Thứ Tư , 22 Tháng Một 2025
Mới nhất

Ghép (Tháp) cành cho cây Juniper prostrata ! (grafting)

Tác giả Tuấn Hoàng

3/04/2011

 

Dưới đây là một trong những cây Juniper prostrata mà tôi có. Không biết tiếng VN gọi cây này là gì. Cây này phát triển rất mạnh nơi tôi ở, nhưng lá của nó không được thích lắm vì có đầu nhọn, sờ vào không khéo sẽ bị đâm vào tay, bởi thế, nó thuộc nhóm bách (juniper) có lá nhọn (needle leaf). Còn một nhóm cây bách khác, với lá mềm và tròn đầu, do đó có thể sờ vào mà không bị đau! Lá loại này gọi là scale leaf. Shimpaku juniper thuộc loại này. Shimpaku có lẽ bắt nguồn từ Nhật, và là cây rất được ưa chuộng để làm bonsai. Người Nhật chơi bonsai, nhất định phải có Thông đen, Shimpaku juniper là chủ đạo trong vườn của mình.
Shimpaku thì không thích hợp với khí hậu nóng khô tại California, do đó cây phát triển rất chậm so với các loại bách khác. Do đó, ghép shimpaku lên thân cành của các cây bách khác là điều mà nhiều người ở đây làm.

Cây này được ghép shimpaku vào. Tôi ghép chúng tháng 2/2011. Ghép tiến hành vào mùa lạnh khi mà nhựa cây chưa di chuyển trong thân cành, sẽ đạt hiệu quả cao. Tất cả các cành đang có của cây này đều được ghép shimpaku vào.

Cho thấy lá của shimpaku khác với lá của prostrata ra sao

Các vùng ghép đều được dùng bao nylon bọc lại riêng lẻ, với mục đích để tạo ẩm độ xung quanh nhánh ghép cao, giúp cho nhánh ghép sống sót được. Sau khi ghép, cây được cho vào nơi râm mát cho đến khi có dấu hiệu tăng trưởng tại nhánh ghép.

P/S: quên nói lịch sử của cây này. Cây này là quà từ bạn Sĩ cách đây vài năm. Cám ơn Sĩ lần nữa nha.

Nên nói về thời điểm thích hợp để ghép cành. Như nói ở trên, thời điểm tốt nhất để ghép cành cho nhóm cây lá kim (conifer) như thông, bách là vào cuối mùa lạnh khi cây ngừng sinh trưởng, nhưng sắp sửa bước sang giai đoạn thức dậy. Lý do: vào lúc này, khả năng tạo rễ và liền mô sẹo sẽ cao, do đó ghép, chiết hay giâm cành vào lúc này đều tốt cả. Đối với các nhóm cây lá rộng: rụng hay không rụng lá, thời điểm thích hợp để ghép: mùa xuân, khi thời tiết mát mẻ. Dĩ nhiên, mỗi vùng khí hậu khác nhau, thì sẽ có tháng nóng lạnh khác nhau. Điểm nói trên chỉ là nguyên tắc, và ACE có thể áp dụng nguyên tắc này cho vùng của mình một cách thích hợp.

Cedric nói là đã thử ghép nhiều lần nhưng thất bại không ít! Bạn thường ghép vào mùa mưa như bạn nói? Vào mùa này, nếu muốn ghép, theo tôi, phải che chắn vùng ghép rất cẩn thận, vì nếu để nước thấm vào vùng này, thì miệng ghép chắc chắn sẽ bị thúi vì ẩm mốc —-> thất bại. Các nhà vườn tại VN ghép vào mùa xuân, theo tôi là có lý do của họ (như tôi vừa nói, vì lúc đó không có mưa, phải không nào). Nếu bạn vẫn thích ghép vào mùa mưa vì trời mát, nên dùng keo để trét vào quanh miếng ghép, sau đó dùng bao nylon bọc vùng ghép lại cẩn thận. (hiện tại, các hình chụp minh họa cho ghép đang nằm trong computer bị hư chưa sửa!)

Em thấy người ta khi ghép xong thường cắt bỏ phần thân trên gốc ghép để mắt ghép mới dễ phát triển, chỉ để nguyên cành khi ghép trái mùa mà họ thường gọi là “ghép gửi” (nếu ghép vào mùa nghỉ của cây như anh Bonhe thì họ gọi là ghép trái mùa!), không biết có phải vậy không anh?!

Về cách ghép, có nhiều kĩ thuật khác nhau lắm. Loại ghép mà sau khi ghép, người ta cắt bỏ phần trên miệng ghép gọi là: whip grafting, creft grafting và green grafting. Về các cách này, phải tiến hành bọc miệng ghép rất cẩn thận, kẻo không là tỉ lệ thất bại sẽ rất cao. Ghép mà tôi xử dụng trong bài này là side grafting. Rất tốt. Ngoài ra còn có splice grafting, bud grafting (loại này thường dùng cho các cây cho hoa hay trái- cũng rất tốt) và inarching grafting (rất tốt khi phải ghép một cành khá lớn). Khi rảnh hơn, tôi sẽ vẽ phác họa các cách mà tôi vừa nhắc ở trên.