Nấm Cộng Sinh! Lợi hay Hại?
2/10/2013
hào các bạn,
Trước tiên phải cám ơn bạn U.Ha đã cho tôi nguồn cảm hứng để viết về chủ đề này! 😉
Tôi nghĩ đề tài về nấm này sẽ coi như tương đối mới với các người chơi bonsai, không những tại VN mà còn tại nước ngoài nữa! Tôi tham gia khá nhiều DD bonsai nước ngoài, nhưng chưa thấy DD nào có chủ đề chuyên về nấm cho cây cảnh!
Nấm có 2 loại: nấm gây bệnh, và nấm tốt cho cây cối! Trong chủ đề này, tôi sẽ viết về Nấm tốt cho cây! Nấm cộng sinh (symbiosis).
Tại sao lại gọi là nấm cộng sinh? Trước tiên phải định nghĩa cộng sinh là gì? Cộng sinh tức là 2 vật thể sống hòa đồng, tương trợ lẫn nhau! Cộng sinh khác với kí sinh ở chỗ: kí sinh là một vật thể sống ăn bám lên một vật thể khác (vật thể bị ăn bám sẽ chịu thiệt thòi về quyền lợi). Thí dụ: kí sinh trùng (giun sán) sinh sôi nảy nở, và hút dưỡng chất trong ruột của các loài động vật như heo, bò, người, v.v…. Nói tới kí sinh trùng trong ruột, có lần hồi còn ở VN, trong một ca mổ em bé bị tắc ruột, cả vài trăm con giun đũa đã được lấy ra để trong chậu, chúng bò lúc nhúc!!! 🙁 Một lần khác, khi thăm bệnh một ca mổ đường mật tối hôm trước, thấy các vật thể như lá me, di động trong chai dẫn mật, nhìn kĩ, hóa ra các sán lá gan!!! 🙁
Bonhe
Đúng như THM có nói, ngoài nấm cộng sinh, cũng có vi khuẩn cộng sinh với cây cối nữa.
Thế nấm cộng sinh có tên là gì? Là Mycorrhizae.
Thế vi khuẩn cộng sinh có tên là gì? Là Rhizobium.
Tại sao lại có tên gọi như vậy?
Các từ trên được rút ra từ tiếng Hy Lạp (Greek):
Myco– nghĩa là Nấm; Rhiza = Rễ cây
Mycorrhizae là do 2 chữ trên gộp lại, như vậy, Mycorrhizae có nghĩa là Nấm kết hợp với Rễ cây! 😉
Từ -Bios = sự sống. Thí dụ: môn Biology là môn học về sự sống.
Từ Rhizobium là kết hợp của Rhiza và Bios, có nghĩa là Sinh vật sống với rễ, ở đây là vi khuẩn rễ! Đúng ra, phải dùng từ khác để nói về vi khuẩn cộng sinh, thí dụ Rhizobac chẳng hạn, nhưng tôi không hiểu sao người ta lại dùng từ Rhizobium (không biết có phải bacterium viết tắt lại là bium?)
Nói về từ ngữ chút, để sau này các bạn có thể nhận ra được ý nghĩa của các từ lien quan! 😉
Uha
Cám ơn anh Bonhe, với phần giải thích trên thì rất dễ dàng nhớ cái từ Mycorrhizae hoặc Nấm Cộng Sinh. Hồi nào tới giờ trò chuyện với ai toàn dùng gọi Nấm Mớm … tại giải thích không được nên dùng ví dụ bà mẹ nhai cơm rồi mớm cho trẻ con ăn.
Bonhe
ấm cộng sinh Mycorrhizae (sẽ viết tắt là M từ giờ trở đi nhé) là một nhóm các nấm nằm trong đất mà có khả năng gây nhiễm hệ rễ của hầu hết các loại cây trên quả đất này! M được gọi là cộng sinh vì nó có liên hệ rất mật thiết với cây cối, và trong sự liên hệ rang buộc lẫn nhau này, cả 2 bên đều có lợi!
Nấm M sẽ cung cấp nước, khoáng chất cũng như đạm từ khí trời (air compound Nitrogen) (sẽ có bàn cãi về điều này ở sau bài viết) cho cây. Ngược lại, cây cung cấp dưỡng chất (đường đơn – sucrose) cho M (cũng sẽ bàn rõ hơn ở phần sau!).
