrigation system, rất tốt và hữu dụng vì vừa đỡ tốn công, mà còn đỡ tốn tiền nữa (tưới nước rất hiệu quả mà không làm tốn nhiều nước, nếu biết lựa đúng đầu tưới). Dù sao, tưới nước bằng tay đúng cách thì vẫn tốt hơn tưới tự động nhiều . ;
Bonhe