Thứ Ba , 31 Tháng Mười Hai 2024
Mới nhất

Huấn luyện Thông đen từ nhỏ

Tác giả Tuấn Hoàng

Những bài này được chuyển sang từ Hội Lá Kim Diễn Đàn Hoalancaycanh.com trước đây

Tôi mở hàng cho chuyên mục mới này nha. Tôi nghĩ thông đen (black pine), thuộc họ thông 2 lá, có thể trồng và phát triển tại VN. Trong chuyến đi thăm Huế, thấy rất nhiều thông 2 lá trồng tại đây. Loài này chịu được nắng nóng cũng như lạnh. Vùng tôi ở, có khí hậu nóng khô vào mùa hè (nhiệt độ có thể lên đến 40 độ C một cách dễ dàng) và mát lạnh vào mùa đông (nhiệt độ xuống 10 độ C), và thông sống khỏe tại nơi tôi ở. Thông đen được xem như là King of bonsai, vì tính cách đàn ông vững chãi, can trường trước những giông bão của cuộc đời (nói thì nói vậy thôi, chứ phụ nữ được xem là mạnh hơn nam giới nhiều – qua các nghiên cứu). Bạn nào tại miền Nam VN có thể kiếm thông trồng thử, nhưng phải nắm được các bí quyết trong việc thuần dưỡng cây này tức là: phải có đủ các yếu tố như: nắng (không sợ thiếu tại VN :)), đất có tính thoát nước và giữ ẩm tốt (tôi sẽ có bài viết về đất trồng trong nay mai), và cách chăm sóc tỉa cây (là yếu tố rất quan trọng, nhiều người đã ôm đầu máu chạy vì không biết cách cắt cây thông – không nói ngoa đâu

 

Tôi sẽ tuần tự post các trình tự để luyện cây thông đen. Vì tôi có khoảng 60 cây thông đen độ 25 tháng tuổi, do đó tôi sẽ dùng các cây thay đổi trong bài này, chứ không cứ dùng 1 cây cho đến hết chủ đề này (dĩ nhiên, nếu điều kiện cho phép, thì nên chỉ dùng 1 cây để hướng dẫn cho có sự liên tục, nhưng tôi nghĩ dùng các cây khác nhau cũng sẽ không có vấn đề lớn, vì nói chung, chúng được đào tạo cùng một lò với phương pháp nuôi dưỡng huấn luyện giống nhau :))
Cây này được uốn tháng 12/2009[HIDE]
Nó được uốn bằng dây nhôm

Chú ý để dây nhôm đúng chỗ cần thiết để nâng đỡ vùng uốn, kẻo không cành cây sẽ bị gẫy

Hehe, phải đưa mấy nhóc tì đi chơi bowling đây.

Bonhe

 

Cây thông này có 1 nhánh mồi (sacrified branch). Sở dĩ tôi gọi là nhánh mồi, là vì nó giống như là cây diêm để mồi lửa. Nó được để cho phát triển một cách tự do (không hạn chế như các cành khác). Khi nó phát triển mạnh, nó sẽ kéo dưỡng chất, nước qua vùng nó nhiều, điều này làm cho thân cây sẽ mau lớn; và khi đến thời điểm nào đó, nó sẽ được mời đi chơi chỗ khác (nghe giống như vắt chanh bỏ vỏ quá ;D)

Khi phần thân gần gốc đã lớn tới một mức nào đó, thì nhánh mồi sẽ bị lấy đi.

 

22/03/2010

Để nói về sự phát triển của thân cành nhánh. Xuất phát từ những Nhú chồi (buds). Dưới đây là một trong những cây thông già đang dần hoàn thiện của tôi

Sau một thời gian, những nhú chồi sẽ phát triển dài thành các chồi non (candles), lúc này lá chưa có mọc dài ra. Vì là chồi non, nên ngắt bẻ rất dễ dàng (không cần dùng kéo cắt)

Bonhe

 

ây này được để lúc đầu. Một trong 2 chồi non của nó đã bị ngắt 2/3 ngày hôm qua. Có thể thấy một nhú chồi đang lộ ra.

Còn đây là cành bị cắt tháng 10 năm 2009. Bây giờ đang thấy nhiều nhú chồi. Mỗi năm, nếu gặp điều kiện tốt, thông đen có thể tạo ra 2 đợt phát triển mới, mỗi đợt gồm: nhú chồi —> chồi non —> nhánh cây (hay thân cây). Quên không nhắc, khi cắt cành hay thân, phải biết cắt đúng chỗ, nếu không cành hay cây có thể sẽ chết (nhiều người do không nắm được điều này mà đã bị thất bại thảm hại: một là cây chết, một là vì không dám cắt vì sợ cây chết, nên cứ để nó mọc thoải mái, nên những nhánh cành dài thòng lòng). Thế cắt sao cho đúng? Chỉ cắt nhưng nơi còn thấy lá cây.

Sẽ post tiếp khi có dịp. Bonhe

 

4/4/2010

Hồi nãy ra vườn tưới cây thấy cây này hay hay nên chụp cho ACE xem. Không nói nhiều ở đây. Chịu khó xem hình nha. Có bạn nào muốn góp ý, thắc mắc, thì xin mời vô nha. Bonhe

Thấy cái nhánh non này dải không? Bao nhiêu là chất bổ vào đây đấy!

nhanong

– Sao thấy mấy cây của bạn trồng thông đen chỉ toàn sử dụng chậu bằng rổ nhựa không vậy , sao mình không dùing chậu đất nung cho nó giữ được độ ẩm ??? Như thế này thì có phải để cây trong mát hay không ? Chất trồng bạn trồng là loại gì , có phải đá núi lửa xay không ?

Bonhe

Hì hì, đây là bí mật nhà nghề nha. Lý do rỗ nhựa được dùng là vì những cây này còn non, đang trong giai đoạn huấn luyện. Rỗ nhựa có nhiều lỗ thoát, do đó rất tốt cho việc cắt tỉa rể cây mà không cần dùng dao kéo ;). Nói rõ hơn: do ánh sáng mặt trời, cũng như là không khí xung quanh thành rỗ, do đó khi rễ cây mọc ra chạm vào thành rỗ, thì tự khắc chúng sẽ chùn lại vì 2 yếu tố trên. Hình thức này gọi là air-lighting pruning. Rất tốt.
Tôi để các cây này dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp.
Chất trồng là: đá núi lửa xay + đất sét nung (pumice) và một số rỗ lại được trộn thêm vỏ cây bách xay.
Tôi sẽ viết một bài về Đất trồng cho bonsai, Nắng, cũng như những vấn đề cơ bản khác trong nay mai ha. Xin đón đọc.

Bonhe

Em đang trồng một ít thông đen từ hạt nên đọc được bài viết này của anh thấy đã quá! Em ở Sài Gòn nên không biết có áp dụng được cách trồng của anh được không?
Chào Cedric, rất vui là bài viết có ích. Tôi nghĩ là khí hậu SG có thể thích hợp cho thông đen, điển hình là các cây con của bạn đang phát triển tốt đó.