M trợ giúp cho cây cối “được” nhiễm bởi nó, phát triển khỏe mạnh, sai hoa kết trái, với khả năng chống hạn (nóng hay lạnh), chống mặn, chống nhiễm kim loại nặng, các độc tố, các stress từ môi trường sống xung quanh cây cối, khả năng chống lại các mầm bệnh (virus, nấm, vi khuẩn), các kí sinh trùng,. Nói chung cây nhận được rất nhiều điều lợi từ sự liên hệ với M.
Ngược lại, M sẽ nhận được khoảng 10-20% lượng carbonhydrates (tinh bột sẽ chuyển thành đường đơn) mà cây tạo ra tử sự quang hợp (được tạo ra từ hệ lá với sự trợ giúp của ánh nắng trời, nước và carbon dioxide CO2). Đây là một cái giá phải trả quá nhỏ cho cây cối, khi mà mối lợi mang về quá lớn từ M. Có lẽ vì thế, mà bạn U.Ha hay nhắc đến từ “nấm mớm” để nói về M. Nhưng nếu nói về việc mớm cơm (nhá cơm) của các bà mẹ xưa cho trường hợp này, thì tôi thấy không đúng! Lý do: khi bà mẹ nhai cơm trong mồm cho nát ra, sau đó, mớm cho con trẻ, lúc này, các tinh bột đã được nghiền khá nát, và men từ tuyến nước bọt, gọi là amylase (hay ptyalin) đã phân hủy tinh bột thành dạng đường đơn, để sau đó, đường đơn này được hấp thụ vào máu khi nó xuống tới vùng ruột non. Mặt khác, nước bọt có nhiều lipase một men mà làm phân hủy mỡ trong đồ ăn, để thành các các fatty acid, mà sau đó sẽ được hấp thu ở ruột non. Chính lipase mới là loại men mà con trẻ cần, khi mà tuyến tụy tang của chúng chưa có khả năng tạo ra lipase. Mặt khác, khi nhai cơm trong mồm, nước bọt đã trộn lẫn với thức ăn ,thành một khối mềm nhão —–> giúp cho khả năng nuốt qua thực quản dễ dàng hơn gấp nhiều lần (cái này, trẻ con chưa có răng đầy đủ, không có khả năng làm hoàn hảo! Trong trường hợp nhá cơm cho con trẻ, người mẹ (hay cha ;-)) không hưởng lợi từ động tác đó, chỉ có con trẻ mới là người hưởng lợi! Chính vì lẽ đó, không thể được gọi là cộng sinh trong trường hợp này! Và như thế, dùng từ “nấm mớm” là không chính xác! 😉
M có các loại như sau:
1. Endomycorrhizae.
Endo- nghĩa là Nội (trong). Endomycorrhizae nghĩa là loại M mà phát triển ngay bên trong hệ rễ, qua các arbuscules mà có thể thâm nhập vào các tế bào. Bởi thế, loại M này dữ dằn hơn loại M mà sẽ nói dưới đây (ectomycorrhizhae)
ndomycorrhizae gồm một số các loại M sau đây:
– Arbuscular M: nhóm này thuộc phylum Glomeromycota và là nhóm có mặt nhiều nhất trong tất cả các loại M. Tại vì nó hiện diện hầu hết trên các loại cây ở quả đất này (gần 85% các loại cây), nó được dung để nghiên cứu nhiều nhất trong các loại M, và tên của nó được viết tắt AMF (Arbuscular Mycorrhizal Fungus). Các sản phẩm về M trên thị trường, thường sẽ thấy quảng cáo thành phần AMF là bao nhiêu.
