Thứ Hai , 25 Tháng Mười Một 2024
Mới nhất

CÂY LÁ KIM VIỆT NAM – Bài 1

Tác giả Ho Trung

CÂY LÁ KIM VIỆT NAM
Bao gồm 4  bài ( thông báo anh em tiện theo dõi ). bài 1/4

Tài liệu thuộc công ty Giống Lâm Nghiệp Trung ương của Nguyễn Đức Tố Lưu , Philip Ian Thomas , được xuất bản năm 2004 của nhà xuất bản thế giới .


PHẦN MỞ ĐẦU


Mục đích của cuốn sách

Rừng là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng nhất của Việt Nam. Rừng cung cấp gỗ, củi, thức ăn, thuốc chữa bệnh, giúp điều hòa nước ở các song và ngăn chặn sự xói mòn đất. rừng Việt Nam còn có một tầm quan trọng đối với thế giới do đây là nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật và côn trùng rất phong phú và độc đáo của riêng Việt Nam. Tuy nhiên, trong vòng 50 năm gần đây rừng đã bị tàn phá đến mức hiện tại chỉ cỏn chưa đến 28% diện tích, phần lớn những khu rừng còn lại này nằm tập trung ở các vùng núi cao.

Trong các khu rừng như vậy cây lá kim đóng vai trò rất quan trọng về sinh thái cũng như về khả năng cung cấp gỗ và các lâm sản khác. Việc bảo tồn và sử dụng bền vững các loài cây lá kim là yếu tố then chốt đối với việc bảo vệ rừng nói chung. Vấn đề cần thiết là tất cả những người tham gia vào quản lý, bảo vệ và phát triển những vùng rừng này phải có khả năng xác định được một cách chính xác các loài cây lá kim và hiểu được những nguyên tắc phân loại, sinh thái và phân bố của chúng ở Việt Nam và trên thế giới, cũng như những kỹ thuật sử dụng trong nhân giống và nuôi trồng các loại cây này.

Những phát hiện các loài mới cũng như các loài trước đây chưa biết có ở Việt Nam đi đôi với những cải tiến trong kiến thức lâm sinh, những dự án trồng rừng mới được phát động và các hoạt động bảo tồn ngày càng tăng cường đồng nghĩa với việc những tài liệu tham khảo và hướng dẫn đã có trước đây trở nên thiếu cập nhật và cần được bổ sung. Cuốn sách này nhằm cung cấp thong tin tổng quan cho tất cả các cây lá kim đã được biết trong tự nhiên ở Việt Nam. Cuốn sách này được biên soạn như một tài liệu tham khảo và cũng như một tài liệu hướng dẫn hiện trường mà có thể được dung trong công việc hàng ngày của những ai tham gia quản lý bảo vệ rừng. cuốn sách cũng cung cấp tổng quan về cây lá kim như một nhóm thực vật riêng biệt, tầm quan trọng của chúng trên thế giới và những thông tin cập nhật nhất cho các loài gặp ở Việt Nam.

2051201301431

CÂY LÁ KIM LÀ GÌ ?

Cây lá kim là một phần của một trong hai nhóm thực vật bậc cao, nhóm cây hạt trần (Gymnospermae). Nhóm thực vật thứ hai được biết là cây hạt kín, là những thực vật có hoa. Cây hạt trần có nguồn gốc từ trên 300 triệu năm trước và trong một thời gian dài đã từng tạo thành thảm thực vật chính trên trái đất. những cây này phân biệt vớii thực vật có hoa ở chỗ hạt của chúng không bao kín bằng bầu nhụy chín (như trong quả). Hạt phấn đậu trực tiếp lên noãn hơn là lên các phần khác của hoa (như trên núm nhụy ở cây hạt kín). Hiện nay chỉ có khoảng 900 loài cây hạt trần bao gồm cả các loài Tuế, Gắm (Gnetum) và những nhóm nhỏ khác. Ngược lại, cây hạt kín được ước tính có khoảng 400,000 loài. Cây lá kim là cây có nhiều nhất trong cây hạt trần. Tất cả cây lá kim đều thụ phấn nhờ gió với các nón đực và nón cái (hoa) riêng biệt hoặc trên các cây khác nhau (phân tính khác gốc như ở phần lớn các loài họ Kim giao – Podocarpaceae) hoặc trên các phần khác nhau của cùng một cây (phân tính cùng gốc như ở các loài Thông – Pinus). Rất nhiều loài cây lá kim hình thanh các nón dạng gỗ cứng với một trục chính và một loạt các vảy gắn xung quanh, ví dụ như ở các loài thông (Pinus). Hạt thường có cánh và chủ yếu được phát tán nhờ gió. Các cây lá kim khác (như họ Kim giao –Podocarpacea, họ Đỉnh tùng – Cephalotaxaceae và họ Thông đỏ – Taxaceae) có hạt hoặc được bao quanh hoặc hình thành trên một cấu trúc phình lớn, sang màu. Những hạt này được phát tán nhờ động vật.

SỰ ĐA DẠNG CỦA CÂY LÁ KIM

Cây lá kim bao gồm những cây già nhất, cao nhất và lớn nhất trên thế giới. cây thông Pinus aristata được biết đã sốngg khoảng tới 6.000 năm, cây Tùng đỏ duyên hải Sequoia sempervirens đạt tới chiều cao trên 100m và có những cây Củ tùng khổng lồ Sequoiadendron giganteum có đường kính ngang ngực trên 12m. những loài cây lá kim này được tìm thấy ớ phía Bắc Mỹ. phần lớn cây lá kim có dạng hình tháp, mọc thành rừng thuần loài hay là những cây vượt tán trên các cây lá rộng khác. ở New Zealand loài cây lá kim Lepidothamnus laxifolia ra nón ngay khi cây mới cao 7cm. còn có một loài cây lá kim mọc ký sinh trên rễ của một cây lá kim khác là loài Parasitaxus của New Caledonia ở phía tây Thái Bình Dương. Hiện nay, cây lá kim được xếp thành 8 họ, 70 – 75 chi và khoảng 635 loài. Hai chi lớn nhất là Thông (Pinus) và Thông tre (Podocarpus), mỗi chi có trên 100 loài. Trong số các chi còn lại 75% là chi đơn loài (chỉ gồm một loài) hoặc là chi có ít hơn 5 loài.