Em dự định sẽ thay chất trồng bằng 50% đá nham thạch (loại này ở đây họ dùng để trồng cây thủy sinh đó anh!),+ 20% cát+ 20% đất tro trấu, và trồng trong rổ theo cách hướng dẫn của anh. Xin cho em hỏi liệu với chất trồng như thế có đủ độ ẩm cho cây không ạ! (em đang trồng trên sân thượng có giàn lưới nên không sợ nắng mà chỉ sợ gió thôi!) Rất cám ơn về những bài viết của anh, chúc anh mạnh khỏe.
[/quote]

Đá nham thạch có kích cỡ bao nhiêu vậy? Kích cở nên khoảng 0.3- 0.5 cm, không được to quá cũng như nhỏ quá. Theo công thức bạn định dùng, thì thành phần vô cơ khoảng 70%. Bên này, tôi dùng thành phần vô cơ khoảng 2/3 (tức khoảng 66.6%). Bên SG, mưa nhiều hơn bên tôi nhiều, cho nên với tỉ lệ bạn chọn là ổn rồi đó. Dù sao, bạn nếu có nhiều cây, thì nên thử nghiệm trồng các cây với những tỉ lệ vô cơ:hữu cơ khác nhau để sau này kiếm được tỉ lệ tối ưu cho điều kiện thời tiết và nơi trồng của bạn. Sở dĩ tôi nói như vậy là vì ngay cả trong vườn nhà tôi, có những vùng vi khí hậu (gọi là microclimate) trong vườn nhà, mà nhiệt độ có thể cách biệt nhau đến khoảng 10 độ F- Sau này, tôi sẽ viết một chủ đề về vị trí của vườn nhà ảnh hưởng đến vi khí hậu và sức khỏe cây trồng ra sao. Cũng nên nhớ điều này: nếu bạn dùng nhiều chất vô cơ quá trong đất trồng, thì sẽ phải tưới nước vào mùa nóng không có mưa nhiều hơn (như tôi, phải tưới nước 2 lần mỗi ngày vào mùa hè nóng nực)
Ngoài ra, thông đen rất chịu nắng, do đó có thể bạn nên để nó hưởng ánh nắng trời trực tiếp (điều này cũng nên thử nghiệm, để vài cây nhận nắng trực tiếp cả ngày, vài cây nhận nắng trực tiếp vào buổi sáng thôi, và vài cây nhận nắng lọc qua lưới như nhà bạn đang sài). Nếu được, bạn vui lòng chụp hình mấy cây thông con, rồi post lên trên 1 chủ đề riêng, rồi mọi người cùng xem và góp ý thì hay lắm đó, vì đó là một cách học làm cây nhanh nhất trong điều kiện mình không có thầy chỉ tận tay day tận trán 😉 Cám ơn lời chúc sức khỏe của bạn. Chúc bạn một ngày vui vẻ ha.

Bonhe

Cedric

Cám ơn anh đã hướng dẫn tận tình. Em cũng đang áp dụng trồng ở nhiều môi trường khác nhau như anh nói được khoảng 1 tuần nay và đang theo dõi. Lúc đầu em ươm khoảng 50 hạt, nảy mầm được 38 cây.Em để dưới sân nhà (nắng hướng đông khoảng 5h), ngày tưới phun sương 2 lần được khoảng 1 tuần thì chết mất 18 cây (có lẽ do bị úng nước) 😀 sau đó bị chim sẻ xơi hết 8 cây :D. Hiện giờ chỉ còn 12 cây. Em còn 1 ít hạt định ươm tiếp để nó phát triển trước mùa mùa mưa này.Anh cho em hỏi là nếu mình ươm với chất trồng đã có trao đổi với anh (đá nham thạch+cát+tro trấu) liệu có được không a? Vì em nghĩ với giá thể như vậy thì vừa giữ độ ẩm lại vừa thoát nước tốt. Về tưới nước thì mùa này SG nóng lắm anh ơi! Trên sân thượng em phải che lưới lan chứ nếu không nền bê tông buổi trưa háp nắng chịu không nổi, rờ lên đất mặt chậu thấy hơi nóng mặc dù đất vẫn còn ẩm.Em đi làm cả ngày nên chỉ tưới nước ngày 2 lần, hôm nào làm về trễ thì tưới có 1 lần thôi! Không biết thông đen có chịu được không hả anh?Còn về phân bón thì em mới tưới bánh dầu ( hình như làm từ bã đậu nành đó anh) không biết có được không anh, có gì anh chỉ dẫn thêm về cách bón phân nhé. Còn về loại đá nham thạch thì có nhiều kích cỡ tùy mình chọn. Em sẽ dùng kích cỡ như anh hướng dẫn thử xem sao. Bạn Nông dân muốn tìm đá nham thạch ở SG thì cứ ra khu bán cá kiểng ở đường Nguyễn Thông, ở đó có nhiều loại cho bạn lựa chọn. Một lần nữa cám ơn anh Bonhe, chúc anh mạnh khỏe.

 

Em cũng đang áp dụng trồng ở nhiều môi trường khác nhau như anh nói được khoảng 1 tuần nay và đang theo dõi.

Không có chi đâu Cedric. Tôi chỉ muốn chia xẻ với các bạn những gì tôi biết được, mà đã nói là phải nói cho rốt ráo, chứ không nói lưng chừng được. Làm như cách của bạn như vậy là tốt rồi.

Lúc đầu em ươm khoảng 50 hạt, nảy mầm được 38 cây.Em để dưới sân nhà (nắng hướng đông khoảng 5h), ngày tưới phun sương 2 lần được khoảng 1 tuần thì chết mất 18 cây (có lẽ do bị úng nước) 😀 sau đó bị chim sẻ xơi hết 8 cây :D. Hiện giờ chỉ còn 12 cây.

Hướng đông là tốt nhất cho vùng có nắng nhiều, vì tránh được nắng nóng buổi trưa. Tưới phun sương ngày 2 lần cho thông đen là quá quá nhiều đấy! Thông đen không chịu nước lên lá của nó đâu. Ẩm độ trên lá vào buổi chiều tối sẽ làm cho lá dễ bị nhiễm nấm —> yếu cây; nhưng nếu chỉ sau 1 tuần là cây chết, như vậy bạn nghĩ đúng, tức là rễ cây bị thúi vì úng nước (Thông đen thích đất ẩm nhưng không ướt, nếu hơn khô 1 chút cũng không sao; chính vì thế chọn lựa chất trồng cho thông đen là quan trọng)

Em còn 1 ít hạt định ươm tiếp để nó phát triển trước mùa mùa mưa này.Anh cho em hỏi là nếu mình ươm với chất trồng đã có trao đổi với anh (đá nham thạch+cát+tro trấu) liệu có được không a? Vì em nghĩ với giá thể như vậy thì vừa giữ độ ẩm lại vừa thoát nước tốt.

Tro trấu không biết có nóng quá cho rễ của cây con không? Nếu trấu không phải tro thì chắc là được. Thành phần như trên là quá tốt cho ươm hạt giống rồi, nhưng nên để tỉ lệ của chất hữu cơ 50%, vì nếu môi trường không ẩm ướt nhiều, thì hạt thông khó nẩy mầm được ( khi cây con khoảng 6 tháng tuổi, là có thể chuyển sang đất có tỉ lệ vô cơ cao hơn như đã nói)

Về tưới nước thì mùa này SG nóng lắm anh ơi! Trên sân thượng em phải che lưới lan chứ nếu không nền bê tông buổi trưa háp nắng chịu không nổi, rờ lên đất mặt chậu thấy hơi nóng mặc dù đất vẫn còn ẩm.Em đi làm cả ngày nên chỉ tưới nước ngày 2 lần, hôm nào làm về trễ thì tưới có 1 lần thôi! Không biết thông đen có chịu được không hả anh?

Bạn có thể dùng khăn dầy hay áo thun trắng không còn mặc nữa và che quanh chậu, cũng như phủ kín mặt đất của chậu cây, thì có thể làm giảm nhiệt độ của đất trồng rất nhiều đó. Ngoài ra nên nghĩ cách nào sao cho các chậu cây chỉ nhận được nắng sáng không thôi, tức là xây tường cao về phía tây chẳng hạn, và để các chậu cây ở phía đông của bức tường, thì chắc chắn các cây này sẽ nhận được nắng buổi sáng (không nóng nhiều như nắng trưa và chiều). Nói nhỏ bạn nghe, tôi cũng sẽ viết một bài về Nắng ảnh hưởng đến cây trồng ra sao trong nay mai 😉 . Sở dĩ tôi đề nghị như vậy, vì tôi không thích ý tưởng là trồng thông đen dưới lưới che (không có ánh nắng trời trực tiếp, thì chúng sẽ dễ bị bịnh lắm)

Còn về phân bón thì em mới tưới bánh dầu ( hình như làm từ bã đậu nành đó anh) không biết có được không anh, có gì anh chỉ dẫn thêm về cách bón phân nhé. Còn về loại đá nham thạch thì có nhiều kích cỡ tùy mình chọn. Em sẽ dùng kích cỡ như anh hướng dẫn thử xem sao.. .