Bàn về ý nghĩa tên của loài Glomeromycota một chút. Glomero- có nghĩa là một nhóm các hệ ống tạo thành một khối lien hoàn với nhau, như một quả cầu. Glomerular là cầu thận (hihi, tôi dung nhiều từ y khoa ở đây, nhưng đó là những gì tôi biết!!! và tôi nghĩ thỉnh thoảng cho các bạn những người không trong ngành y cũng nên biết chút chút, vì tôi nghĩ, biết thêm một điều gì mới không bao giờ hại cả!! ;-)). Glomerulonephritis là hội chứng viêm cầu thận. Myco- như các bạn đã biết, đó nghĩa là nấm. Như vậy, Glomeromycota nghĩa là nấm cầu! Tại sao có nghĩa như vậy? Xin thưa: vì loại nấm này có khả năng tạo ra các khối cầu mạch (glomero) trong các tế bào rễ cây, và chính nhờ hệ thống khối cầu mạch này, mà khả năng truyền tải nước cũng như các khoáng chất cho cây từ đất qua nấm M thật là tuyệt vời!
Câu hỏi: tại sao M này lại cần tạo ra những khối cầu mạch như vậy? Tại sao không chỉ tạo ra những ống thẳng đuột có phải đơn giản hơn nhiều không?
Bây giờ bàn chút về từ ngũ tiếng Việt! Tôi xa quê hương đã 21 năm, vốn liếng tiếng mẹ đẻ của tôi nếu có gì sai sót thì xin chỉ bảo, cám ơn trước.
Cộng: tức là gộp một nhóm người, hay nhóm đồ vật, hay nhóm gì gì đó với nhau. Nghĩa của chữ cộng luôn luôn mang tính xây dựng, positive (hihi, tiếng này thì không biết tiếng VN gọi là gì cho hợp tai rồi, bên Mỹ, nguời ta hay dùng chữ positive để nói về một điều gì tốt đẹp, tươi sáng ! ) (trong phong thủy cũng dùng từ Dương để chỉ gì đó sáng sủa, mạnh bạo). Trong tiếng VN, có các chữ sau đây mà hoàn toàn có nghĩa xây dựng, tốt đẹp, thí dụ:
– Cộng đồng = một nhóm dân cùng chung một chí hướng. Tất cả những người trong cộng đồng đều được hưởng quyển lợi như nhau (it nhất về mặt lý thuyết!)
– Cộng tác = là sự kết hợp giữa 2 hay một nhóm người để làm một việc gì đó mà tất cả mọi người trong nhóm này đểu được hưởng lợi như nhau! (cộng tác làm ăn buôn bán v.v..)
– Cộng sự = là các nguời cùng trong một tổ chức, cơ quan , mà các người này đều được hưởng lợi từ việc làm mình có.
– Cộng sản = hihi, nói về triết học chút: xã hôi không giai cấp, bình đẳng, dựa trên sự sở hữu chung và điều khiển chung đối với các phương tiện sản xuất và tài sản. Tất cả dân chúng đều có lợi!
Chính vì thế, cộng sinh cũng phải có ý nghĩa xây dựng, chứ không đạp đổ! Đó là lý do tại sao nghĩa của Cộng sinh là 2 vật thể đều có lợi trong mối quan hệ đó!
Trái ngược với cộng sinh, phải là diệt sinh (antibiosis), mà trong đó, kí sinh cũng như các loại vi trùng gây bệnh hay siêu vi trùng làm hại cho con người! Những loại này, không thể nào gọi là cộng sinh được!! Dĩ nhiên, có vài loại vi khuẩn như Lactobacilli như trong bài viết của wiki có nhắc đến mới thực sự là cộng sinh giữa người và vi khuẩn!
– Ericaceous M: loại này cũng xâm nhập vào tế bào rễ cây, nhưng không tạo ra các arbuscules.
– Orchidaceous M: Loại này là cần thiết cho các cây hoa lan vì nó cung cấp Carbon và các dưỡng chất cho lan!
2. Ectomycorrhizae.
Ecto- nghĩa là bên ngoài. Ectomycorrhizhae nghĩa là loại M mà không thâm nhập vào bên trong tế bào rễ cây, mà nó chỉ tạo ra một lớp lưới bọc xung quanh hệ rễ, lớp lưới bọc này gọi là mantle. Chính lớp hàng rào vỏ bọc lưới này sẽ làm tăng diện tích bề mặt cho hệ rễ —–> tang khả năng hấp thu nước và các khoáng chat từ đất xung quanh; mặt khác, cũng chính lớp vỏ bọc này được xem như hàng rào bảo vệ cây chống lại các nấm gây bệnh hay vi khuẩn gây bệnh trong đất! Từ mạng lưới bọc này, nấm M lại tạo ra các chân rết đi luồn lọc vào các khe tế bào rễ, gọi là mạng Hartig, và chính mạng này làm tang sự trao đổi chất giữa tế bào rễ cây và nấm. Vào mùa thu, nấm M này sẽ tạo ra các thể gọi là Fruit bodies mà nhiều khi có thể thấy nổi lên trên mặt đất, và nó là nguồn dinh dưỡng cho các thú như hươu nai!
