Chủ Nhật , 22 Tháng Mười Hai 2024
Mới nhất

Tạo dáng cho thông đen từ khi cây còn bé !

Tác giả Tuấn Hoàng

12/06/2013

Bonhe

Chào ACE, tôi có ý tưởng lập chủ đề này nhân dịp có một vài cây thông đen của bạn Ninhkientruc đưa lên ở chủ đề khác. Chủ đề này nhằm giúp ACE có ý tưởng tạo dáng cho các cây thông đen trồng từ hạt của mình. Tạo dáng cho thông đen từ khi còn bé là một quá trình luôn luôn thay đổi theo thời gian (chứ không có cứng nhắc – tức là không phải cứ nhất định phải theo ý tưởng ban đầu!). Với hơn 5 năm kinh nghiệm trong việc nuôi thông đen từ bé, tôi đã nghiệm ra được nhiều điều thú vị: ý tưởng luôn nẩy ra theo từng thời gian phát triển của cây. Ở đây, tôi muốn nói tới việc tạo dáng khác với các dáng thường nói trong sách như: trực, trực lắc, nghiêng, bán thác đổ hay thác đổ, v.v…. Ý tưởng tạo dáng tôi muốn nói ở đây là bất cứ dáng nào mà mình thấy thích hợp, nhưng vẫn phải theo một số nguyên tắc cần thiết trong bonsai! Tôi muốn nói về kiểu free style!

Ai có bất kì cây thông nhỏ nào, cũng có thể post lên đây, để mọi người cùng thảo luận để tìm ra hướng đi thích hợp. Sẽ không nói về kĩ thuật nuôi trồng ở đây. Chỉ nói về ý tưởng tạo dáng.

Cedric

Vấn đề là trong tự nhiên, thông đen có những dáng như vậy hay không? Trong những dịp đi Đà Lạt ngắm những rừng thông, thì chủ yếu là dạng cây thẳng đứng, cao vút và có tán hình tam giác (tương tự những cây thông trang trí Noel), trong khi những tác phẩm thông đen bonsai lại ít thấy có dáng trực (formal upright) này. Dĩ nhiên để tạo một bonsai thì không có dáng thế nào dễ dàng cả, vì để tạo dáng cho thông đen sao cho thật như trong tự nhiên, thì cần nên biết trong tự nhiên thông đen phát triển như thế nào? Tôi thường thấy anh Bonhe hay tạo dáng cho cây thông đen con theo những dáng như trên, nên chắc phải nhờ anh giải thích chia sẻ để em cũng như mọi người cùng trao đổi học hỏi.

Bonhe

Chào Cedric, lần đầu uốn cho cây thông con mà làm được như thế là tốt lắm rồi đó! Rừng thông Đà Lạt có những cây thông thẳng đứng cao vút, đó là do điều kiện sống của chúng quá thuận lợi (tức là cây không chịu ảnh hưởng của gió mạnh, tuyết đè lên, v.v….! Những cây sống trên vùng núi cao, quanh năm chịu gió giật, rồi tuyết nặng đè lên —-> làm gẫy thân cành —-> hướng đi của thân hay cành sẽ không còn thẳng thớm như vậy nữa! Khi lên núi cao, sẽ thấy rất nhiều cây với dáng lạ, nhưng rất đẹp! Áp dụng điều này vào trong quá trình uốn nắn cây thông từ nhỏ, người ta đã xử dụng khả năng uốn vặn theo các hướng (nói chung là uốn tự do, nhưng vẫn theo một chuẩn mực nhất định!). Nói thí dụ: nếu uốn thân cây cứ vòng theo hướng cùng chiều với kim đồng hồ ( hay cứ ngược chiều kim đồng hồ), thì sẽ tạo ra một tác phẩm trong rất nhàm chán!! Đây là điều mà tôi được Thầy Ota chỉ cho thấy! Lần đầu uốn tạo dáng cho cây thông con, có Thầy Ota ngó nhìn, sau khi uốn xong, Thầy đã phải uốn bẻ lại. Thầy có nói: đầu tiên uốn thân theo chiều kim đồng hồ, sau đó phải uốn ngược chiều kim đồng hồ! Tức là uống sao cho xen kẻ, để tác phẩm không nhàm, và điều này hợp với lẽ tự nhiên! Thử tưởng tượng nhìn một cây mà thân cứ uống vòng như dây lò xo, thì chán tới cỡ nào! Nhắc lại: khi nắm thân cây để uốn, tưởng tượng như ta đang múa quyền Kung fu vậy! Cây nhỏ, càng phải tạo độ gắt, cong thật chặt, thì sau này, khi cây lớn lên, mới thấy rõ được những nơi đó!