Bánh dầu tức là phân hữu cơ. Phân hữu cơ rất tốt cho bonsai. Dù sao, nếu bạn dùng đất trồng loại thoát nước tốt như bạn đề nghị, thì vào mùa phát triển của thông, bạn có thể dùng phân nước hóa học, nhớ pha loảng hơn là nhà sản xuất đề nghị, và tưới mỗi tuần 1 lần, thì vẫn không sao, mà cây lại còn phát triển nhanh nữa. Tôi xử dụng loại phân hóa học mà dùng cho hoa lan luôn; đồng thời củng dùng luôn phân hữu cơ (phân gà, hạt bông gòn xay nhỏ). Bên tôi không có bánh dầu! Dùng phân hữu cơ, thì có thể dùng quanh năm mà không sợ như phân hóa học. Chúc bạn vui khỏe ha. Bonhe

Hi Camauteur, đúng là lâu rồi không có tin tức gì của bạn. Nếu không nhớ tên DĐ thì chỉ việc cho nó vào favorites site thôi, là xong 😉 Cám ơn bạn đã hỏi thăm, những cây thông đen trẻ cũng như già của tôi đều khỏe mạnh cả 😀

Có gì cần tham khảo, thì bạn cứ việc post ở đây, nếu giúp được thì tôi sẽ sẵn sàng giúp không lấy đồng xu nào ;). À, tôi nghĩ bạn nên lập một chủ đề về những cây thông con của bạn, rồi thỉnh thoảng update hình lên, rồi ACE trong DĐ sẽ xem và đóng góp ý kiến thì hay lắm, vì đó là cách học hàm thụ hay nhất. Tôi luôn mong muốn là người VN mình sẽ có nhiều cây thông đen đẹp trong tương lai không xa (cũng phải mất 10-20 năm). Mong gặp bạn tại DĐ này thường xuyên hơn ha. Chúc sức khỏe. Bonhe

 

1/5/2010

Hôm nay nhớ ra vấn đề này. Các bạn đang trồng thông đen tại VN, nên để ý khi nào cây thông nó nghỉ ngơi nha (không biết tại miền Nam VN thông đen có thời gian nghỉ không, vì khí hậu không có lạnh như Đà Lạt). Điều này là quan trọng, vì để biết khi nào thì sang chậu, thay đất hoặc là để tiến hành ghép; hay để lấy đi những lá già. Hình dưới cho thấy cây thông đen đang chuyển mình từ mùa nghỉ sang mùa sinh trưởng, khi các chồi non bắt đầu dài ra.

Đây là dấu hiệu cây sắp thức dậy

Bắt đầu thức dậy

Chuẩn bị xả hết tốc lực

Phải nhận biết các dấu hiệu này, vì nếu có nhiều thông đen trong vườn, không phải các cây đều thức dậy cùng một lúc. Điển hình trong vườn tôi, có cây mới bắt đầu thức dậy trong khi các cây khác đã thức giấc từ 1 tháng trước đây! Tùy theo những gì mình làm cho chúng trong năm trước! Bonhe

ái chồi non này được ngắt cách đây 5 tuần, hôm nay đã thấy có 2 nhú chồi đang lên.

ôm nay bận rộn với đám thông con này. Trong khoảng 2 tiếng, chỉ làm được khoảng 20 cây thôi (sở dĩ bị chậm là vì phải dừng tay để chụp hình một vài cây để minh họa!). Tuần này, phải tranh thủ để làm nốt đám còn lại!!

Phải cắt bỏ một số lá của năm trước để tạo thông thoáng và nắng có thể chiếu vào các cành non ở phía dưới thân cây (quan trọng cho cây thông đen nha)

cây trước khi cắt bỏ một phần lá năm trước (chỉ cắt đi phần nào có thể ảnh hưởng đến phần dưới của thân)

sau khi cắt lá

Phần dưới có nhiều cành non

Một cây khác, trước khi cắt lá

Sau khi cắt

phần dưới của thân với nhiều cành non

Một cây khác, trước cắt

sau cắt

phần dưới của thân, với các nhánh non

ACE cần nắm thật kỹ cách phân biệt đâu là cành nhánh của năm nay và đâu là của năm trước. Không biết phân biệt điều này, thì không thể cắt cành thông đen được, và nếu không biết mà cứ cắt bừa, thì sẽ ôm đầu máu đó nha (tôi hoàn toàn không nói giỡn ở đây! Chính vì không biết điều này, mà nhiều người đã không dám đụng vào thông đen, cứ để cho nó phát triển thoải mái, kết cục là các cành nhánh cây của họ cứ dài loằn ngoằn >:(.

Ai có câu hỏi thì xin mời, đừng có ngại nha. Bonhe

 

uên không nói. Cái nhíp dài khoảng 35 cm này là một vật tối cần cho việc cắt các lá thông trong những hốc bà tó (nếu dùng tay không, thì có thể làm gẩy các cành nhánh non). Nếu ai có quen người làm trong bệnh viện, thì có thể hỏi xin cái nhíp phế thải từ phòng mổ ha. Còn nếu không, có thể tìm thấy ở chợ trời.

Cedric

Chào anh Bonhe! Về việc cắt lá cũ của năm trước, em cũng từng xử lí với cây thông 3 lá đang trồng (em chỉ nghĩ là để cho thoáng cây thôi,chứ đâu biết là quan trọng vậy, hên quá hihi!!! ;D) Nhưng em không cắt chừa cuống lại , mà em lặt trụi luôn! O0 Cho em hỏi lí do tại sao phải để chừa cuống lá lại,(em thấy lặt lá dễ hơn mà! :P) có phải là những chồi non có thể mọc lại từ những cuống đó phải không ạ? Còn điều này nữa, em đọc trong 1 cuốn sách có dạy rằng khi tỉa cây lá kim, không dùng kéo mà nên dùng tay để ngắt. Điều này có đúng không vậy anh?

Bonhe
Chào Cedric, đúng là lặt lá bằng tay thì sẽ nhanh hơn nhiều. Đúng như bạn nghĩ, sở dĩ cắt chừa lại các cuống lá, là vì các mầm chồi nó nằm ở đây. Nếu lặt trụi lá, tức là lấy đi luôn cả các mầm chồi.

tỉa cây lá kim, không dùng kéo mà nên dùng tay để ngắt: chắc là nói về cây bách (juniper). Vì nếu dùng kéo mà tỉa lá không đúng chỗ, thì chỗ cắt sau đó, sẽ có màu nâu, trông không thẩm mỹ. Dùng tay ngắt lá thì sẽ đẹp hơn (dù sao chỉ có thể dùng tay khi lá còn non, còn khi lá đã già, thì phải dùng kéo thôi, nếu không nó sẽ để lại xơ lá, trông xấu lắm. Khi có dịp, tôi sẽ post hình về kĩ thuật tỉa lá cây bách cho các bạn xem. Bonhe

Nhân vụ Cedric nói về việc lặt trụi lá thông. Tôi sẽ có câu hỏi này nha:
2 hình dưới, chụp nhánh cây thông đã bị lặt lá qua 2 phương cách khác nhau (nên nhớ tôi đang nói về lặt lá, chứ không phải dùng kéo để cắt lá nha). Các bạn nghĩ cách nào tốt hơn, hình 1 hay hình 2? Và nếu tốt hơn thì lý do tại sao tốt hơn? 😉

p/s: muốn tôi trả lới câu hỏi này, thì phải có ít nhất là 5 posts trả lời từ phía các bạn nha, bằng không, thì đây sẽ là vĩnh viễn là bí mật nhà nghề 😉 Bonhe

Hình 1

Hình 2

Cedric

Chào anh Bonhe! Theo em thì với cách 1 ( chừa cuống lại) nên thực hiện đối với cành còn non, để có thể các chồi mới sẽ mọc ra từ đó( cách này làm hơi lâu, mất thời gian ;D). Cách 2 thì lặt dễ hơn và nhánh sẽ mau già cỗi hơn! Anh Bonhe bật mí đi nhe!!!!