Ericaceous M như đã nói, thuộc loại EndoM, và nó cộng sinh với các cây thuộc nhà Ericaceae gồm: rhododendron, azaleas, heathers, blueberries, cranberries, manzanitas (manzanita là loại cây làm bonsai rất đẹp, nhưng rất khó song nơi vùng tôi ở! Đang có một cây, nhưng chưa dám đụng vào nó!)
Uha
Em cảm thấy cái Nấm Mớm này (Nấm Cộng Sinh) rất quan trọng cho những ACE ai đang chơi cây lá kim. Vì không muốn tất cả phải tốn 5 năm mới phác giác ra được sự lợi ích của nó nên mới nhờ anh Bonbe chia sẻ đấy. Ngay cả những nghệ nhân nhật họ cũng chỉ biết làm theo kinh nghiệm chứ không thể giải thích được một cách dễ hiểu được. Không còn nhớ rõ là ấn bản số mấy nhưng trong tập san Bonsai Today có đăng một bài về cách gieo hạt Thông Đen và trồng trong rổ, qua cách này có thể dán đoạn thời gian phân nữa là chỉ cần 10 năm thì có thể được một chậu thông tương đương chất lượng 20 năm. Có rất nhiều người đã và đang dùng phương phát này (trong đó có em) tuy chưa tới đích 10 năm để xem được kết quả như tác giả nhưng quãng đường đó đã có nhiều vấp ngã, người nản chỉ bỏ cuộc chơi, người thì hao mòn tâm huyết vẫn chưa hiểu ra nguyên nhân tại sao. Nói đây không phải là lão nghệ nhân (tác giả) đã dấu diễm gì trong bài viết của ông nhưng bản chất của ông ta là chỉ viết ra cái ông ta hiểu, cái kinh nghiệm ông ta gặp nhưng còn vấn đề sinh lý thì được có mấy nghệ nhân thấu đoát…
Nhìn thấy vườn của anh Trung, Minh và Cường (HVC, thích cái tên à) cũng sắp tới giai đoạn từng gặp nên mới gợi ý với anh Bonhe để chia sẻ bài này. Nhưng có lẽ anh Bonhe thấy được cái lợi của Nấm Mớm này không chỉ tốt với thông và bách mà cả đến các loài cây lá tròn lá bản khác nên mới có sự sắp đặt riêng.
Bonhe
Endomycorrhizae như đã nói, gặp hầu hết ở nhiều loại cây trên trái đất này! Các loại cây ăn trái, cho hoa, (nói chung là các loại cây có lá rộng) rau cải,các loại xương rồng, các loại dừa, cọ. Một số thuộc loại conifer như bách (juniper), yew, cypress, gingko, sequoia.
Ectomycorrhizae gặp hầu hết ở các loại cây nhóm conifer như thông, Betulaceae family (birch, alders, hazel, hornbeam) và Fagaceae family (beech, oak, chestnut, v.v…)
Dù phân loại ra như vậy, nhưng thực ra các loại M đều có thể song cộng sinh với nhiều loại cây, tùy theo khí hậu vùng, lượng mưa mà nơi này có nấm M này nhiều, nơi kia, nấm M kia nhiều!
Uha
Thú chơi thông và bách rất gây cấn đó Trung nên đừng quá tạo áp lực cho riêng mình, tài liệu thì rất bao la nhưng tùy theo cách áp dụng mỗi người. Người Mỹ có một câu là đừng bao giở để hêt trứng vô một giỏ, vì thế trong vườn của Trung nếu có nhiều cây thì chia ra từng giai đoạn, từng khu và áp dụng từng phương pháp khác nhau… và một thời gian rút tỉa ra phương pháp nào thích nghi vơi môi trường của vườn rồi dùng hêt tâm huyết vào cách đó để nuôi cây.