PHÂN BỐ CÂY LÁ KIM

Phần lớn các cây lá kim gặp ở các vùng núi cao thuộc các vĩ độ vùng ôn đới và cận nhiệt đới, thường là những nơi có lượng mua lớn. Tuy nhiên, một số loài còn thấy gặp ở cả những nơi khí hậu khô hoặc ở các vùng rất lạnh gần Bắc Cực. Trên Bắc bán cầu, các diện tích lớn của Châu Âu, Châu Á và Bắc Mỹ được chiếm ưu thế chỉ bởi một số nhỏ cácc loài, ví dụ như loài Thông Pinus sylvestris gặp từ vùng ven biển phía Tây Scotland gần như cho tơí phần phía đông của Trung Quốc và Liên xô cũ. Những vùng mà không có cây lá kim thì hoặc là những vủng sa mạc (nóng như Xa-ha-ra hoặc lạnh như Tây Tạng) hoặc là những rừng nhiệt đới vùng thấp. Tính đa dạng của cây lá kim (được thể hiện ở số lượng lớn các loài)lớn hơn ở Bắc bán cầu tại các vùng như Mê –hi-cô/ Tây Nam Hoa Kỳ và Trung Quốc/ Đông Dương (gồm cả Việt Nam). Phần lớn các loài này thuộc các họ Thông (Pinaceae) và Hoàng đàn (Cupressaceae). Nam bán cầu có số loài ít hơn. Có một loạt các điểm nóng đối với sự đa dạng của cây lá kim ở Nam bán cầu như ở New Caledonia, một quần đảo nhỏ phía tây Thái Bình Dương có tới 43 loài, tất cả các loài này đều là đặc hữu. Những họ cây lá kim chính ở Nam bán cầu là họ Bách tán (Araucariaceae) và Kim giao (Podocarpaceae). Sự khác biệt này thể hiện lịch sử kiến tạo trái đất trước đây và hiện tượng các lục địa trôi, đặc biệt là trong thời gian 65 triệu năm gần đây

TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÂY LÁ KIM

Cây lá kim là một trong những nhóm cây quan trọng nhất trên thế giới. Các khu rừng cây lá kim rộng lón của Bắc bán cầu là nơi lọc khí cac –bon, giúp làm điều hòa khí hậu thế giới. Rất nhiều dãy núi trên thế giới gồm rừng các loài cây lá kim chiếm ưu thế đóng vai trò quyết định đối với việc điều hòa nước cho các hệ thống sông ngòi chính. Những trận lụt lội khủng khiếp gần đây ở các vùng thấp như ở các nước Trung Quốc và Ấn Độ có quan hệ trực tiếp tới việc khai thác quá mức rừng cây lá kim phòng hộ đầu nguồn. cây lá kim thường là loài chủ yếu đối với các hệ sinh thái. Rất nhiều loài thực vật, động vật và nấm phụ thuộc vào cây lá kim để tồn tại, do đó không có cây lá kim thì những loài này sẽ bị tuyệt chủng.

Cây lá kim cung cấp một phần chính gỗ cho xây dựng, ván ép, bột và các sản phẩm giấy của thế giới. Nhiều loài còn cho gỗ quý với những công dụng đặc biệt như dùng đóng tàu hay làm đồ mỹ nghệ. Phần lớn cây lá kim có gỗ dễ gia công, bền. Ở Chi-lê cây Fitzroya cupressoides là một loài cây lá kim rừng ôn đới có chiều cao đạt tới trên 50m và tối thiểu trên 3.600 năm. Thân cây này được tìm thấy từ các đầm lầy nơi chúng đã bị chon vùi từ trên 5000 năm trước nhưng gỗ vẫn có giá trị sử dụng tốt. Loài cây được dùng trồng rừng nhiều nhất trên thế giới là Thông Pinus radia-ta, là nguyên liệu cơ bản cho công nghiệp rừng của Châu Úc, Nam Mỹ và Nam Phi, với tổng diện tích lớn hơn cả diện tích Việt Nam. Tại sinh cảnh nguyên sản của cây ở California loài chỉ có ở 5 đám nhỏ còn sót lại và đang bị đe dọa nghiêm trọng. Cây lá kim còn là nguồn cung cấp nhựa quan trọng trên toàn thế giới. Hạt của nhiều loài còn là nguồn thức ăn quan trọng cho dân địa phương ở các vùng xa như Chi –lê, Mê-hi-cô, Úc và Trung Quốc. Phần lớn các cây lá kim có chứa các hoạt chất sinh hóa mà đang ngày càng được sử dụng làm thuốc chữa các căn bệnh thế kỷ như ung thư hay HIV. Cây lá kim con có vai trò quan trọng trong các nền văn hóa ở cả Phương Đông và Phương Tây. Các dân tộc Xen-tơ và Bắc âu ơ Châu Âu thờ cây Thông đỏ Taxus baccata như một biểu tượng của cuộc sống vĩnh hằng. Người Anh Điêng ở Pehuenche, Chi-lê tin rằng các cây đực và cây cái loài Bách tán Araucaria araucana mang các linh hồn tạo nên thế giới của họ.

BẢO TỒN CÂY LÁ KIM

Hiện tại có trên 200 loài cây lá kim được xếp là bị đe dọa tuyệt chủng ở mức toàn thế giới. Rất nhiều loài khác bị đe dọa trong một phần phân bổ tự nhiên của loài. Những đe dọa hay gặp nhất là việc khai thác quá mức lấy gỗ hay các sản phẩm khác, phá rừng làm bãi chăn thả gia súc, trồng trọt và làm nơi sinh sống cho con người cùng với sự gia tăng tầng suất của các đám cháy rừng. Đối với nhiều loài nguy cơ tuyệt chủng tăng lên do các quần thể thường nhỏ và có phân bố hạn chế, điều vốn lá bản chất là những cây tàn tích còn lại trong lịch sử tiến hóa. Một số những đe dọa gián tiếp mà nhiều loài cũng gặp phải như việc khai thác có chọn lọc hay khai thác chỉ trong một phần nhất định của loài có thể dẫn đến hao kiệt nguồn gen và làm mất đi những quần thể có tính thích nghi riêng biệt ở địa phương. Quá trình này còn kèm theo các quá trình diến thế tự nhiên trong hệ sinh thái rừng dẫn đến thay đổi thành phần loài của rừng. Việc chặt hạ các khu rừng xung quanh cũng có thể dẫn đến những thay đổi khí hậu tại địa phương hay vùng mà sẽ ảnh hưởng xấu đến các rừng cây lá kim. Quá trình ô nhiễm gây mưa a-xít đã có ảnh hưởng lớn đến các khu rừng cây lá kim ở Châu Âu cho dù có thể gây ô nhiễm này được hình thành từ cách xa hàng trăm kilomet

Tầm quan trọng đối với thế giới của cây lá kim làm cho việc bảo tồn chúng trở nên có ý nghĩa đặc biệt. Sự phức tạp trong các yếu tố đe dọa gặp phải đòi hỏi cần có một loạt các chiến lược được thực hành để bảo tồn và sử dụng bền vững các loại cây này.

Bảo tồn tại chỗ thông qua các cơ chế hình thành các vườn quốc gia (VQG) và khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) là một giải pháp tốt, có hiệu quả đối với các khu vực lớn còn rừng nguyên sinh. Cách bảo tồn này đòi hỏi cán bộ có các kỹ năng khác nhau từ quản lý đến sinh thái. Bảo tồn tại chỗ còn thường cần phải thay thế các nguồn lợi của người dân địa phương từ khai thác rừng bằng các thu nhập khác. Việc này có thể gồm tăng cường quản lý rừng ở các vùng đệm hay phát triển rừng trồng các loài cây có giá trị kinh tế làm đối tượng cho khai thác tạo thu nhập. Như vậy, cách làm này cũng đòi hỏi phải có cán bộ am hiểu về lâm nghiệp, nông nghiệp, phát triển cộng đồng và các kiến thức lien quan khác.

Bảo tồn tại chỗ có thể là không thực tế trong nhiều trường hợp. Một loài nhất định có thể đã bị suy giảm quá nhiều về số lượng hay một phần lớn sinh cảnh của loài đã bị thay đổi hoặc phá hủy tới mức mà loài này không còn có thể tồn tại được nếu không có sự can thiệp từ bên ngoài. Một số đe dọa con có tính chất mà làm cho việc bảo tồn tại chỗ không có tác dụng bảo vệ chống lại những đe dọa này. Ví dụ như ở Đông Nam Hoa Kỳ các quần thể cây Torreya taxifolia đã bị một loại bệnh không xác định tấn công và tiêu diện toàn bộ những cây trưởng thành, đồng thời ngăn cản các cây non đạt đến độ trưởng thành. Trên thực tế loài này sẽ bị tuyệt chủng.

Trong những hoàn cảnh như vậy các biện pháp bảo tồn chuyển vị như thiết lập các ngân hàng gen cây sống hay ngân hàng hạt giống cần được sử dụng. những ngân hàng này có thể dùng làm cơ sở cho các chương trình phục hồi, củng cố hay thay đổi địa điểm của loài. Chúng còn được sử dụng như một cách bảo tồn các biến dị di truyền cho các loài có giá trị kinh tế mà có thể giúp giảm áp lực lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên còn lại, và nhờ vậy hỗ trợ cho bảo tồn tại chỗ.

Công tác bảo tồn đòi hỏi sự cộng tác của mọi người từ các ngành nghề và tổ chức khác nhau. Những người làm công tác này đều phụ thuộc vào việc định danh chính xác loài cây mục tiêu hay các sinh vật khác có lien quan và vào các thông tin cập nhật ở mức độ địa phương, khu vực, quốc gia và quốc tế.

 

Cây lá kim Việt Nam so sanh với thế giới

Hiện tại có khoảng 29 loài cây lá kim ở Việt Nam. Mặc dù chỉ dưới 5% số loài cây lá kim đã biết trên thế giới được tìm thấy ở Việt Nam nhưngg cây lá kim VN lại chiếm đến 27% số các chi và 5 trong số 8 họ đã biết (Xem bảng 1)

Họ Số các chi/
loài trên thế giới
Số chi ở
Việt Nam
Số loài/loài
đặc hữu ở Việt Nam
Bách tán (Araucariaceae) 3/41 0 0/0
Đỉnh tùng (Cephalotaxaceae) 1/5-11 1 1/0
Hoàng đàn (Cupressaceae) 30/135 7 7/2
Phyllocladaceae 1 /4 0 0/0
Thông (Pinaceae) 11/225 5 10/1-2*
Kim giao (Podocarpaceae) 18/190 4 6/1-3**
Sciadopityaceae 1/1 0 0/0
Thông đỏ (Taxaceae) 5/23 2 6/2
Tổng số 70/trên 635 19 29-30/5