Bonhe
Như đã nói với bạn Trung, việc lắt lá tức là đã lấy đi các mầm chồi rồi! Các bạn nên xem lại câu hỏi của tôi lần nữa, khi mà tôi đã nhấn mạnh: đây là lặt lá, chứ không phải cắt lá à nhe! 😉 Tôi không biết câu hỏi này có quá lắt léo không nữa?! 8) . Chưa được, mới có 2 replies thôi! Cần thêm 3 replies nữa! Nào, mời các bạn tiếp tục tham gia…. Bonhe

 

23/05/2010

ôm qua mới làm cây này một chút, post hình cho ACE xem chơi. Cây này, tôi mua cách đây gần 2 năm. Đây cũng là một cái duyên may, vì chính hôm tôi mua cây này, thì gặp một người mà sau này là bạn bonsai thân của tôi. Sau ngày hôm đó, anh ấy mời tôi về nhà chơi, và đã tặng cho tôi hơn 50 cây thông đen 8 tháng tuổi, mà tôi đang dùng chúng để post trong chủ đề này.

Cây này khi mua về, chỉ tỉa sơ sơ, sau đó để cho nó mọc xả láng. Hôm qua, thấy rậm rạp quá rồi, nên mang nó ra tỉa lại. Tôi thấy một điểm đáng chú ý là mặc dù cây này đã được 6 tuổi rồi, nhưng thân của nó không lớn hơn các cây thông nhỏ của tôi là bao. Đó là do nó được trồng trong loại đất thịt, không có thô ráp như loại đất mà tôi đang dùng cho các cây thông nhỏ!

Hình trước khi làm

Nhận thấy:

Do đó đã cắt nó đi

Rồi sau đó dùng

Để bôi lên

Kết quả:

À, có thấy:

Sẽ:

Bonhe

23/06/2010

 

ôm qua, thấy có điều thích thú, nên chụp hình cho ACE xem cho biết.

Cái chồi non này đã được ngắt đi một nửa cách đây gần 1 tháng. Bây giờ thấy 2 chồi non đang phát triển. Sở dĩ tôi xem đây là điều đáng để biết là vì từ trước tới nay, tôi cứ nghĩ là nếu ngắt chồi non nơi không có lá, thì sẽ không có chồi mới xuất hiện nơi chỗ ngắt, nhưng khi thấy việc gì đang xảy ra trên chồi này, đã củng cố thêm kiến thức cho tôi: trong tương lai, thay vì ngắt đi một nửa, tôi có thể ngắt 3/4. Xin xem hình dưới đây.

Còn đây là từ một cây già hơn

Đây là chứng minh cho thấy là chồi non sẽ mọc ra từ nách của 2 lá. Xin nhắc lại, lá thông đen thường mọc thành từng bó 2 lá. Khi biết được sự thật này, ACE sẽ hiểu lý do tại sao tôi đã muốn giữ các cuống lá nơi cần giữ.

Hình dưới cho thấy các nhánh mọc ra từ năm nay

Bonhe

Cedric

Chào anh Bonhe, ở các nhánh mọc năm nay (h2 dưới lên), em thấy anh để 4 nhánh mọc thoải mái, với cây thông 3 lá của em đang trồng thì thường thấy mọc nhánh giống như vậy. Cho em hỏi là nếu mình cắt chỉ để lại 1, 2 nhánh, thì cành đó sẽ phát triển mạnh hơn những cành khác không? Em đang thử uốn tỉa chơi nhưng chưa dám mạnh tay lắm ;D
Bonhe
Chào Cedric, bạn thử nghĩ xem sao nha: mỗi nhánh cây với hệ lá nó như là một nhà máy chế tạo một sản phẩm gì đó, và các nhà máy này đang vận hành tối đa về công suất. Ở đây có 4 nhánh cây tất cả. Nếu cắt đi vài nhánh, tức là đã đóng cửa vài nhà máy rồi, thì các nhà máy khác không thể nào bù đắp lại số lượng sản phẩm bị thiếu hụt! Bởi thế, khi muốn cho cây phát triển nhanh, mạnh, thì cứ để cho các nhánh cây mọc thoải mái, cho đến khi mình thấy thân của cây đã đạt được mục tiêu mình muốn, thì lúc đó mới tiến hành cắt nhánh hay cành không cần thiết. Đây cũng được gọi là nhánh hay cành mồi (sacrified branch). Nhiều người không để ý điều này, vội vàng cắt tỉa để cho cây nhìn đẹp, ra dáng bonsai; điều này sẽ làm trì hoãn sự phát triển của cây; kết quả là sau nhiều năm, họ chỉ vẫn có một cây còi cọc (dĩ nhiên, nếu họ muốn làm bonsai loại siêu nhỏ (mini bonsai) thì lại là chuyện khác).

Nếu bạn đang có nhiều cây thông, thì nên lấy một vài cây để uốn thoải mái, bởi vì qua đó, mình mới rút kinh nghiệm được. Sao chưa thấy bạn bỏ hình cây của bạn lên DĐ? Bonhe

28/06/2016

ái này phải gọi là “hay không bằng hên” nha. Lý do: khi cắt nhánh thông đen tới phần lá kim của năm trước, thường thì các chồi non sẽ xuất hiện tại các nách lá, chứ không xuất hiện tại phần cành mà đã trụi lá.
Sáng qua, phát hiện các chồi non từ cành trụi lá, nên chụp cho ACE tham khảo.

Bonhe

Trích Nguyên văn bởi trunghongmon Xem Bài viết
– Cây Thông đến mùa mưa thì xử lý nước như thế nào anh ?
– Em nghĩ rằng cây Thông thích khí hậu khô của Miền Đông Tây Nguyên chứ không ẩm nước như miền Tây , vì vậy em thấy hầu như Thông rất hiếm khi có mặt ở miền tây , vì vậy anh nên cho 1 bài viết chia sẻ cách Trồng thông ở những vùng như miền Tây ! Mà như em ở HCM đất trồng ngoài vườn cũng luôn ẩm ướt và chậm thoát nước , vì vậy trước đây em từng trồng Thông ở dưới đất vườn , nhưng khi cây phát triển rễ thì cũng là lúc cây bắt đầu chết , lí do khi rễ phát triển sâu xuống thì gặp nước ở dưới và nó bị thối rễ dẫn đến chết cây ! :-:

Chào Trung, thông đen đúng là nó không chịu đất ướt đọng úng nước đâu. So với bách (juniper), thông nó thích đất ẩm chứ không ướt! Bạn nên xem lại bài viết về đất trồng cho bonsai của tôi thì sẽ hiểu rõ hơn là tại sao thông không chịu được sự ẩm ướt tại miền Nam VN. Tôi nghĩ khí hậu ẩm ướt không phải là lý do mà thông không sống được tại miền Nam, mà lý do chính là đất trồng của người mình không xử dụng nhiều chất trồng vô cơ và kích cỡ lớn. Tôi nhận thấy, hầu như người VN toàn dùng loại đất thịt để trồng cây, mà đất thịt chắc chắn sẽ không có tính thoát nước tốt như chất trồng với kích cỡ hơi lớn một chút (khoảng 0.3 – 0.5 cm). Kích cỡ như vậy, thì sẽ giúp thoát nước tốt lắm, do đó sẽ không còn sợ bị úng nước khi mùa mưa đến, tức là nước vào bao nhiêu, thì ra hết bấy nhiêu. Khi nước vào chậu và thoát ra tốt như vậy, thì oxygen từ khí trời sẽ kéo vào theo, điều này làm cho hệ rễ phát triển tốt, đồng thời cũng giúp cho một loại nấm cộng sinh trong đất phát triển tốt, dẫn đến hệ rễ được bảo vệ từ các mầm bệnh có thể có trong đất. Nếu không có oxygen vào trong chất trồng (do bị úng nước), thì vi khuẩn yếm khí phát triển mạnh, làm ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái trong chất trồng, dẫn đến thúi rễ —–> chết cây. Khí hậu miền nam VN tôi nghĩ là giống như khí hậu tại Florida, Hoa Kỳ. Cách đây mấy năm, tôi qua Florida dự hội nghị vào mùa hè, vừa bước ra khỏi sân bay, cái nóng ẩm ướt ngột ngạt ập ngay vào mặt, y như là đang ở tại SG vậy. vậy mà thông đen bonsai vẫn khỏe tại nơi này. Cho nên tôi nghĩ khí hậu nóng ẩm ướt không phải là nguyên nhân cho thông đen chết, mà là vì sự khác biệt của chất trồng quá khác nhau. Hi vọng giải đáp được thắc mắc của bạn.
À, Trung đã kiếm được cây thông nào từ Louisnguyen chưa vậy? Bonhe

31/07/2010

 

ôm rồi mới cắt bỏ dây nhôm quấn trên thân của cây này. Đúng là “vết thù trên lưng ngựa hoang” . Điều này không có gì đáng lo đối với thông đen còn non, vì theo thời gian, sẽ không còn thấy bất cứ dấu vết gì! Nhưng các bạn đừng có áp dụng phương pháp này đối với các cây khác à nha, kẻo không, có hối hận cũng muộn rồi.