Theo lẽ tự nhiên nấm cộng sinh tự nó sanh nó diệt và nếu phương thức chất trồng của cây thích nghi nó sẽ sanh xôi và phát triển rất mạnh. Uha có những chậu thông già đã lâu năm chưa thay đất, nấm mọc đáy chậu rất nhiều mà mình chưa từng áp dụng qua bất kỳ phương thức về chúng. Tuy nhiên có khả năng để tạo môi trường sống tối cho loại nấm này ở cách chậu thông khác thì sự sự phát triển của cây tốt hơn. Cá nhân Uha thì chỉ cho chúng như là một loại vitamin vậy, có cũng được hoặc cũng chẳng sao nếu không (phương pháp gây nấm) nhưng mình trồng cây trong chậu không chỉ để chúng phát triển mà còn muốn chúng chịu đựng được nhừng xiềng xích mình gông lên chúng vì thế tất cả những phương pháp gì có lợi ích về “mạnh” đều nên dùng cả.
Như bài trước mình nói lão nghệ nhân Kusida Matsuo có bài đăng trong tập san Bonsai Today (không còn nhớ số nhưng đoán là ấn bản năm 1992 gì đó) về cách trông thông đen từ hạt bằng rổ trong 10 năm có chất lượng bằng 20 năm. Ông ta không bao giờ bàn về nấm cộng sinh nhưng phương pháp của ông ta rất hiệu quả (ở Nhật), ỏ ngoài Nhật thì chưa chắc vì môi trường và khí hậu khác biệt nên muốn được thành công như ông ta thì phải hiểu về hệ thai sinh ly (như nấm cộng sinh chẳng hạn). Chính vì lý do đó mà nhiều người gặp nạn bỏ cuộc chơi rồi nói điều không tốt về lão nghệ nhân, nhưng thực sự kinh nghiệm hoặc học chưa tới……. Lý do đó mình thấy các ACE đang trồng thông bên quê nhà cũng nên hiểu một chút về loài nấm nay hầu có thể giúp ích phần nào vì thế mới đề nghị anh Bonhe. Cá nhân Uha học từ kinh nghiệm nhiều hơn nguyên lý cho nên có đôi lúc không thể giải thích được. Vậy chúng ta cùng học trung cho vui chứ.
Bonhe
Bắt đầu bước vào mục hấp dẫn của chủ đề đây! 😉
Phác đồ cơ thể học của nấm M và rễ cây.
EndoM + Rễ cây.
hân bài này thì em nhớ lại trước đây có nghe anh U.ha hay ai đó nói ở đâu đó rễ hình như là rễ thông không có lông mao , nhân vừa rồi em mới thay 1 số cây thông nhỏ và có để ý thì thấy những rễ non đều có 1 lớp lông mịn , em thắc mắc không biết đó là gì cho nên em có chụp mấy hình ở dưới các anh xem xem có phải đó là lông mao của rễ hay không ? và em cũng có để ý thì chỉ ở những đầu rễ non mới có , còn rễ già thì có vẻ nó bị rụng … !?
Một số hình ảnh em nói
Lông mao chắc là Trunghongmon đang muốn nói root hairs. Nên gọi là lông rễ, tại vì long mao có thể có ở con người nữa!
Hầu hết tất cả các loại cây đều có lông rễ, và tùy theo tình trạng đất trồng, nhiệt độ, nước nôi trong đất, và loại cây mà lông rễ có thể thấy bang mắt thường dễ dàng hay phải dùng kính lúp! Bách và thong cũng nằm trong trường hợp trên!
Câu hỏi: thế loại cây nào không có lông rễ? (có thưởng).
TB: đúng ra tôi không định hỏi câu này ở chủ đề này vì định sẽ viết một chủ đề riêng cho hệ rễ trong tương lai gần (có lẽ sau khi chủ đề hiện tại hoàn tất – và cũng phải cám ơn Trunghongmon vừa cho tôi ý tưởng để viết chủ đề về Rễ cây, vì tôi thấy nó quan trọng không kém những chủ đề căn bản như Nắng, Nước, Chất trồng,… mà tôi dã viết trước đây! ) , nhưng vì Trunghongmon nêu câu hỏi ở đây, nên nhân tiện hