Thứ Hai , 7 Tháng Mười 2024
Mới nhất

Thông Đen Nhật-OtaForm! Một trong những cây sẽ thuộc về lịch sử Bonsai tại Hoa Kỳ!

Tác giả Tuấn Hoàng

22/10/2013
Cây thông đen Nhật này được Thầy Ota đem đi triển lãm trong cuộc triển lãm của hội Nanpu Kai Club ngày 21/8/2010 (tính ra là hơn 3 năm trước). Như từng nói trước đây, hội bonsai Nanpu này là một trong vài hội bonsai lâu đời nhất nước Mỹ! Nó được sang lập bởi ông tổ bonsai của Hoa Kỳ, ông John Naka. Gần đây, tôi bắt đầu nói chuyện với Thầy Ota nhằm sẽ viết một tiểu sử của Thầy, và qua đó cũng sẽ biết thêm nhiều điều về lịch sử bonsai tại Mỹ mà tôi chưa từng biết! Theo Thầy Ota, Nanpu Kai Club được lập ra khoảng năm 1959 (Thầy cũng không nhớ chính xác). Lúc đó, các TV là học trò của ông tổ John Naka. Theo Thầy Ota, TV hầu hết là người Nhật. Nói them chút: Thầy Ota là người học trò không chính thức đầu tiên của ông Naka. Thầy nói, hồi mới di cư qua Mỹ từ Nhật năm 1956, Thầy đã ở cách nhà ông Naka một căn. Một hôm, vợ Thầy về nói là nhà hang xóm, có nhiều bonsai lắm. Thế là Thầy mới qua bên hang xóm để thăm hỏi. Lúc đó, Thầy that ngạc nhiên vi quá nhiều bonsai đẹp. Từ đó, Thầy mới qua nhà ông Naka thường xuyên để học làm bonsai!

Cây trong buổi triển lãm ngày 21/8/2010

Tôi rất thích shari của phần gốc!

Trích Nguyên văn bởi u.ha Xem Bài viết
Chúc mừng anh. Cây rất giá trị lịch sử, chậu hiếm và đặc biệt lá kích thước của cây đúng cỡ bonsai luôn. Hôm qua mình đối cây Cali, vậy hôm nay mình đối cây pine nhe anh. Dùng cây này đối với cây pine của em. Đều do hai ân sư truyền lại, đồng ý chứ 🙂

Cám ơn U.Ha nhé! Thật tình cờ khi U.Ha viết về cây này, thì sang nay, tôi mới đem nó ra thay đất cắt rễ (rootbound rất nhiều!). Lật đáy chậu ra xem, thì đúng đây là chậu Yamaki! Chậu rất đẹp và xưa! Sẽ post hình nó lên sắp tới!
Ý kiến của U.Ha rất hay! Phải chi 2 anh mình mà ở gần nhau, thì tha hồ mà đối ẩm về bonsai nhé! 😉
Bonhe

 

Uha

Trích Nguyên văn bởi bonhe Xem Bài viết
Cám ơn U.Ha nhé! Thật tình cờ khi U.Ha viết về cây này, thì sang nay, tôi mới đem nó ra thay đất cắt rễ (rootbound rất nhiều!). Lật đáy chậu ra xem, thì đúng đây là chậu Yamaki! Chậu rất đẹp và xưa! Sẽ post hình nó lên sắp tới!

Yamaki là một lò nổi tiếng trong khu vực Tokoname của Nhật Bản đó anh. Mỗi lần em tìm mua cho tác phẩm hoàn tấn phải tốn một tháng trời đi lùng (một người bạn Nhật bên Nhật đi tìm) và gửi qua cho em cũng khoảng 2 tuần… giá rất mắc anh à. Người bạn Nhật này cho biết chỉ các vườn rất cũ mới có hàng nhưng mà số lượng ngày càng ít. Anh có nên giữ kỹ nhe vì ở bên này nếu may mắn thì cũng chỉ mua lại được từ những nghệ nhân già thôi. Anh thấy bức hình bản họa cây cali của em rồi đó. Em đang tìm cái chậu rồng yamaki đó nhưng ở Mỹ chỉ hai người có và giá của nó bằng phân nữa cây cali đó anh. Chắc anh còn nhớ em từng nói tìm cây thì dễ chứ tìm chậu đúng tác phẩn rất khó. Tánh em lại ảnh hưởng nặng từ người thầy, cây không vô chậu thích hợp thì nó vẫn chưa gọi là hoàn thành.

Ý kiến của U.Ha rất hay! Phải chi 2 anh mình mà ở gần nhau, thì tha hồ mà đối ẩm về bonsai nhé! 😉

Cám ơn anh, nhiều khi ở xa lại có cái lợi đó anh. Vì ở gần quá thân chẳng may thành thù… như chuyện anh kể hoặc như một bản tin sáng nay em đọc được trên facebook; chuyện ông họa sĩ gì thưa nhau tiền Tỷ thì khổ.

Trở lại vấn đề; chậu em đang dùng cho cây đối của anh là chậu chân Quỳ (50-60 tuổi) nó rất mắc như không thể so với yamaki của anh đâu. Em sẽ tìm cho nó một yamaki khi nó hoàn tất.

Trích Nguyên văn bởi u.ha Xem Bài viết
Chúc mừng anh. Em mua một chậu chữ nhật cỡ 12″ chưa tính tiền gửi là $230. Nếu bể thì chỉ mất $70. Chậu rồng như lúc trước cho anh coi là $350 (14″). Mắc quá nên chỉ dùng cho nhưng cây hoàn tất thôi.

Một vài người chú em quen đều có quy định là vào vườn có thể hỏi cây nhưng đừng hỏi chậu trên kệ vì sẽ không bao giờ bán (tuy là họ không phải dới sưu tầm đồ cổ). Em đây cũng có quy đinh là cây không ra khỏi vườn một khi đã vô chậu quý 🙂 nhưng khổ cái cây nào của em cũng phải chậu Tokoname cho nên không biết người ta hỏi mua cây mình vì nó đẹp hay vì cái chậu :(.

Chuyện có thiệt là em từng chi $500 mua cái cây không ra gì chỉ vì cái chậu.

Cám ơn U.Ha. Chuyện mua cây và chậu là tôi cũng thường làm! Cách tính của tôi là, khi đã nhắm thấy chậu đẹp rồi, khi lượng giá mình có thể trả được cho cây và chậu đó là tôi sẽ tính toán tiền cho cái chậu đó nếu mua riêng lẻ! Nếu sau khi ngã giá, mà giá cả của cây + chậu bằng hay thấp hơn giá của cái chậu, là coi như mình lời quá rồi! ;-). Chính vì suy nghĩ này, mà khi vào một vườn bonsai nào đó, tôi thường nâng nghiêng cái chậu qua một bên, để có thể nhìn cái đáy chậu xem cái chopmark của nó là gì! Dĩ nhiên, khi nâng chậu phải khéo, chứ nếu gẫy đổ cây của chủ nhân ,thì đổ nợ!! 😉

[QUOTE=u.ha;221933]Hihihi vẫn đang dùng cách hoãn binh với bà xã đó anh. Vì về VN đúng dịp tết là hỏng kế hoạch mùa Xuân của em vì có một số cây không thể thay đất vào mùa Thu được. Tuy nhiên cũng đã làm song được 2/3 số cây chỉ trừ một vài cây phải đợi đúng thời điểm mùa Xuân.

Bà xã vẫn đang dụ dỗ bảo em mướn người tưới cây cho anh. Hihihi cái này thì còn làm em ngán hơn vì mỗi cây mỗi cách tưới nước khác nhau vì lý do đó mà em đã không sử dụng hệ thống tưới tự động.
Đừng mướn người không chơi bonsai tưới cây cho mình mà đổ nợ ra đó nha U.Ha. Tôi có anh bạn, lo đi chơi, mà không chịu set up hệ thống tười tự động, anh ta nhờ ông hàng xóm tốt bụng tưới cây dùm! Sau đợt nghĩ hè về, một mớ cây đã về chầu diêm vương! Tởn tới già!

Hệ thống tưới tự động nếu biết dùng đúng đầu tưới, rất tốt U.Ha à! Mặt khác, khi chon lựa chất trồng cho cây đúng chủng loại, thì thời gian tưới cho tất cả các chậu trong vườn đều có thể để chảy cùng thời gian mà không sợ cây bị thiếu hay thừa nước! Tôi giờ đây, có thể đi nghĩ hẻ nguyên tháng 7-9 (tháng hè) mà không phải lo vụ tưới cây, vì đã có hệ thống tưới tự động! Dù sao, xài hệ thong tự động chạy bang điện cũng hơi sợ, vì nếu điện bị ngắt đột xuất, các set up về thời gian tưới của mình sẽ quay về set up nguyên thủy của hãng chế tạo máy!

Trung à, cách đối ẩm này tình cờ nói chuyện với anh Bonhe mà có đó vì nghĩ rất ý nghĩa; có thể nói anh Bonhe là người trẻ nhất mà Uha quen bên này và lại có đồng một vài sở thích nên đối cây để tăng giá trị và quý mến nhau và cây đó không thể rời vườn vì…. Cách này một số lão nghệ nhân Nhật thường dùng vì quý mến và tôn trọng bạn của họ.
hihi, chỉ với cách này, thì tôi mới có thể giúp cho U.Ha giữ lại được những cây của mình làm ra thôi! ;-))

Trích Nguyên văn bởi Trunghongmon Xem Bài viết
Nếu anh về đúng dịp tết thì cơ hội thưởng lãm cây đẹp sẽ nhiều vì tết thường có dịp trưng bày lớn nên sẽ nhiều cây đẹp qui tụ về HCM đó anh .

THM

Khi U.Ha về VN, tôi đề nghị Trunghongmon nên tạo ra một vài buổi nào đó để U.Ha có thể hướng dẫn cách cắt tỉa thong đen, cũng như là các kĩ thuật quấn dây, uốn cành, chon lựa mặt chính, v.v…. ! Theo tôi, không có gì hay bằng học qua nhìn sờ cả! “Trăm nghe không bằng một thấy” mà!
Bonhe

Cây sáng nay.

 

Ngạc nhiên khi đọc lại chủ đề này. Tôi chưa cập nhật cho nó bao giờ cả!
Đây là hình cây lúc mới về nhà tôi. Cây đã được Thầy tôi truyền lại ngày 1/9/2013.

2 cành phía dưới đã bị chết khô một phần!

Cây đã được thay đất cắt rễ vào ngày 25/10/2013 với thành phần chat trồng: akadama:lava cinder:pumice tỉ lệ 1:1:1 pha với ground fir bark tỉ lệ 4:1 cùng với một nắm than củi xay nhỏ. Cây được cho vào lại chậu cũ. Hiện nó đang hồi phục sức khỏe rất khả quan.

ây ngày hôm qua.