Nhánh này trông yếu ớt và dài quá, cần phải cắt ngắn lại tới phần cành của năm trước.

Sau khi cắt

Nhánh này cũng cần cắt ngắn lại. Trong tương lai, có thể sẽ lấy nó làm thân chính tiếp theo từ gốc.

Sau khi cắt, chỉ chừa lại vài cặp lá của năm nay.

Còn đây là những chồi non đang ra nhiều (3-4 chồi) từ nơi cắt hồi tháng 6/2010

Các chồi này sẽ để cho phát triển thêm vài tháng, khi đó, sẽ lấy bỏ những chồi không cần thiết cho kế hoạch, chỉ chừa lại 2 chồi thôi. Bonhe

 

 

01/01/2011

Trích Nguyên văn bởi hung_vn Xem Bài viết
cảm ơn anh bonhe nha. bởi có một lần em đọc bài viết của bác thấy nói là dùng vỏ thông nên em muón hỏi vậy cho chắc áy mà. cảm ơn anh

Cám ơn Hung_vn đã hỏi câu hỏi này. Khi viết bài đó, tôi đã không nói rõ về nó. Vỏ thông cần phải làm cho phân hủy một phần (partly composted pine barks) chứ không thể dùng vỏ thông tươi cho chất trồng vì lý do sau: vỏ thông bị phân hủy sẽ giúp giữ nước tốt; và không ảnh hưởng đến sự hấp thụ đạm của rễ cây (vỏ thông tươi, sẽ không giữ nước được, mặt khác, khi nó phân hủy trong chất trồng, nó sẽ cướp đi nguồn đạm trong chất trồng trong quá trình phân hủy!)

Bạn có thể lấy vỏ thông tươi và dùng cách sau để tạo sự phân hủy nó: kiếm một thùng lớn như thùng phuy chẳng hạn, đáy thùng đục những lỗ nhỏ với mục đích cho thoáng khí. Đổ vỏ thông tươi (đã xay nhỏ tới kích thước thích hợp cho trồng cây) vào thùng, tưới nước sao cho ướt hết vỏ thông. Đóng nắp thùng lại. Để ngoài nắng. Mỗi tuần, xoay thùng một lần với mục đích trộn đều vỏ thông bên trong. Thỉnh thoảng nhớ mở nắp thùng để kiểm tra xem vỏ thông có khô không, nếu khô, thì tưới ẩm cho nó. Cứ làm như vậy trong 6-8 tháng là hoàn tất. Làm đúng cách, vỏ thông sẽ có mùi thơm thơm.
Bonhe

hi cây còn trong giai đoạn huấn luyện, tức là cần thân, cành, nhánh phát triển mạnh mẽ, mỗi lần thay chậu cắt rễ, sự phát triển của thông đen sẽ bị trì hoãn lại khoảng 1 năm. Lý do: khi hệ rễ của nó bị cắt tỉa, hệ rễ cần ít nhất là 1 năm để phục hồi hoàn toàn. Do vậy, trong năm đầu tiên sau khi rễ bị cắt, nó sẽ không phát triển một cách bình thường. Thời gian này, các chồi mọc ra thành shoot, sẽ lấy năng lượng dự trữ từ phần còn lại của hệ rễ rất ít ỏi. Do vậy, nếu không để ý điều này, cắt tỉa các shoots (như thường làm mỗi năm) sẽ làm yếu cây, thậm chí có thể giết chết cây nếu cây không được khỏe trước khi làm thay đất cắt rễ!!!! Đây là một kinh nghiệm thương đau, vì tôi đã mất 2 cây thông đen trong quá khứ do lỗi lầm này! Bài học nhớ đời: sau khi cắt tỉa rễ, phải để thông đen phát triển, không được cắt tỉa mạnh tay trong ít nhất năm đầu. Cũng chính vì điều này, khi tôi cho rỗ nhỏ vào trong rỗ lớn, tôi đã không đụng đến hệ rễ, với mục đích không hạn chế sự phát triển của nó.
Bonhe

 

Cành thông đen trong độ tuổi 1-2 năm, uốn vặn thoải mái, vì nó dẻo (không như các cây rụng lá, chỉ khoảng 3 tháng tuổi thôi, là phải cẩn thận lắm rồi, vì dòn hơn nhiều).
Trong sách người ta hay nói là nên uốn cành thân vào mùa phát triển (nhựa lưu thông, cho nên mềm hơn) và trước khi uốn, nên hoãn tưới cây 1-2 ngày. cho cành thân mềm hơn. Tôi thì lại khác chút. Đối với cành thân nhỏ, có thể uốn bất cứ lúc nào. Tôi cũng không bao giờ hoãn tưới nước để uốn nắn thân hay cành (vùng tôi ở nóng lắm, do đó nếu hoãn tưới 1 ngày, là nhiều khả năng cây sẽ bị ảnh hưởng!

Dù sao cần chú ý một điều: khi quấn dây để uốn cành hay thân, cần để ý bẻ cành hay thân sao cho nơi bẻ sẽ được nâng đỡ bởi dây kim loại (điểm mạnh) – bạn có thể tham khảo điều mà tôi nói trong chủ đề “Kĩ thuật cắt V” của tôi. Và khi quấn dây hướng nào, thì cũng vặn cành hay thân hướng đó, tức là nếu quấn dây theo chiều kim đồng hồ, thì cũng vặn bẻ thân cây theo chiều kim đồng hồ, chứ đừng làm ngược hướng thì không tốt!
Bonhe

 

22/02/2011

 

ôm nay thấy cái này hay hay, nên chụp cho ACE xem cho biết. Các chồi nhỏ nằm trong vòng khoanh màu vàng là các nụ hoa đấy. Sau này sẽ đậu trái tại đây. Dĩ nhiên, để cây không tốn sức lực vào việc sinh sản, sẽ phải ngắt bỏ chúng!

Bonhe

ôm nay đã thấy các chồi non bắt đầu nhú lên giữa 2 lá gần nơi cắt tháng 9 năm 2010. Ngoài trời hiện đang lạnh nhiều! Nhiệt độ tối qua xuống gần 0 độ C! Sắp sửa tới mùa làm cây thông đen (hiện giờ, chưa tới lúc làm vì cây đang vuơn mình chuẩn bị thức dậy sau mùa ngủ đông. Chồi non trong vòng màu vàng ở hình dưới đây.

 

22/04/2011

ào xuân rồi! Thông đen đang kéo dài chồi non (spring candle) lúc này. Lá chưa nở ra. Khi lá nở ra, lúc đó gọi là nhánh non (shoot).

Lấy một cây ra để bàn.

Các cành non phía gần gốc nhỏ yếu so với phần thân trên.

Chú ý màu của 2 phần: phát triển năm trước (last year growth) và mùa xuân năm nay (spring growth). Sở dĩ phải tô đậm chữ Màu là vì rất quan trọng cho sự nhận biết đâu là phần phát triển năm nay và năm trước, để có thể áp dụng trong việc cắt cành hay thân cho chính xác. Cắt sai chỗ, coi như tiêu! Thông đen có cái dở là chỗ đó. Nó rất nhạy cảm trong việc cắt tỉa. Bởi thế, nhiều người do không nắm được điều này —–> làm cho cây chết —–> không dám đụng vào thông đen nữa!

Để ý trong phần chồi non, phần dưới của nó hoàn toàn không thấy chồi lá gì cả, và phần này khá dài. Đây cũng là một đặc tính của thông đen. Nếu để đoạn này như vậy, thì sau nhiều năm, cây sẽ hoàn toàn không có cành nhánh tại đây —-> khoảng cách giữa cành (nhánh) này tới cành (nhánh) kia sẽ dài ngoẵng —> trông yếu ớt, mất giá trị của cây vì không thể hiện được một cây già!

Vì các hình biếu hiện trên là của cây trong huấn luyện, và đây là cành mồi, do đó, tôi vẫn sẽ để chúng yên như vậy. Còn các cành nhánh không phải là cho mồi (sacrified), thì cũng chưa đến thời điểm cắt chúng (vài tháng nữa tại nơi tôi ở). Xin nhắc lại: những ai có thông đen tại VN, nhất định phải làm một “tuần ký” (chứ không phải “nhật ký” ) cho nó, để biết thời điểm phát triển của cây để sau này cắt tỉa cho thích hợp.
Bonhe

 

28/05/2011

 

ột trong các cây Thông đen Đại Hàn trong vườn đang mang một trái duy nhất! Ha, sẽ để nó để lấy hạt sau này. Nói rõ một chút: thông đen Nhật thì đầy rẫy ở Mỹ, nhưng thông đen Đại Hàn rất ít người có, mặc dù vỏ thông đen Đại Hàn có vẻ đẹp hơn, và lá của nó cũng ngắn hơn.


Bonhe

Mới ra vườn tưới phân cho các cây. Thấy cái này hay hay, nên chụp vội vài tấm.
Đây là một trong các cây thông đen Đại Hàn. Phần trên ngọn, tôi đang để cho nó chạy rông (không đụng gì đến, với mục đích cho phần thân dưới mau lớn)

Phần thân dưới. Đường kính thân sát mặt đất 1.8cm

Tuơng lai gần, sẽ cắt thân ngay tại lằn đỏ. Còn nhánh trong khoanh vàng sẽ được nuôi từ giờ (tức là cũng sẽ không đụng đến ngoại trừ uốn nắn) để thành thân tiếp tục trong tuơng lai.

16/06/2011

Hôm nay để ý thấy cây này có dây nhôm ăn sâu vào thân cây, nên phải lấy ra làm!
Cây trước khi làm

Dây nhôm ăn sâu vào thân! Đã đạt yêu cầu!

Sau khi cắt bỏ dây nhôm

Các nhánh non trong khoanh vàng

Sau khi cắt bỏ các nhánh non.

Cây sau cắt. Để ý một cành vẫn để mọc thoải mái “cành mồi” (trong khoanh cam)

Bonhe

Phần lá em chừa lại sau khi cắt khoảng 5cm, nhưng giờ coi lại thì đó là đoạn nhánh non, lá mới, chắc đây là nguyên nhân dẫn đến cây bỏ cành (?!)
Cắt chừa lại bao nhiêu dài không quan trọng bằng chừa lại bao nhiêu nhóm lá!! Sở dĩ nói vậy là vì nếu đoạn trọc lá là 10 cm chẳng hạn, bạn cắt chừa lại 10.5cm, tức là chỉ có vài lá chừa lại thôi —> không được! Thế bạn chừa lại bao nhiêu lá?
Bonhe

 

12/09/2011

Sáng nay ra vườn, thấy cái này hay hay, nên chụp cho ACE xem.
Trong nhóm cây thông đen Đại Hàn tôi có, có một số cây tôi nghĩ là thông đỏ (red pine). Rất đặc trưng: nó phát triển rất chậm so với thông đen.

Chồi non của thông đỏ: màu đỏ, nhỏ, ngắn, và nhiều lông ngắn xung quanh

Lá của nó cũng nhỏ, ngắn và mướt

Còn đây là chồi thông đen: nâu nhạt, to, dài, không có nhiều lông ngắn

Lá của thông đen to, dài và thô hơn

 

16/09/2011

Chiều nay, tưới cây, nhận thấy gốc một số cành mồi đã hoàn thành trách nhiệm được giao phó.
Một góc các cây thông đen Đại Hàn!

Chú ý nào cũng có thân mồi (sacrified trunk) dài khoảng 60 cm

Phần A sẽ được cắt bỏ. Đây là thân mồi. Phần cành B sẽ là cành mồi trong tuơng lai, khi phần A đã bị cắt bỏ.

Một cây khác, thân mồi cũng dài khoảng 80 cm

Thân trong khoanh vàng sẽ bị cắt bỏ năm tới.

Một cây khác

Thân mồi trong khoanh vàng sẽ bị cắt trong năm tới

Cây nữa (cây này là một trong 3 cây, tôi đang tạo dáng rễ ôm đá cho chúng!

Phần thân mồi A sẽ bị cắt bỏ trong năm tới. Phần cành B sẽ là thân chính tuơng lai

Cây khác

Thân mồi trong khoanh vàng sẽ bị cắt trong năm tới

Thêm cây nữa

Cành mồi sẽ bị cắt trong năm tới

Còn nhiều nhiều nữa, nhưng không tiện đưa hết lên đây. Chỉ muốn cho các bạn thấy để làm được một cây cho có hồn, thì phải tốn công và thời gian như thế nào. Đó là những cây này tôi chỉ muốn sẽ thành những cây bonsai loại nhỏ thôi đó. Để muốn làm cây bonsai cỡ nhỏ, không phải chỉ việc dùng kéo, cắt phăng phần ngọn, làm cho nó lùn xuống, là thành cây bonsai đẹp được. Cây thấp, nhưng phải có phần gốc tuơng đối được so với chiều cao; mặt khác, phần thân từ gốc lên đến ngọn cây phải nhỏ dần lại (taper), cũng như hệ cành của nó, cũng phải taper như vậy, từ thân cho đến ngọn cành. Mục đích để thân mồi là để cho phần gốc mau nở lớn —> đạt đủ độ lớn —> cắt thân mồi và lấy một cành khác làm thân tiếp —> mồi —> cắt. Chơi bonsai cần phải có tính kiên trì nhẫn nại cũng như sở hữu được các kĩ thuật cần thiết thì mới có thể tiến xa được. Còn nếu không có tính nhẫn nại, thì sau vài chục năm, cây cũng sẽ chỉ có kích thước như một cây gậy không hơn không kém. Vài hàng chia xẻ.
Bonhe

 

Trích Nguyên văn bởi hoaiemnguyen Xem Bài viết
Dạ ý em là uốn cong thân chính cho thấp xuống, tạo ưu thế ngọn ngay chổ cần có chồi. từ đó hy vọng chồi sẽ nảy ngay vị trí mong muốn.
vậy chờ đợt lá này già em sẽ tiến hành làm thử trên cây thông 3 lá trước. cám ơn anh rât nhiều!!!

Khi Hoaiemnguyen định làm như vậy, nhớ phải để ý phần ngọn của thân chính. Nhân thể đây, nói qua về điều cần phải biết này vì nó sẽ bổ xung cho bài viết ” các nguyên tắc trong kĩ thuật huấn luyện cây” của tôi đang viết dang dở

Nhìn hình dưới đây: hình A, thân chính được uốn cong xuống dưới, với ngọn hướng xuống dưới (trong vòng vàng). Nơi mũi tên cam chỉ vào sẽ là phần cao nhất của cây lúc này. Nồng độ auxin tại nơi này sẽ là thấp nhất —> khả năng nẩy chồi non nơi này sẽ cao nhất. Ngược lại, nơi ngọn cây (vòng vàng) sẽ là nơi thấp nhất hiện giờ —> nồng độ auxin sẽ cao nhất —> phần thân này sẽ không tiếp tục dài ra nhiều thêm nữa. Nếu muốn thân này thành cành mồi, thì cần phải uốn sao cho ngọn của nó hướng lên như trong hình B. Ngược lại, nếu muốn giữ thân này thành cành cho dáng thác đổ, hay bán thác đổ, thì có thể để ngọn nó hướng xuống —> các chồi non sẽ mọc ra ở phía trên của nó —> tạo các nhánh thứ cấp.

Vì vậy, tùy theo ý của người làm muốn cây của mình sau này ra sao, khi uốn cành hay thân, phải để ý điểm này. Hơn nữa, nếu không có được những cành nơi mình muốn, thì sau này, vẫn có thể ghép cành cho nó.
Bonhe

 

 

12/10/2011

Hôm nay trong khi dời chỗ mấy cây trở về vị trí thích hợp thì nhận thấy cái này hay hay nên chụp. Mấy hôm rồi, do qua tiểu bang khác, nên đã dời cây vào nơi mát và có hệ thống tưới tự động.

Đây là một trong 3 cây thông đen Đại Hàn mà tôi đang huấn luyện thành dáng rễ bám đá.
Cách đây vài năm, đã phủ rễ của cây lên đá, sau đó dùng dây kẽm để quấn quanh đá nhằm cố định rễ cây vào đá—-> chôn đá vào chậu tuơng đối sâu so với tuổi của cây.

Cây toàn cảnh

2 rễ cây (mũi tên chỉ vào) đã lớn nhiều. Dáng lạ! Có thể do bị chặn phía dưới bởi dây kẽm.

Thân cây phía dưới. Cuối năm nay hay đầu năm tới, dự định cắt bỏ “thân mồi”

 

Cám ơn Huavancuong đã chụp hình chi tiết nha. Khi hỏi mà có hình như vầy, thì không thể nào trả lời câu hỏi mà không chính xác được!

Chắc chắn phải cắt ngắn các chồi non vì nó phát triển mạnh quá. Nếu để tiếp tục, thì chúng sẽ phát triển dài ngoằn! Vào tháng này, có thể cắt ngắn sát tới phần cành phát triển từ năm trước (xem hình minh hoạ)

Hi vọng đã trả lời được thắc mắc của bạn.
Khi có dịp, bạn nên chụp hình nguyên cây đầy đủ các mặt, và cho vào một chủ đề riêng, thì ACE sẽ dễ dàng theo dõi hơn nhiều! Cám ơn.
Bonhe

 

9/04/2012

Hôm qua thấy cây này có phát triển lạ, nên chụp hình cho ACE xem. Thường thì khi tược non đang phát triển, không thể nào có thêm các chồi non xuất hiện trên cùng tược đó! Thông còn nhỏ, có nhiều kiểu phát triển đột phá không ngờ được!

Cây có hiện tượng trên. Cây này cũng đã bị cắt cành mồi tháng 2/2012

Một cây khác, sau khi cắt bỏ cành mồi tới phần cành phát triển từ năm trước (nhìn đầu các lá trong khoanh màu vàng, cho thấy có màu đỏ nâu)

Đang thấy có nhiều chồi non đang ra từ ngay hay gần mặt cắt! Nên nhớ: chỉ thực hiện cắt như vậy ở cây còn non trẻ & khoẻ.

ỏ của một trong các cây thông đen Đại Hàn. Tính cho tới thời gian này, chúng đã được khoảng 4 tuổi rưỡi rồi!
Vỏ của chúng do được huấn luyện trong rổ, cho nên kích thước vỏ của chúng rất tuơng ứng với kích thước của thân. Trong tuơng lai không xa, sẽ thấy rõ hơn phần vỏ của chúng.

Đúng là cây này được huấn luyện kiểu ôm đá từ khi nó khoảng hơn 1 năm tuổi! Cây này năm tới định sẽ cho vào chậu lớn hơn.
Đối với các cây còn nhỏ, tôi dùng rất nhiều phân cho nó. Vừa phân hóa học, loại tan chậm (có nói trong chủ đề về phân bón trước đây) với hàm lượng NPK là 20-5-5. Nơi vùng tôi ở vì nóng, cho nên tôi có thể bón cho cây 2 lần một năm. Xen kẽ, vào mùa xuân, dùng phân hóa học NPK 20-20-20 pha loãng, tưới mỗi tháng 1 lần. Ngoài ra, vài tháng lại cho cây phân hữu cơ (phân gà) vón cục nhỏ, rải lên mặt chất trồng. Mùa hè, thu, bón phân hữu cơ (loại P K cao hơn N) seaweed dạng lỏng mỗi tháng cho tới mùa đông thì ngưng. Nói chung, xài rất nhiều phân cho những cây nhỏ.

 

4/01/2013

Trích Nguyên văn bởi nha_trang Xem Bài viết
Anh Bonhe cho em thắc mắc tí nha: Sao anh không dùng thân đang sẵn có, rồi uốn lại theo ý thích của mình (vì cây còn nhỏ rất dễ uốn), mà phải cắt đi rồi dưỡng thân khác (điều này đối với thông đen sẽ tốn rất nhiều thời gian)?
Hay ý của anh muốn tại đó có 1 điểm nổi bật cho cây (em không biết theo thuật ngữ, điểm này có phải gọi là điểm nhấn hay ko?), nên phải cắt và thay bằng thân khác, phải không anh?

Haha, thấy không, câu hỏi của bạn rất hay! Nếu không hỏi sẽ không biết tại sao!
Đúng như bạn nói, thông đen cành cỡ này, ngay cả lớn hơn chút, uốn nắn một cách dễ dàng khi vào đúng thời điểm trong năm. Thế tại sao tôi lại không làm như vậy?! Lý do: cành mà phát triển trong cùng một mùa, sẽ không có độ vót, tức là đường kính cành từ nơi tiếp giáp của năm trước cho tới nơi bắt đầu ra chồi mới của phần cành phát triển trong năm nay, sẽ hoàn toàn bằng nhau! Do vậy, nếu dùng phần cành này cho việc tạo dáng cây, sau này, sẽ thấy phần thân cây vùng này hoàn toàn đường kính như nhau (không có độ nhỏ dần khi đi từ dưới lên trên đỉnh), nhìn thân cây sẽ mất đẹp và không hợp lý. Chính vì lẽ này, phải cắt bỏ cành này đi, và dùng một cành nhỏ khác kế nó để đưa lên làm thành thân chính tiếp! Lúc đó, lại để cho phần thân này phát triển thoải mái, một thời gian, sẽ lại cắt ngắn nó đi —-> đưa một cành nhỏ khác kế nó lên làm thân chính. Cứ tiếp tục làm như vậy trong nhiều năm, cuối cùng sẽ có một cây với thân nhỏ dần khi đi từ gốc lên đến đỉnh (các cành của cây cũng có thể huấn luyện theo cách này!).
Phần khác, như bạn nói, tôi lựa cành thay thế thân chính ngay tại đó cũng là để tạo một độ gấp khúc gắt trên thân mà nếu dùng dây kim loại để uốn, sẽ không bao giờ tạo được độ gấp gắt như vậy! Đây cũng là một kĩ thuật gọi là “clip and grow” mà phái Lĩnh Nam của Tàu thường dùng trong huấn luyện cây cảnh của họ. Nói chung, khi tạo dáng một cây bonsai, mình có thể xử dụng cả 2 kĩ thuật: quấn dây (tạo độ cong, chuyển hướng thân hay cành một cách mềm mại) hay kĩ thuật cắt (như tôi nói ở trên để tạo độ gấp khúc gắt —> điểm nhấn như bạn có nhắc đến!)
Mong nhận được nhiều câu hỏi nữa từ bạn ha! 😉
Bonhe

7/1/2013

Chiều nay, ra ngoài vườn, thấy cái này hay hay nên chụp hình cho lên đây.
Đây là 2 cây trong nhóm cây thông đen Nhật khoảng gần 2 năm tuổi.

Các bạn có để ý thấy cây này dù nhỏ, nhưng đã có nụ hoa?!!!

Một cây khác, lá có 3 màu khác nhau?! Năm nay trời lạnh hơi nhiều, nên cây thông này đổi màu lá! Trong vườn, có vài cây thông đen đổi màu lá vào mùa lạnh.

Bonhe

Anh Bonhe cho hỏi với.
Như ví dụ trên thì anh cắt nhánh dài/mạnh nhất trong 3 chồi.
Cành chủ của 3 chồi này thì nằm trên cùng sát với nhánh mồi. Các nhánh khác trong phần thân dưới thì đều phát triển kém hơn. Có phải vì vậy mà anh cắt nhánh dài nhất?

Nguyên tắc là như vậy, nhưng ở đây, không phải là như vậy. Nếu nói như bạn, thì cành mồi phía trên đang để mọc thoải mái, dù nếu cắt nhánh dài như tôi làm, thì việc này cũng không ảnh hưởng gì đến các chồi cành phía dưới nó, vì cành mồi quá mạnh, do vậy các cành phía dưới cũng sẽ không mạnh hơn khi tôi làm như trên. Lý do tôi làm như trên là muốn cho cành này được phát triển đúng mức, vì đây sẽ là cành chủ lực trong tuơng lai (tôi sẽ dùng cành này làm thân trong tuơng lai khi làm cây thành dáng thác đổ)

Nếu cành này mà là cành gần dưới gốc nhất và kém phát triển nhất trong các cành trên phần thân dưới cành mồi thì anh sẽ cắt nhánh/chồi kém phát triển nhất và để lại chồi mạnh nhất phải không?
Đúng như vậy.

Việc bấm đọt này em để ý đến là anh thực hiện vào cỡ giữa tháng 3 và có cả trong tháng 4 dương lịch. Vậy là anh thực hiện trong giai đoạn cây bắt đầu trở mình thức dậy?
Đúng.

Ngoài ra em có thấy 1 post khác trong chuỗi bài này là anh có tỉa lá mùa trước trên cả cành mồi. Vậy anh chỉ ko cắt tỉa mầm/chồi/nhánh trên cành mồi nhưng vẫn cắt/lặt lá năm trước trên cành này?

Cũng tùy theo vị trí của cành mồi ra sao mà tôi mới lấy bỏ lá cũ. Lý do lấy bỏ lá cũ: để cho những cành phía dưới thấp có thể nhận nắng —-> chồi ngủ sẽ dễ dàng thức dậy, đồng thời làm cho các cành phía dưới sẽ khỏe hơn qua quang hợp, cũng như tránh được các mầm bệnh do không có nắng!

Và việc vặt lá này anh thực hiện vào tháng 5 dương lịch? Như vậy là cùng mùa với việc cắt/bấm mầm/chồi trên? Mình có phải tách 2 việc này ra ko? và nếu tách thì có cần phải theo thứ tự việc nào trước sau gì ko anh?
Việc lấy bỏ lá cũ trên cành mồi có thể làm bất cứ lúc nào trong năm. Tiện lúc nào làm lúc đó, không có thứ tự so với việc cắt chồi non.

Cám ơn bạn đã hỏi những câu trên, vì tôi thấy các bạn cần biết rõ chuyện này!
Bonhe

 

gày 3/3/2013 vừa qua, tôi đã phải mang 7 cây ra sang chậu cho nó! Đúng ra là chưa định làm, nhưng vì rổ lớn bên ngoài của chúng đã bị dòn mục, mà điều này sẽ tạo sự khó khăn trong mùa hè này, khi mà tôi định đi nghỉ hè ở Cancun, Mexico, lúc đó sẽ phải chuyển các rổ cây tập trung vào một chỗ để có thể cho chúng nhận nước tưới phun tự động!

Tôi thay chậu cho 7 cây tất cả.
Nhìn thấy rổ ngoài, rổ trong đều nát ra cả!

Sau khi cắt bỏ rễ chui qua thành rổ nhỏ! Hệ rễ phân nhánh rất tốt phía bên trong của rổ nhỏ!;-)

Một cây khác đang chuẩn bị làm.

Sau khi cắt rễ ăn qua thành của rổ nhỏ.

A, cây này trước đây tôi đã để một miếng mốp nằm ngang sát phía dưới của gốc cây, nhằm làm cho hệ rễ phải mọc ngang ra.
Mũi tên vàng chỉ vào một phần của miếng mốp này.

7 cây trên được cho vào chậu đất nung (kiểu chậu để trồng hoa lan).
Mũi tên vàng chỉ hướng đi của thân.

Tôi thật sự thích về những thành quả về đường thân đi của các cây trên cho tới thời điểm này! I can’t wait to see their final stages!!!
Bonhe

27/04/2013

Cho tới lúc này, nhóm cây thông Đại Hàn này đã hơn 5 năm một vài tháng! So với cây trồng ngoài đất, thì những cây trong chậu hay rổ, không phát triển nhanh bằng. Dù sao, hệ rễ của chúng rất đẹp so với những cây trồng xuống đất!

Một số cây chụp hôm 24/4/2013 vừa qua. Những cây này cho các bạn thấy, những cành nhỏ mọc ở phần thân sát gốc, tôi để cho chúng mọc um tùm luôn. Mục đích: để cho phần thân này mau nở lớn —> tạo độ vót dần từ gốc lên ngọn! Phần thân trên, một số cành để mọc thoải mái, nhằm làm tăng đưởng kính thân trên chút trước khỉ cắt bỏ chúng. Hiện giờ, các tược non đang kéo dài ra, các lá vẫn còn non (nhìn màu lá- lá trưởng thành sẽ cứng và có màu xanh đậm). Chưa tới lúc cắt tỉa chúng!
Các đường màu vàng, cho thấy đường đi của thân.






Mũi tên chỉ vào cành mồi bị cắt cuối năm 2012! Sau khi cắt nó, các cành phía dưới đã phát triển mạnh đồng loạt!

ây sang chậu hôm 3/3/2013 bây giờ đã bắt đầu phát triển mạnh.
Mang một cây ra để các bạn thấy thành quả sau gần 5 năm chăm sóc.

Đường đi thân có thể đi theo 2 hướng:
1. đường vàng: theo hướng thác hay bán thác đổ.
2. đường hồng: theo hướng tự do 😉

Mặt khác.

Gốc của cây. Để ý có rất nhiều cành nhỏ mọc ra (trong khoanh vàng). Những cành nhỏ này cần để mọc thoải mái nhằm làm cho gốc cây mau lớn —–> tạo độ vót từ gốc!

Bonhe

10/02/2014

Chiều nay ngó lại các đám thong đen này. Đã gần 6 tuổi.
Lấy cây này ra để cho thấy tác dung của dung rổ để huấn luyện. Như đã nói trước đây, rổ chủ yếu để luyện cho hệ rễ. Rễ cây giống như hàm răng của con người, nên rất là quan trọng cho một cây bonsai. Tuy nhiên có một số loài cây sẽ không có bộ rễ đẹp, thí dụ như cây bách California chẳng hạn.

Bộ rễ của nó tỏa ra các hướng khá đều nhau.

Những rễ trong khoanh vàng cần phải lấy bỏ vì bắt chéo các rễ khác —> không đẹp!

Phần thân chừa lại ở lần cắt trước, sẽ được cắt bỏ hôm nay.

Đã cắt.

Để ý mặt cắt với hình dáng của mặt cắt.

Các rễ bắt chéo đã được lấy bỏ.

Sau cắt.

 

Nhân chuyện đang bàn về chuyện cắt tỉa thế nào cho hợp lý trong chủ đề (mặc dù chưa hoàn tất) trong chủ đề mới
tôi sẽ lấy thí dụ một vài cây đang có trong vườn để bàn thảo.
Đây là cây thong đen Nhật, từ hạt. Hiện khoảng 3 tuổi. Vì không còn chỗ để để các cây nhỏ, nên cho 2 cây này vào chậu bonsai cho tiện! Cây lớn, sẽ định làm dáng trực cho nó, và muốn nó cao khoảng 25-30 cm thôi.

Cành 1, 2 và 3, các bạn muốn giữ cành nào, và bỏ cành nào? Cho giải thích lý do giữ hay cắt bỏ cành.

Bonhe