*một loài thông mới vừa phát hiện ở Việt Nam và có thể là loài đặc hữu, ** số lượng các Thông tre ở miền Bắc Việt Nam chưa được xác định chắc chắn – có thể có 2-3 loài chưa được mô tả và những loài này có thể là loài đặc hữu.
Tất cả các loài cây lá kim ở Việt Nam đều có ý nghĩa lớn. Hai chi đơn loài Bách vàng (Xanthocyparis) và Thủy tùng (Glyptostrobus) cũng là các chi đặc hữu của Việt Nam. Chi Bách vàng mới chỉ phát hiện vào năm 1999 trong khi chi Thủy tùng còn ở 2 quần thể nhỏ với tổng số cây ít hơn 250 thuộc tỉnh Đắc Lắc. loài này là đại diện cuối củng cho một dòng giống các loài cây cổ. Hóa thạch của những cây này đã được tìm thấy ở những nơi cách rất xa như ở nước Anh. Năm 2001 một quần thể nhỏ gồm hơn 100 cây của chi đơn loài Bách tán Đài Loan Taiwania cryptomerioides được tìm thấy ở tỉnh Lào Cai. Trước đây chi này chỉ được biết có ở Đài Loan, Vân Nam và Đông Bắc Myanma. Những quần thể lớn loài Sa mu Cunninghamia konishii, một chi cổ khác chỉ gồm hai loài, vừa được tìm thấy ở Nghệ An và các vùng phụ cận của Lào. Bốn trong số 6 loài Dẻ tùng (Amentotaxus) được biết (họ Thông đỏ – taxaceae) đã thấy có ở Việt Nam. Hai loài trong số đó là cây đặc hữu (Dẻ tùng Pô lan A.poilanei và Dẻ tùng sọc nâu A.hatuyenen-sis) và những quần thể chính của hai loài khác cũng nằm ở Việt Nam (Dẻ tùng sọc trắng A. argotaenia và Dẻ tùng Vân Nam A. yunnanensis). Thậm chí những loài cây không phải là đặc hữu của Việt Nam nhưng vẫn có ý nghĩa lớn. Thông ba lá (Pinus kesiya) gặp từ Đông Bắc Ấn Độ qua Philipin nhưng các xuất xứ ở Việt Nam lại cho thấy có năng suất cao nhất trong các khảo nghiệm ở Châu Phi và Châu Úc. Những thực tế này thể hiện tầm quan trọng của các loài cây lá kim Việt Nam đối với thế giới.

ĐIỀU GÌ LÀM CÂY LÁ KIM VIỆT NAM CÓ Ý NGHĨA QUAN TRỌNG (VỀ TIẾN HÓA) ?

Tầm quan trọng của cây lá kim VN được xác định bởi tính ổn định tương đối về địa chất và khí hậu của VN trong vòng hàng triệu năm kết hợp với địa mạo đa dạng hiện tại của đất nước và nhiều kiểu dạng sinh cảnh kèm theo. Châu Âu và Bắc Mỹ và nhiều phần khác của Châu Á đã bị ảnh hưởng trực tiếp của các thời kỳ băng hà, các chấn động địa chất (ví dụ như sự hình thành dãy Himalaya) và những thay đổi khí hậu khác, đặc biệt là trong vòng thời gian một triệu năm gần đây. Nhìn chung, khí hậu trái đất đã trở nên khô và lạnh hơn, nhiều loài cây lá kim vốn thích nghi với điều kiện ấm và ẩm bị tuyệt chủng. Tuy vậy, một số loài đã di cư được đến các vùng thích hợp hơn như ở Tây Nam Trung Quốc và miền Bắc VN. Sa mu (Cunninghamia), Bách tán Đài Loan (taiwania) và Dẻ tùng (Amentotaxus) là những ví dụ của những chi trước đây có phân bố rộng trên thế giới. Phạm vi vĩ độ của VN (8- 240) gồm các nơi từ gần xích đạo cho đến các vùng cận nhiệt đới cùng với phạm vi độ cao của các hệ núi chính có nghĩa là các sinh cảnh thích hợp vẫn còn tồn tại và các loài như vậy có khả năng sống sót. Các thay đổi khí hậu trên Bắc bán cầu có ảnh hưởng đến các nhóm cây lá kim rất khác nhau. Một số bị tuyệt chủng hay phải di cư tới các vùng mà còn có khí hậu thích hợp, trong khi đó một số loài khác tiến hóa và đã có thể sống được ở những nơi sinh cảnh đã thay đổi trong điều kiện khí hậu mới. Các loài Thông ở VN là ví dụ cho hai hình thức này. Loài thông lá dẹt (Pinus krempfii) được coi là một loài cây cổ tàn dư còn lại mà không có loài này có quan hệ gần gũi còn sống sót, trong khi đó Thông ba lá (P. kesiya) là loài mới tiến hóa gần đây có phân bố từ Đông Bác Ấn Độ cho đến Philipin. Sự gần gũi của VN vể đia lý với vùng nhiệt đới còn có nghĩa là những loài phát tán hạt nhờ chim choc của họ cây lá kim Nam bán cầu như họ Kim giao (Podocarpaceae) và có khả năng di cư lên phía Bắc. Hệ thực vật cây lá kim VN do đó có chứa đựng một sự pha trộn kỳ lạ giữa các loài cây lá kim cả Bắc và Nam bán cầu.

PHÂN BỐ VÀ SINH THÁI CÂY LÁ KIM VIỆT NAM

CÂY LÁ KIM VN GẶP Ở BỐN VÙNG CHÍNH SAU

1/ Vủng Đông Bắc : phần đỉnh dông của các hệ núi đá vôi (500-1600m), nhất là ở Hà Giang và Cao Bằng, là nơi hội tụ nhiều cây lá kim nhất (tới 10 loài) ở Việt Nam. Trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt với tầng đất mỏng, nước thoát nhanh và các thời kỳ mùa khô tương đối dài các cây lá kim có khả năng cạnh tranh được với các loài cây hạt kín và hình thành thảm thực vật ưu thế. Khí hậu của vùng này thường là khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa đông lạnh và mưa hè. Nhiều loài chỉ gặp ở vùng như Bách Vàng (Xanthoccyparis vietnamensis), Thiết sam giả (Pseudotsuga sinensis), Hoàng đàn ( Cupressus funebris) và Dẻ tùng sọc nâu (Amentotaxus hatuyensis). Các cây lá kim khác như Thông Pà Cò (Pinus kwangtungensis), Thông đỏ Trung Quốc (Taxus chinensis) và Dẻ Tùng sọc trắng (Amentotaxus argotaenia) còn thấy ở những đỉnh núi riêng biệt khác nằm xa khu vực núi đá vôi chính của Đông Bắc (ví dụ như ở Mộc Châu). Những cây thuộc họ Thông (Pinaceae), thường là những loài cây có phân bố chính ở Trung Quốc, được gặp nhiều nhất ở vùng Đông Bắc Việt Nam cho dù các loài Dẻ tùng Vân Nam (Amentotaxus yunnanensis) và Thông tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri) có thể là phổ biến ở một số địa phương. Quần thể của tất cả các loài luôn rất nhỏ.

2/ Dãy Hoàng Liên Sơn :
rừng tự nhiên của vùng này chủ yếu chiếm ưu thế bởi các họ cây hạt kín ốn đới của Bắc bán cầu như họ Dẻ (Fagaceae) và họ Re (Lauraceae). Pơ mu (Fokienia) là loài cây lá kim phổ biến nhất, tạo thành các lâm phần lớn, cùng với Thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius) thường mọc trong các đám nhỏ. Một quần thể duy nhất là loài Bách tán Đài Loan (Taiwania cryptomerioides) đã được tìm thấy ở huyện Vân Bàn, Lào Cai. Loài này có thế đã có phân bố rộng hơn trong quá khứ. Loài Vân sam (Abies delavayi ssp.fansipanensis) là loài phụ đặc hữu của đỉnh Fan si Pan trong khi đó Thiết Sam (Tsuga chinensis) gặp ở các quần thể nhỏ ở độ cao trên 1800m, Thiết sam còn thấy có ở vùng Đông Bắc Việt Nam trên núi đá vôi. Khí hậu nhìn chung rất ẩm và lạnh, với mưa quanh năm.

3/ Tây Bắc
(Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An) : ở vùng này của Việt Nam độ cao thấp hơn ở dãy Hoàng Liên và khí hậu khô hơn. Cây lá kim mọc phổ biến nhất là Du sam (Keteleeria evelyniana), mặc dù ở một số nơi có núi cao hơn và ẩm hơn như ở Tây Nghệ An giáp Lào có thể có Pơ mu (Fokienia) và Sa mu (Cunninghamia), Bách Xanh (Calocedrus macrolepis) cũng có phân bố tương đối rộng ở Sơn La kéo dài sang biên giới với Lào và Thông nhựa (Pinus merkusii) gặp ở thành những quần thể rải rác.www.hoalancaycanh.com

4/ Tây Nguyên :
đây là vùng đa dạng cây lá kim thứ hai của Việt Nam, đặc biệt là trên cao nguyên Đà Lạt. Các cây lá kim luôn gắn liền với những thay đổi của khí hậu địa phương. Ở các độ cao thấp (800-2000m) và ít mưa hơn Thông ba lá (Pinus kesiya) và Thông nhựa (P. merkusii) là phổ biến nhất, ít gặp hơn và hạn chế ở các nơi ẩm hơn là Du sam (Keteleeria evelyniana), Bách xanh (Calocedrus macrolepis), Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii) và Thông đỏ (Taxus wallichiana). Ở độ cao cao hơn (trên 1800m) có thể gặp Pơ mu (Fokienia), Thông Đà Lạt (Pinus dalatensis), Thông lá dẹt (P.krempfii) và Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum). Dẻ tùng Pô lan (Amentotaxus poilanei), loài phân bố ở cực nam của chi này mọc hạn chế ở phía Bắc Tây Nguyên, trong khi Thủy tùng (Glyptostrobus pensilis) chỉ thấy trong hai quần thể nhỏ ở Đắc Lắc.

Các cây lá kim có nguồn gốc nhiệt đới như Kim giao Nam (nageia wallichiana), Thông tre lá dài (Podocarpus nerrfolius) và Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus) phân bố trên các vùng núi ẩm của VN, thường là trên đất có nguồn gốc từ núi lửa, và ít thấy hơn khi ra phía Bắc.

CÁC VẤN ĐỀ BẢO TỒN

Hầu như tất cả các cây lá kim tự nhiên của VN đều bị đe dọa ở những mức độ nhất định. Phần lớn các loài này cho gỗ quí rất thích hợp cho sử dụng làm đồ mỹ nghệ (Pơ mu Fokienia, Bách Vàng Xanthocyparis) hay cho xây dựng (phần lớn các loài Thông Pinus, Du sam Keteleeria, Pơ mu Fokienia, Sa mu Cunninghamia), trong khi đó các loài khác lại có giá trị làm hương liệu quí (Hoàng đàn Cupressus, Pơ mu Fokienia, Bách Xanh Calocedrus) hoặc được dùng làm thuốc cả trong y học truyền thống (Kim giao Nageia) hay y học hiện đại (Thông đỏ Taxus). Một số loài chỉ được sử dụng tại địa phương nhưng thường đây là những loài có phân bố hạn chế ở địa phương (ví dụ như Bách vàng Xanthocyparis). Đe dọa do khai thác trực tiếp còn kèm theo việc biến đổi những diện tích rừng lớn thành đất nông nghiệp, đặc biệt ở các vùng núi có độ cao khoảng 800 đến 1500m nơi mà các loài cây lá kim như Du sam (Keteleeria) và Bách Xanh (Calocedrus) thường sinh sống. Việc chia cắt rời rạc cách cánh rừng là một vấn đề có lien quan khác. Các đám rừng nhỏ còn sót lại dễ bị cháy hơn và dễ bị ảnh hưởng do tính di truyền giảm. Các loài có các quần thể tự nhiên nhỏ đặc biệt rất nhạy cảm với những đe dọa này. Những loài có các quần thể phân bố rộng (ví dụ như phần lớn các loài thuộc họ Kim giao – Podocarpaceae), trong một số trường hợp còn phân bố ở nước khác (như Du sam Keteleeria), có thể tạo ra cảm tưởng rằng loài ít bị đe dọa hơn so với thực tế vì việc khai thác quá mức và nạn phá rừng là những vấn đề của tất cả các nước ở Đông Nam Á.

Loài cây lá kim bị đe dọa nhất ở VN có lẽ là Hoàng đàn (Cupressus funebris) ở vùng Đông Bắc. Hiện tại, trong vòng năm năm qua chỉ tìm thấy được 1 cây còn lại trong tự nhiên. Các cây khác đều đã bị chặt lấy gỗ và bị đào rễ là hương. Thủy tùng (Glyptostrobus pensilis )là loài chỉ được biết ở hai khu bảo tồn nhỏ của tỉnh Đắc Lắc. Phần lớn những cây còn lại (số này ít hơn 250 cây) đều đã bị ảnh hưởng của lửa rừng. Hầu như toàn bộ sinh cảnh của loài trên đầm lầy đã bị chuyển thành vườn cà phê và không thấy có cây tái sinh. Hai loài này đang nằm đứng trước sự tuyệt chủng. Tình trạng của một loạt các loài khác nhau (như Bách tán Đài Loan Taiwania cryptomerioides và Bách tán vàng Xanthoccyparis vietnamensis) có thể sẽ trở nên ở mức tương tự nếu không có những hành động bảo tồn toàn diện được tiến hành.

Trong vòng 15 năm qua có nhiều vườn quốc gia và khi bảo tồn đã được thiết lập ở VN. Một số nơi này có các quần thể cây lá kim bị đe dọa. Bên ngoài các khu vực này các quy định pháp luật được ban hành nhằm ngăn chặn việc khai thác trái phép. Mặc dù vậy việc khai thác tại địa phương, cả hợp pháp và trái phép vẫn còn là vấn đề. Các loài có giá trị kinh tế cao hay có công dụng đặc biệt thường là những loài có nguy cơ lớn. Vì vậy, bảo tồn tại chỗ cần được bổ sung bởi bảo tồn chuyển vị và các chương trình lâm sinh chung. Những chương trình này cần gồm cả kế hoạch giáo dục cũng như thu hái và bảo quản hạt giống, trồng phục hồi và làm giàu rừng trong và xung quanh các khu bảo tồn. Các loài cây dẫn nhập có thể có vai trò trong việc hỗ trợ cho bảo tồn tại chỗ.

Như vậy đã có hai loài cây lá kim đang trên bờ vực tuyệt chủng và việc ngăn chặn những loài cây khác tiếp tục nhập vào danh sách này là mối quan tâm của tất cả mọi người.

DỮ LIỆU VỀ CÂY LÁ KIM

Tài liệu này cung cấp một thông tin tổng quan cho tất cả các loài cây lá kim hiện được biết gặp ở VN. Những loài cây này được cung cấp thông tin cùng với mô tả và minh họa cho những đặc tính cơ bản của chúng. Những thông tin này chủ yếu được dựa trên các tiêu bản thu thập từ các cây mọc tự nhiên ở VN trong quá trình thực hiện dự án. Tài liệu còn cung cấp các thông tin về phân bố, sinh thái, công dụng , nhân giống và bảo tồn cho các loài cây lá kim. Mỗi một dữ liệu bao gồm các phần như sau :

PHÂN LOẠI VÀ TÊN GỌI

Tên VN được sử dụng phổ biến nhất được nêu đầu tiên, sau đó là tên La tinh được quốc tế công nhận (tên kép) và họ cây. Mặc dù phần lớn mọi người sử dụng tên thường gọi nhưng cũng cần hiểu lợi ích của việc nắm được và sử dụng tên La tinh được công nhận. Tên thường gọi và tên địa phương có thể chỉ những loài khác nhau. Ví dụ Thông đá có thể là bất kỳ một loài cây nào mọc trên núi đá vôi. Tùy thuộc vào địa phương mà đây có thể là Thiết sam giả (Pseudotsuga sinensis ở Hà Giang), Bách xanh (Calocedrus macrolepi ở Mộc Châu – Sơn La) hay Thông đỏ Trung Quốc (Taxuschinensis ở Mai Châu – Hòa Bình). Tương tự, Thông dầu, có thể là Thông Pà Cò (Pinus kangtungensis ở Mai Châu – Hòa Bình),Du sam (Keteleeria evelyniana ở Đà Lạt – Lâm Đồng), Pơ mu (Fokienia hodginsii ở Mai Sơn – Sơn La). Sử dụng cùng một tên cho một loạt các cây khác nhau hau sử dụng các tên khác nhau cho cùng một cây ở các địa phương khác nhau làm cho việc trao đổi thông tin trở nên thiếu chính xác. Sử dụng tên La tinh hợp thức giúp giải quyết được vấn đề này.
Tên La tinh được chia thành ba phần, ví dụ :
Pơ mu là Fokienia hodginsii (Dunn)A. Henry&H.Thomas
(Chi) (loài) (tác giả/ người mô tả)

Phần đầu (Fokienia) là tên chi còn phần thứ hai (hodginsii) để chỉ một loài nhất định thuộc chi này. Phần cuối cùng của tên nói đến những người đầu tiên mô ta loài này trong chi. Ví dụ Pơ mu đã được mô tả một cách chính thức đầu tiên như một loài trong chi Fokienia bởi Giáo sư Augustine Henry và Tiến sĩ H. Thomas vào năm 1911. Việc mô tả và công bố chính thức một tên mới được giám sát bởi một loạt các quy tắc gọi là Qui tắc quốc tế về danh pháp thực vật (International Code of Botanical Nomenclature – ICBN). Qui tắc này tạo nên một phương pháp ổn định cho việc mô tả và thay đổi tên của mỗi loài. Nhóm đại diện của ủy ban giám sát ICBN của VN được đặt tại Hà Nội ở viện sinh thái và tài nguyên sinh vật.

Cũng cần phải hiểu cách mà một loài được sắp xếp vào trong một chi và một họ nhất định. Mỗi loài có những đặc điểm nhất định mà cũng gặp ở những loài khác , ví dụ như tất cả các loài thuộc chi Thông (Pinus) đều có lá xếp thành cụm với 2,3 hoặc 5 lá kim. Việc xác định được những đặc điểm chung này cho phép xếp các loài khác nhau vào cùng một chi. Việc xác định các đặc điềm chung của các chi khác nhau cho phép nhóm chúng thành các họ, tương tự như vậy cho tới khi đạt mức phân loại cao nhất.

Mô tả đầu tiên của một loài mới được dựa trên một tiêu bản mà được gọi là mẫu chuẩn, và mô tả này phải nêu những đặc điểm chính xác định loài này. Việc định loại chính xác các tiêu bản khác được dựa trên so sánh với mẫu chuẩn hoặc trên mô tả chuẩn đã công bố. Các mẫu chuẩn rất có giá trị và thường được lưu trong phòng mẫu quốc gia. Những phòng mẫu này là một tài sản quan trọng của đất nước.

Các loài mới có thể chỉ dựa trên một số lượng hạn chế các tiêu bản thu thập được. Cùng với những nghiên cứu và điều tra tiếp theo sẽ có them các thông tin mới và các nhà phân loại học (các nhà khoa học làm việc với việc đặt tên và xếp loại các sinh vật sống) có thể quyết định và sự phân loại trước đây không còn thể hiện được chính xác những hiểu biết mới. Một ví dụ điển hình là loài Thông này. Loài này đầu tiên được mô tả bởi một nhà khoa học tên là Blume vào năm 1827 dưới tên Podocarpus imbricatus trong một chi lớn là Podocarpus. Những kiến thức có them về loài này và các loài khác trong chi nhà đã hình thành một sự phân loại mới và tên La tinh của loài đổi thành Dacrycarpus imbricatus (Blume) de Laub. Phần cuối của tên là tên viết gọn của nhà phân loại học đã đề xuất thay đổi này (Giáo sư David de Laubenfels). Tên gọi trước đây Podocarpus imbricatus Blume trở thành tên đồng nghĩa và không nên tiếp tục sử dụng.

MÔ TẢ

Vì tài liệu này có chủ ý chính là làm tài liệu hướng dẫn cho công việc thường ngày nên các đặc điểm được mô tả là những đặc điểm dể nhìn được bằng mắt thường hay qua kính lúp cầm tay. Những kích thước như của lá, nón được nêu trong một phạm vi dao động. Đặc biệt, kích thước và hình dạng lá có thể thay đổi tủy theo điều kiện môi trường nơi cây sinh sống, tuổi của cây (các cây non thường có lá lớn hơn và có thể có hình dạng khác so với lá trưởng thành) và vị trí của lá trên cây (lá mọc trong tán che khuất hoặc của các cành thấp có thể khác lá ở những vị trí chiếu sang tốt). Đã có nhiều sai lầm trong định loại do không nhận thức được sự biến động này. Một số đặc điểm chỉ tồn tại trong những khoảng thời gian ngắn, ví dụ như ở cây lá kim các nón đực chỉ có trong một thời gian ngắn sau đó nứt tách và giải phóngg phấn. Việc phân loại theo hệ thống (phân biệt giữa các loài, chi và họ) chủ yếu được dựa trên các đặc điểm của cấu trúc sinh sản cái do những cấu trúc này ít thay đổi theo ảnh hưởng của môi trường. Những thay đổi trong các cấu trúc này thường là thể hiện những thay đổi trong quá trình tiến hóa và hình thành loài.

PHÂN BỐ

Phân bố của mỗi loài ở VN được nêu ở mức độ các tỉnh có cây. Một số cây có phân bố hẹp ngoài tên tỉnh còn nêu những huyện đã thấy loài cây này. Trong một số trường hợp có thể đề cập đến 3-4 tỉnh nhưng thực tế toàn bộ quần thể chỉ nằm tập trung ở một tỉnh trong dãi núi sát giáp ranh với các tỉnh bên cạnh. Ví dụ loài Thông lá dẹt (Pinus krempfii) được thấy có ở 4 tỉnh nhưng phần lớn các quần thể chỉ gặp trong 2 tỉnh. Trong trường hợp khác có thể nêu nhiều tỉnh cho phân bố của một loài nhưng không nên hiểu loài nàu rất phổ biến vì nhiều loài cây lá kim (ví dụ như Thông nàng, Dacrycarpus imbricatus) chỉ gặp trong các quần thể nhỏ trên một diện tích lớn. Phần lớn các cây lá kim VN cũng gặp ở Lào và Trung Quốc. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là loài này rất phổ biến vì các quần thể của loài ở các nước khác có thể rất nhỏ và bị đe dọa lớn.

SINH THÁI
Phần này cung cấp thông tin tóm tắt về các dạng rừng chính, loại đất, các cây lá kim mọc kèm, hình thức tái sinh và loại khí hậu nơi loài được phát hiện. Phần lớn hiểu biết về các cây lá kim rất hạn chế và nghiên cứu them về sinh thái của loài là cần thiết. Một đặc điểm của cây lá kim là chúng thường có khả năng sinh trưởng ở những điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng khác so với sinh cảnh tự nhiên của chúng. Việc cây chỉ có hạn chế ở một số sinh cảnh nhất định thường là thể hiện sự cạnh tranh của cây hạt kín ở các vùng xung quanh hơn là sự chuyên biệt hóa của cây lá kim.

CÔNG DỤNG

Phần này trình bày tổng quan về những công dụng chính của mỗi loài trong lâm nghiệp, lâm sản ngoài gỗ và khả năng làm cây cảnh.

NHÂN GIỐNG

Phần này cũng trình bày tổng quan về những kỹ thuật và yêu cầu chính cho nhân giống hữu tính (ví dụ thời gian thu hái hạt giống, chế biến, kiểm nghiệm) và nhân giống sinh dưỡng. Thông tin them về kỹ thuật nhân giống sinh dưỡng có thể tham khảo trong cuốn sách “Nhân giống sinh dưỡng cây gỗ rừng nhiệt đới: Giâm hom cành và ghép” (J.M. Dick, Nguyễn Đức Tố Lưu, Nguyễn Đức Cảnh, 2004).

Có thể xem tại đây : Click xem

HIỆN TRẠNG BẢO TỒN

Hiện trạng bảo tồn trên thế giới của mỗi cây lá kim được quyết định bởi hội đồng quốc tế (Nhóm chuyên gia cây lá kim) của Tổ chức bảo tồn IUCN sau khi đã đánh giá hiện trạng của loài trong mỗi quốc gia có loài này phân bố. Việt Nam có hai thành viên trong hội đồng này (Giáo sư Phan Kế Lộc và Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hiệp). quyết định này được dựa trên một tập hợp các tiêu chí theo thỏa thuận quốc tế nhằm đánh giá mỗi loài về các khía cạnh kích thước và số lượng các quần thể đã biết, diện tích sinh cảnh của loài và hình thức cùng với mức độ của các đe dọa mà loài gặp phải. Nếu không thể đánh giá được chính xác thì việc ước tính có thể được sử dụng để phân cấp hiện trạng bảo tồn. Phần phụ lục cuối tài liệu này cung cấp tóm tắt các tiêu chí trên và ý nghĩa của chúng. Các đánh giá ở mức độ quốc gia cũng dựa trên chính những tiêu chí này. Thường có sự khác biệt giữa mức đánh giá quốc gia và quốc tế giới hành chính quốc gia có thể chia các phân bố tự nhiên của loài một cách không đồng đều. Những vấn đề về bảo tồn như phá rừng, khai thác quá mức hay các sinh cảnh bị phá hủy thường gặp ở mọi quốc gia do vậy việc ở nước láng giềng có các quần thể lớn hơn không làm giảm tầm quan trọng của các quần thể nhỏ trong nước. Điều này đặc biệt có lien quan đến cây lá kim VN nơi mà nhiều loài nằm ở giới hạn của vùng phân bố của loài và có thể là những xuất xứ riêng biệt. Mức đánh giá hiện trạng bảo tồn có thể thay đổi theo hướng một loài ít bị đe dọa hơn trên thế giới và trong nước, tuy nhiên xu hướng chung là phần lớn các loài trở nên ngày càng bị đe dọa.

Cuốn sách này không đề cập đến các loài cây nhập nội cho dù các loài này đã được sử dụng trong trồng rừng (như Thông mã vĩ Pinus massiniana, Sa mộc Cunninghamia lanceolata) hay trồng làm cảnh (như Trắc bách diệp Juniperus chinensis, Tùng la hán Podocarpus chinensis).

Các thông tin nêu trên trong cuốn sách này được lấy từ các tài liệu trước đây đã công bố bởi các đơn vị nghiên cứu quốc gia như Viện Điều tra qui hoạch rừng, Viện Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp VN, Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật và các sách thực vật chí quốc tế như Thực vật chí Lào, Campuchia và Việt Nam (Flore du Laos Cambodge et du Vietnam). Những thông tin này còn được tổng hợp từ các kết quả điều tra ngoại nghiệp của các các bộ dự án, cũng như những công tác hiện trường rất tích cực trong 10 năm qua của Viện Điều tra qui hoạch rừng và Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật, cùng với các tổ chức như Động thực vật quốc tế (Flora anh Fauna International), Đời sống các loài chim (Birdlife International) và Vườn thực vật Missouri (Missouri Botanic Garden). Công tác điều tra và báo cáo vẫn đang tiếp tục được tiến hành do còn có nhiều vùng có tính đa dạng sinh học cao và độc đáo ở Việt Nam vẫn còn được biết chưa đầy đủ. Vẫn có thể sẽ tiếp tục phát hiện các vùng phân bố mới cho những loài đã biết và có thể cả những loài mới chưa được mô tả. Hầu hết các thông tin vể các đặc điểm vật hậu học (như thời gian nón chín và thu hái hạt) và các kỹ thuật nhân giống được hình thành từ kết quả trong vòng trên 5 năm qua của hoạt động nghiên cứu hạt giống và trồng mô hình rừng bảo tồn chuyển vị của Dự án giống lâm nghiệp VN và Công ty giống lâm nghiệp trung ương

Xem tiếp bài số 2 : click xem