Chủ Nhật , 28 Tháng Tư 2024
Mới nhất

Ghép (Tháp) cành cho Thông đen ! (grafting)

Tác giả Tuấn Hoàng

2/04/2011

ôm nay rảnh rỗi, nên nghĩ ra bài này. Tôi đã viết bài về kĩ thuật giâm cành, chiết cành, bây giờ là tháp cành. Tháp cành là một trong những điều cần nắm vững đối với ai yêu môn bonsai. Thầy Ota là một trong những nghệ nhân có lối ghép cành rất thành công. Thầy là người đầu tiên đã du nhập giống Thông đen Nhật vỏ xùi (cork pine) từ Nhật vào Mỹ cách đây hơn 30 năm. Sau đó, Thầy đã nhân giống Thông vỏ xùi bằng cách ghép cành thông vỏ xùi vào thân của Thông đen thông thường. Thầy kể cho tôi nghe có thời gian vườn cây của Thầy đã có gần 200 cây thông đen vỏ xùi, và nhiều người đã tìm mua.

Nói như thế để biết là kĩ thuật ghép cành giúp ta có thể có những cây khỏe mạnh mà vẫn giữ được các yếu tố nguyên thủy của nó (thông đen vỏ xùi có hệ rễ phát triển rất yếu, do vậy mới được tháp lên cây thông đen thông thường với hệ rễ mạnh gấp nhiều lần! Ngoài ra, ghép cành còn giúp cho ta có thể có được các cành, nhánh ở những vị trí mà ta muốn có trong quá trình tạo bonsai. Dừng ở đây để nói về chuyện bên lề một chút. Tôi quen với ông Harry Inami. Ông Nhật lớn tuổi này từng là học trò của Thầy Ota, tức là đồng môn với tôi. Ông Inami đã học được kĩ thuật ghép cành từ Thầy Ota, và đã ứng dụng rất thành công vào chu trình huấn luyện các cây bonsai của ông ấy. Tới nhà ông ấy chơi, hầu hết các cây của ông ta là Thông đen, và hầu hết đều được ghép cành. Ông này có kĩ thuật huấn luyện cây rất hay. Cây nào của ông ta cũng có gốc thân rất to, và các cành nhánh của cây đều nằm ở các vị trí rất chuẩn cho bonsai (dĩ nhiên đang nói về cây bonsai theo trường phái cổ điển của Nhật). Nhìn vào các cành nhánh, rất khó mà nhận ra được đây là các cành nhánh được ghép trước đó! Kĩ thuật ghép của ông ra đã đạt đến trình độ siêu đẳngvỗ tay:vỗ tay:. Khi tôi hỏi tại sao ông lại ghép nhiều như vậy? Ông ấy nói: ” để có được một cây với thân gốc to, và các cành nhánh nằm đúng chỗ mình muốn, thì cần phải ghép”.

Khi nhìn những cây chưa hoàn thiện của ông ta, tôi thấy có rất nhiều vết sẹo do cành nhánh bị cắt bỏ trước đó. Tôi hỏi: “tại sao ông lại cắt bỏ nhiều cành nhánh như vậy?” Ông nói: “vì đây là các cành nhánh mồi, khi chúng không còn cần thiết nữa, thì phải cắt bỏ thôi”. Nghiệm những lời ông nói, tôi thấy ông hoàn toàn có lý, vì khi muốn cho thân gốc mau lớn và thân cây nhỏ dần từ dưới lên trên, thì cần phải tiến hành nuôi các cành mồi và cắt bỏ từ từ trong suốt quá trình nuôi dưỡng cây từ khi nhỏ cho tới lớn! Khi thân gốc cây đã đạt được đến mức mình muốn rồi, thì lúc đó chuyển sang giai đoạn huấn luyện cành nhánh, và đây là lúc mà phải áp dụng kĩ thuật ghép!!! Phải nhìn nhận ông Inami là bậc thầy về huấn luyện cây Thông đen từ lúc nhỏ cho đến lớn tại Mỹ. Nói nhỏ cho ACE nghe: những điều tôi vừa trình bày ở trên được xem như là một trong những bí mật nhà nghề đó nha, và bây giờ đã được bật mí, hi vọng là ACE có thể áp dụng trong quá trình huấn luyện cây cho mình (phuơng cách này tôi nghĩ là có thể áp dụng cho tất cả các loại cây)

Để cho xem một trong các cây thông đen của tôi đang được huấn luyện nha.
Cây này tôi mua từ một vườn cây của Mỹ cách đây 3 năm thì phải (xin lỗi vì không nhớ rõ, các dữ liệu của nó nằm trong computer cũ bị crashed cách đây vài tháng, chưa có thời gian đem đến nhà bạn nhờ sửa!). Sau khoảng 1 năm, bắt đầu tiến hành ghép cành cho nó.

Hình này chụp năm trước
4

Chụp cận cảnh
3

2 cành ghép đã phát triển mạnh, do đó, thân trên có thể cắt ngắn

Băng plastic nơi vùng ghép đã được lấy bỏ

5
Vài tháng sau, phần thân trên được cắt ngắn thêm nữa

Hình cây được chụp sáng nay. 2 cành ghép đã phát triển rất mạnh với các chồi non

Vùng ghép hiện giờ dần dần hợp vào thân chính

Mặt cắt thân trên

Hình chụp một nhánh với Spring candles ( chồi non ra năm nay) và last year growth (nhánh ra năm trước). Tiện đây xin lỗi ACE vì tôi phải viết tiếng Mỹ chú thích trong các hình, vì computer hiện đang xài, không có chức năng viết tiếng Việt!)

Chụp cận cảnh nhánh của năm trước, cho thấy nơi mà tôi sẽ cắt vài tháng nữa, với mục đích để các chồi lá có thể mọc ra tại nơi cắt nhằm làm cho các internode (khoảng cách giữa các nốt nhánh ngắn lại). Nếu không làm như vậy, thì theo thời gian, cành này sẽ dài ngoằng, không đẹp)

4/06/2011

uối tuần rồi mang cây thông trên ra làm.
Tất cả các cành của nó được cắt bỏ hết, chỉ chừa lại 2 cành ghép làm chủ tạo dáng cho cây.

Mặt trước sau khi hoàn tất

2 cành ghép trước đây. Chẳng bao lâu nữa, sẽ không còn biết đây là cành ghép!

Mặt trái

Mặt sau

Mặt phải

Các nhánh ra năm nay đã được cắt ngắn lại. Bây giờ dưỡng sức, năm sau sẽ cắt tỉa tiếp.
Nói tóm lại, mang cây này lên để cho thấy là tầm quan trọng của việc ghép cành. Từ một cây mà không thấy tuơng lai, với cành ghép nơi thích hợp, sẽ thành một cây có triển vọng.

1. Mùa ghép: ghép cây vào dịp cây ngủ hay cây thức tốt hơn? Em nghĩ là cây thức tốt hơn nhưng ghép nhiều lần vào 3 mùa Xuân, Hạ, Thu đều chưa được;
Ghép thông vào mùa cây ngủ. Lý do: lúc này, nhựa cây không luân chuyển —-> miếng ghép dễ dàng dính (nguyên tắc gần giống như kĩ thuật ghép da trên con người: nếu dịch tụ phía dưới miếng ghép —> miếng ghép sẽ khó mà dính vào —> chết miếng ghép)
Mùa ghép rất là quan trọng để thành công.

2. Tuổi cây ghép: tuổi của vị trí ghép cây càng nhỏ thì tỷ lệ thành công càng lớn đúng không ạ?
Chưa hẳn như vậy. Dù sao: nếu muốn ghép vào vị trí mà vỏ của chỗ muốn ghép đã quá dầy rồi —> khó thành công.

3. Vị trí ghép: ghép vào vị trí nào thì tỷ lệ thành công lớn hơn? Gần gốc hay trên ngọn?
Tôi thấy chỗ nào cũng như nhau. Dĩ nhiên khi ghép gần gốc, cần phải chú ý việc tưới nước —> thúi miếng ghép.

4. Xử lý gốc ghép: có phải cắt bớt lá để hãm sinh trưởng của thân cây hay phải cắt đi toàn bộ lá như cây đào của bác?
Tuỳ theo mục đích ghép. Như cành ume ghép vào gốc đào: tôi muốn sau này cây này sẽ là ume hoàn toàn —-> từ từ sẽ cắt bỏ hết phần gốc ghép cho sát tới phía trên của cành ume. Còn nếu có một cây thông đen chẳng hạn, muốn ghép cành thông vào những nơi cần cành —> sẽ không cắt bớt các phần khác để cho phần cành ghép phát triển mạnh. Lúc đó, sẽ dùng kĩ thuật khác để cho cành ghép được phát triển mạnh.

5. Keo trét vào vết ghép: đó là keo liền sẹo hay keo thông thường?
Tôi dùng keo dán gỗ thông thường (thợ mộc hay dùng), hay bất cứ keo nào mà con nít đi học hay dùng làm thủ công.
Bonhe

háng 1 là mùa ghép thông đen tại nơi tôi ở. Dạo này trời khá lạnh nên không thích làm gì nhiều ngoài vườn. Mấy hôm nay, trời trở ấm lại nhiều, nên tranh thủ đem 2 cây thông đen Nhật ra để tiến hành ghép thông đen loại lá ngắn lên chúng. Thông đen loại lá ngắn tự nhiên có tên Nhật là Yatsubusa, trong vườn tôi có duy nhất 1 cây mới sưu tầm được hồi tháng 10/2012. Các nhánh của năm 2012 đã ra dài nhưng không được cắt ngắn vì muốn để nhánh cho tháp cây năm nay.

Nhánh cây Yatsubusa của năm 2012 được tôi chọn và cắt ngắn, dài khoảng 7-8 cm tính cả đầu lá. Các lá trong vòng vàng là lá của năm 2011.

Lá của năm 2011 đã được cắt bỏ, đồng thời cũng cắt bỏ các tược của năm 2012, chỉ chừa lại 2 tược.

Cây thông đen hơn 2 năm tuổi được dùng làm gốc để ghép.

Đất xung quanh gốc cây được bới ra để xem xem rễ bắt đầu từ đoạn nào trên thân cây. Mũi tên vàng (2) chỉ vào rễ cây. Mũi tên hồng cho thấy hướng đi của thân, với độ cong gần gốc. Mũi tên hồng C chỉ vào phần lõm của thân cây. Nếu ghép tại B, sẽ không có thẩm mỹ về sau vì sau nhiều năm, có thể thấy sự khác biệt về vỏ cây của phần gốc ghép và cành ghép. Ghép tại A là tốt nhất vì sau này sẽ khó nhận biết được là cây này đã được ghép! Ghép càng sát gốc càng tốt về mặt thẩm mỹ, nhưng có khuyết điểm là: kĩ thuật ghép phải tốt và chăm sóc sau ghép phải đúng cách (không thì mối ghép sẽ hỏng!). Cũng chính vì điều này mà nhiều nhà vườn khi tiến hành ghép cây đã ghép rất cao trên gốc —–> trông rất xấu! ACE có thể tìm thấy đâu đó trên dd có những cây mà gốc ghép cao! Cần chú ý điều này khi tìm mua cây cho mình để được cây ưng ý!

Không nên ghép ở phần lõm của cây! Ghép ở phần lồi! Dùng dao thật sắc để cắt vào phần vỏ của nơi ghép.

Sau đó, dùng dao sắc để cắt vát một khoảng dài ở đầu của cành ghép.

Đối diện với mặt cắt trên, ta cắt một mặt vát khác ngắn hơn!

Ép mặt vát dài vào vùng ghép. Dùng dây nylon có tính đàn hồi để cột chặt vùng ghép lại (xin lỗi, vì không có ai chụp hình cho nên tôi không thể chụp giai đoạn này!)

Dùng sphagnum moss nhúng vào nước cho ướt —-> cho một nhúm sphagnum moss vào trong bao nylon nhỏ —-> dùng bao nylon này để che phủ lên vùng ghép và cả cành ghép —–> dùng một dây cột cố định bao nylon tại vùng ghép.

Hoàn tất 2 cây ghép.

Nhúng 2 chậu này vào chậu nước cho ướt đất —–> lấy 2 chậu ra, để chúng vào nơi râm mát, kín gió.
Bây giờ là thời gian chờ đợi xem có thành công hay không?
Bonhe

Gốc ghép phải có ưu thế vượt về sự phát triển phải không anh Bonhe?
Đúng cho hầu hết các trường hợp. Đó là lý do tại sao người ta ghép cam ngọt lên gốc cây cam dại! Cam dại phát triển rất khỏe, nhưng trái ít và chua! Ngoài ra có thể kể thêm một số loài cây khác, trong số đó có thông trắng (white pine). Thông trắng phát triển yếu hơn thông đen nhiều —–> người ta dùng thông đen làm gốc ghép, và cành thông trắng được ghép lên thông đen, nhằm cho thông trắng phát triển tốt hơn là nếu để nó phát triển trên chính hệ rễ của nó!

sở dĩ em hỏi như vậy là vì trước đây thường hay ghép Mai nhìn thì thấy chúng phát triển tương đối nhưng khi ghép thì cành ghép phát triển to hơn, cách ghép sát gốc liệu có thể loại bỏ nhược điểm này?
Mai thì tôi không biết! Có thể ghép sát gốc sẽ loại bỏ nhược điểm đó, vì nếu có sự khác biệt giữa gốc và cành ghép, thì sẽ không thể thấy được (vì lúc đó mặt ghép quá sát với hệ rễ —-> sẽ không thấy khác biệt nữa!)

Cách nhúng chậu vào nước để thay cho việc tưới phải không anh, nếu vậy thì phải nhúng hằng ngày như tưnu7o7o7c1 đúng không anh?
Đúng như vậy đó Cedric.

Về chuyện ghép vào thời điểm cây nghỉ thì với khí hậu Sài Gòn, em thấy thời điểm nghỉ của cây (kể cả cây lá kim) là không rõ ràng.
Tôi thấy có thể ghép ở SG khi nào cây chậm phát triển lại (tức là các bạn phải ghi chép cẩn thận từng tháng trong năm, để thấy khi nào cây chậm lại, đối với thông đen, khi nào lá phát triển trong năm đã cứng cáp và đủ dài (A), và khi chồi non bắt đầu mọc dài ra (B), thời điểm giữa A và B có thể xem như là giai đoạn mà cây chậm phát triển.

Em đọc 1 cuốn sách có nói rằng nên ghép cây trong thời điểm lá đã già vì lúc này nhựa cây lưu thông nhiều nên ghép dễ thành công (?!) Diều này em thấy có vẻ bất hợp lý vì em nghĩ khi giai đoạn lá đã già thì lúc đó nhựa dẫn cũng giảm phải không anh?
Khi người ta nói ghép khi lá cây đã già, tức là giai đoạn nghỉ đó Cedric (giống như tôi vừa giải thích ở trên). Và trong giai đoạn này, nhựa cây sẽ không lưu thông nhiều nữa. Nếu ghép cây trong giai đoạn nhựa đang lưu thông nhiều, nhựa sẽ dễ làm tách miếng ghép ra khỏi vùng ghép —> dễ thất bại. Điều này giống y như khi ghép da trên người. Miếng da ghép nếu có nhiều dịch tụ ở phía dưới, chắc chắn miếng ghép này sẽ bị hỏng!!
Bonhe