ây này hướng tới ra sao các bạn?

Bonhe

 

Cedric

Theo em thì hướng tiếp theo nên uốn thân chính vòng ngược về bên trái (hướng ra phía sau chi nhỏ), đồng thời vặn thân sao cho điểm tiếp giáp chỗ chi nhỏ đó tạo thành một co gấp khúc. Như vậy sau này sẽ có được những co gấp khúc, đồng nghĩa với việc có thêm nhiều giải pháp tạo dáng cho cây.

Có một điều em thắc mắc là nếu uốn theo kiểu co 1 uốn theo chiều kim đồng hồ, co 2 uốn ngược lại, thì hợp lý ở chỗ sẽ bớt nhàm chán so với kiểu uốn vòng vòng như lò xo (kiểu này thường thấy ở những cây mai vàng Bình Định). Tuy nhiên nếu cứ uốn theo như vậy thì cũng sẽ trở thành nhàm chán nếu cây nào cũng được tạo dáng như vậy. Em nghĩ cái khó ở đây là phải làm sao để các co uốn phải nhìn thật tự nhiên, góc độ phối cảnh phải có chiều sâu…chứ nếu không dễ dẫn đến sau này người xem nhìn vào tác phẩm sẽ nhận ra ngay đây là do nhân tạo chứ không phải do tự nhiên, điều này với những cây được huấn luyện từ nhỏ hay bị lỗi này. (Nếu mọi người xem kỹ lại chủ đề “BST bonsai thông mini” của Trunhongmon đang sưu tầm sẽ thấy nhiều cây như vậy)

 

Ninhkientruc

Chào bạn Cedric, tôi thấy bạn nói về cũng rất đúng khi cây của bạn tạo bonsai mini dáng văn nhân, tức là cây cao lảnh khảnh, uốn lắc đi lắc lại một chút như một số cây Trunghongmon sưu tầm, còn nếu tạo cây bonsai dạng trung hoặc nhỏ thì tôi nghĩ nên lấy nhánh nhỏ làm hướng đi của thân sau này bởi vì đợi cây lớn hơn chút nữa ta sẽ uốn nhánh nhỏ theo hướng đi của mình, còn nhánh to đang có dây cuốn sẽ để làm cành mồi và phát triển thỏa mái; đến một độ lớn nào đó (khi cành mồi cao 50-60cm) thì ta cắt và tiếp tục nuôi, uốn cành nhỏ và làm thân, quá trình này lặp lại cho đến độ cao của cây ta cần chọn thì thôi, như vậy thân nó mơi côn cút được, tạo độ vót cho thân. Đây là ý kiến của tôi trên cơ sở tôi đã làm một số cây loại khác, không biết có phù hợp với thông đen không chắc phải nhờ anh Bonhe tư vấn thêm.

 

Bonhe

Ý kiến của Cedric hay đó! Nhưng tôi dự tính trong đầu không là như vậy! Uốn thân ngược và cùng chiều kim đồng hồ, dĩ nhiên phải chọn khoảng cách dài ngắn khác nhau, chứ cứ đều nhau, sẽ đúng là nhám chán!
Dưới đây là hình chụp của một cây California juniper đã chết do anh bạn tôi cho tôi tháng trước. Anh ấy hay đi đào cây Cali, đào cây này về, một thời gian sau, cây chết. Vì thấy dáng đi và phần gỗ chết của nó quá đẹp, cho nên xin về để sau này làm Phoenix graft (Tanuki bonsai) cho nó! Nếu để ý, sẽ thấy phần thân của nó từ gốc lên đến ngọn, đi xoắn ngược, rồi cùng chiều kim đồng hồ.

Để ý phần thân cành trên đỉnh. Một thân thì xoắn theo chiều kim, thân kia thì xoắn ngược chiều kim đồng hồ! Bàn tay của mẹ thiên nhiên that tuyệt hảo! Khi tạo dáng cho cây mà loại sống trên vùng núi cao, cần bắt chước điểm này!

Như đã nói trước đây. Huấn luyện cây bonsai từ nhỏ, nếu trong đầu đã quyết định làm các dáng thông thường như: trực, trực lắc, xiên, bán thác đổ, thác đổ, gió lùa, v.v…, thì ngay từ lúc đầu, đã phải đi theo hướng đó, không gì thay đổi (chỉ trừ trong quá trình huấn luyện, có sự cố gì xảy ra cho cây ngoài tầm kiểm soát của mình, lúc đó sẽ phải dùng các kiểu dáng khác). Còn nếu chỉ muốn làm dáng tự do (free style), thì trong đầu tôi, khi bắt đầu quấn dây và uốn cho chúng, tôi hoàn toàn không có một khái niệm gì về dáng tương lai cho nó. Chỉ sau khi quấn dây, để cho cây mọc mạnh một thời gian, lúc đó mới bắt đầu đánh giá hướng nào là tốt nhất cho cây và cho mình! Dĩ nhiên, quá trình tạo dáng này, cũng vẫn phải tuân thủ theo một số nguyên tắc cần thiết để được xem là cây đẹp dưới mắt người khác và mình!

Cây trên, tôi cũng có thể giữ phần thân đang hướng lên, giữ cho nó cao thêm một đoạn, sau đó sẽ bẻ quặt gập góc xuống, từ đó phần thân này sẽ tiếp tục đi xuống, tạo một vài cành ở phần đỉnh của ngọn thân này —-> bunjin.
Nói chung, có nhiều khả năng có thể xảy ra trong tương lai cho nó.
Bonhe

 

Để đưa một cây khác lên nhé! Cây này là Korean Black Pine. Trồng từ hột khoảng hơn 5 năm. Tôi đã tạo sơ dáng cho nó trước đây với ý tưởng tạo nét bút thư pháp!




ây sau khi cắt bỏ những phần thân cành không cần thiết cho tương lai của nó! Chắc các bạn sẽ nhận ra được ý sắp tới rồi?!

Một cây khác sẽ cho nó theo hướng này:

 

Bón phân cá và rong biển (hai thứ này làm kim xanh đậm và cứng hơn),
Rong biển có nhiều iodine và potassium (kalium), do vậy nó làm cho cây cứng cáp, cũng như lá cứng, chống lại bệnh tật dễ dàng hơn. Tôi đang định mua kelp meal (rong biển xay nhỏ) để làm một trong các thành phần của fertilizer cake đó U.ha.

lúc trước tôi sử dụng phân trà (rapeseed) của Nhật
Chắc không gọi là phân trà đâu u.ha. Phải gọi là phân cải xanh mới đúng đó! 😉 Rapeseed là hạt cải xanh, người ta dung để chiết xuất lấy ra dầu ăn Canola oil đó! Canola oil có đặc tính tốt gần như olive oil vậy, nhưng giá thì rẻ hơn gấp nhiều lần! Sau khi chiết xuất tinh dầu, phần còn lại của hạt cải, người ta dung làm thức ăn cho gia cầm (nên gọi là rapeseed meal). Tôi định mua rapeseed meal để làm fertilizer cake, nhưng họ không bán lượng nhỏ, chỉ bán theo tấn (ton) thôi! Chắc hôm nào sẽ ghé vào các trang trại nuôi bò để hỏi xem họ có bán lại một it cho mình dùng không! Dù sao, cottonseed meal cũng là một lựa chon tốt cho fertilizer cake vì nó dễ kiếm nơi tôi ở.

 

5/12/2013
Bonhe

Trích Nguyên văn bởi Khanh Phuong Xem Bài viết

@ Trunghongmon: Em có bí kíp gì đâu anh. Chắc do môi trường tạo lên đó anh. Sân Thượng tầng 5 không che chắn gì cả. Nắng, sương, gió ….. Ngoài ra theo em nghĩ miền bắc đầu mùa đông ( Thời điểm hiện tại ) có hiện tương hanh khô ( Da người nứt nẻ, khô kinh khủng ) và cuối mùa đông đầu mùa xuân có hiện tượng nồm (độ ẩm tăng cao (sản nhà lúc nào cũng chảy mồ hôi)) ( hạt nảy mầm hoặc cắt ngang thân thông vào thời gian này là dễ bị nấm chết lắm đó anh ). Rồi còn đc hưởng cái lạnh giá rét + sương muối nữa (rét tháng 3 bà già chết cóng). Chắc do hoàn cảnh sống như vậy nên thông của em đc như vậy. những cây thông trồng từ tháng 3 năm nay đến tháng 3 năm sau là đã có hiện tượng bỏ vậy mỏng rồi anh.

Em có vài cây thân hình cũng mỏng manh như cây trong ảnh của anh. vỏ sủi hơn trong hình. em sẽ làm dạng này.

@ Thầy bonhe: Cảm ơn Thầy đã xem cây của KP. KP cũng muốn hỏi Thầy, như Khánh Phương nói ở trên thì những hiện tượng thời tiết đó làm cây mau bong vỏ có đúng không ạ.
Không biết chỗ Thầy có hiện tượng hanh khô không? Thời điểm này ( đang rất hanh khô ) cắt nến hay nhổ lá hay cắt cành thì nhựa chảy ra rất ít và vết cắt rất nhanh khô. KP định chọn thời điểm hanh khô để cắt cây. Không biết có được không ạ.

Tôi đồng ý với Khánh Phương! Thời tiết đã làm cho vỏ thông mau tróc ra hơn!
Chỗ tôi ở cũng có hanh khô vào thời điểm này! Đúng như Khánh Phuong nhận xét, thời điểm này là tốt nhất để cắt bỏ những cành thông lớn cần cắt vì cây sẽ ít bị mất nhựa qua vết cắt!

Trích Nguyên văn bởi u.ha Xem Bài viết
Cám ơn KP đã tìm hiểu giùm tôi, té ra bây lâu nay những con sóc thấy tôi trồng thông không tốt nên bón nấm rễ hộ mà tôi lại ác ý dùng thuốc và súng để đuổi chúng đi.
.

Như Khánh Phuong tìm hiểu, đậu phọng (lạc) có bộ rễ đặc biệt là hấp dẫn vi khuẩn sống cộng sinh với rễ của nó, vi khuẩn này có khả năng lấy đạm từ khí trời (nitrogen), chuyển Nitrogen thành đạm trong đất! Bởi thế, cây xanh tốt là nhờ có đạm tang trong đất! Vi khuẩn chứ không phải NR đâu U.Ha à! Dù sao, NR và vi khuẩn này có thể sống hòa đồng với nhau!

Bonhe

 

Trích Nguyên văn bởi Trunghongmon Xem Bài viết
Nếu nói như vậy thì xem ra những rễ của dây đậu phộng cũng là tác nhân hỗ trợ nấm rễ phát triển phải không anh ? và bên cạnh nó còn bổ sung đạm cho cây thông nữa , như vậy có thể tóm sơ lại là nên trồng 1 vài dây đậu cho mỗi cây thông phải không anh Bonhe , nhưng phải cắt nó trước khi hình thành củ ( trái ) vì như anh U.ha nói ở bên topic NR thì củ của nó có thể làm nghẽn đường thoát nước cho chất trồng ?

Ái chà, đây là một câu hỏi lớn nè. mà thời gian không cho phép nói ở đây! Tôi nghĩ là nên lập một chủ đề về Khuẩn Rễ (Rhizobia) rồi sau đó kết hợp với NR là hay hơn cả! Đề nghị U.Ha làm chủ đề này đi nhé, vì chính U. Ha là người đã nhắc tới khuẩn rễ trên DD!
Đúng là nếu trồng đậu trong chậu thong, vô hình chung đã làm mau chóng dẫn đến tình trạng rootbound cho chậu cây —-> thoát nước không tốt —-> phải mau thay đất hơn so với các cây không có trồng đậu —> thay đất thường xuyên, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây thong không it! Với suy nghĩ đó, tôi sẽ không trồng đậu trong chậu cây!! Có nhiều cách để tăng lượng đạm cho chất trồng mà!
Bonhe

 

 

8/12/2013

Trích Nguyên văn bởi Trunghongmon Xem Bài viết
Chiều nay về mua 2 kg đậu về luộc 1kg rưỡi ăn còn nửa ký sẽ trồng hết vô tất cả các chậu thông của em luôn chờ lớn nhổ lên lấy hạt coi chừng đậu ngon và có lãi dzữ đó nhen anh U.ha . Hihi chiều sẽ làm liền hi vọng tác dụng tốt .

Thiệt hả anh Trung, tôi mê đậu lắm đó; bên này cứ gần cuối Xuân ở các chợi trời (tại các bãi đậu xe vào những ngày đặc biệt trong tuần có những nhóm người họp lại bán rau cỏ họ trồng được, thánh toán bằng tiền mặc không thuế), đi chợ trời mua rau, nếu gặp mua đậu về luộc ngồi ngắm cây lai rai hehehe.

Tôi không trồng đậu vô chậu thông mà là sóc nó trồng, tôi chỉ trồng vào đất của thông rồi để dùng để thay khi đúng thời điểm; việc này cũng chỉ là hơn thua thôi vì thường thông tôi thay đất cuối Thu hoặc đầu Xuân, lúc đó đậu không sống nổi khí hậu nơi tôi.

Trích Nguyên văn bởi Khanh Phuong Xem Bài viết
Anh mua thêm cả (Ngô, bắp, bẹ ) nữa về reo cùng luôn nhé. Vừa có cả (Ngô, bắp, bẹ ) cả lạc ngon hơn nhiều.

Ngô và bắp khác nhau ở chỗ nào? Bên này bắp Mỹ ngọt lắm nhưng tôi lại thích anh bắp nếp hơn vì nó dai dai. Còn bè có phải là bẹ cải không?

Trích Nguyên văn bởi bonhe Xem Bài viết
Ái chà, đây là một câu hỏi lớn nè. mà thời gian không cho phép nói ở đây! Tôi nghĩ là nên lập một chủ đề về Khuẩn Rễ (Rhizobia) rồi sau đó kết hợp với NR là hay hơn cả! Đề nghị U.Ha làm chủ đề này đi nhé, vì chính U. Ha là người đã nhắc tới khuẩn rễ trên DD!
Đúng là nếu trồng đậu trong chậu thong, vô hình chung đã làm mau chóng dẫn đến tình trạng rootbound cho chậu cây —-> thoát nước không tốt —-> phải mau thay đất hơn so với các cây không có trồng đậu —> thay đất thường xuyên, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây thong không it! Với suy nghĩ đó, tôi sẽ không trồng đậu trong chậu cây!! Có nhiều cách để tăng lượng đạm cho chất trồng mà!
Bonhe

Xin lỗi anh, did I open the can of worm for myself again? Thiệt ra em không vui vì cái này đó anh, tại lâu lắm rồi em có bê chậu thông có cây đậu sang nhà CH khoe rằng con đã tìm được cách trị lá vàng cho thông, rồi ngồi giải thích nguyên nhân sao cây đậu lại có trong chậu thông. Rồi em và CT dùng phương pháp này để làm đất trị bệnh cho những cây thông lá vàng bằng cách trồng đậu vô lava và pumice rồi rút cây thông nào có lá vàng ra khỏi chậu vùi vô chậu lớn với chất trồng này thì thấy hiệu quả. Một đồn 10, mười đồn 20 sau đó gần đây vì cái dụ nấm rễ em nghe ai đó cũng sử dụng cách này… té ra là không chỉ mình em được cái tình cờ của lũ sóc mà biết được việc hạt đậu trong chậu thông mà còn có người biết trước em nữa…. Em không bao giờ nghĩ đậu lại có liên quan đến nấm rễ nên em mới nói trồng đậu vào thông sẽ có nhiều điều thú vị đó. Còn vấn đề khoa học xin nhường lại cho anh.

Chắc anh còn nhớ em thường xuyên than phiền về sóc và chim; em dùng đủ mọi cách để đuổi chúng, phân bón cho cây cũng phải bóp bụng mua mắc để có loại không mùi, thích chơi cây hoa trái cũng không thể mang về vườn vì bị những lũ động vật này tới phá; chúng chạy nhảy làm gãy cành còn bới cả đất trong chậu ra, đặc biệt là lũ sóc chúng cứ tha ở đâu đậu về rồi bới đất trong chậu ra vùi vào đó làm rễ cây khô chết rất thường..nếu kịp thời phác giác thì có thể lượm hạt đậu bỏ đi, hoăc lơ là là y như rằng sẽ có một chậu bonsai đậu.

Loài sóc nó đâu có kiêng lể chậu cây nào; chậu Cali, Ume, Maple, Cedar, Pine chúng đều bới hết và đương nhiên một vài chậu cây cũng có cây đậu nhưng chỉ có thông là lại thích nghi với cây đâu hơn.. đó là một điều rất thú vị. Và có lẽ trồng đậu vào gốc thông không quá khó nên có thể nhiều người từng thử qua. Và vô tình tác phẩm của loài sóc này lại bị thiên hạ biên dịch một cách rất tài tình. Chắc có lẽ hôm nào em phải kiệt kê ra hết những điều vui buồn trong vườn của em qua những năm tháng chơi cây gặp được lên đây để khỏi có sự mạo nhận.

 

Xin lỗi anh, did I open the can of worm for myself again?
Đâu có gì mà xin lỗi U.Ha. Khuẩn rễ là một vi khuẩn tốt cho cây, nhưng phải áp dụng đúng hoàn cảnh! NR thì không ảnh hưởng đến tính chất của đất theo nghĩa xấu đi, mà ngược lại làm cho đất trồng tốt hơn nữa! (sẽ nói rõ hơn về điều này sau này)

Chắc anh còn nhớ em thường xuyên than phiền về sóc và chim; em dùng đủ mọi cách để đuổi chúng, phân bón cho cây cũng phải bóp bụng mua mắc để có loại không mùi, thích chơi cây hoa trái cũng không thể mang về vườn vì bị những lũ động vật này tới phá; chúng chạy nhảy làm gãy cành còn bới cả đất trong chậu ra, đặc biệt là lũ sóc chúng cứ tha ở đâu đậu về rồi bới đất trong chậu ra vùi vào đó làm rễ cây khô chết rất thường..nếu kịp thời phác giác thì có thể lượm hạt đậu bỏ đi, hoăc lơ là là y như rằng sẽ có một chậu bonsai đậu.
Vậy thì nên thử Alfalfa meal đi! Alfalfa là một cây thuộc họ đậu (pea) mà thành phần dinh dưỡng rất khá, với N-P-K là 2.45-0.5-2.1. Bán dưới dạng pellet, không mùi, bảo đảm không con sóc nào thích (tôi nghĩ vậy), chỉ có ngựa là thích thôi! Tôi đang xử dụng kèm với các phân khác.

. Và vô tình tác phẩm của loài sóc này lại bị thiên hạ biên dịch một cách rất tài tình. Chắc có lẽ hôm nào em phải kiệt kê ra hết những điều vui buồn trong vườn của em qua những năm tháng chơi cây gặp được lên đây để khỏi có sự mạo nhận.
Tôi đồng ý với U.Ha
Bonhe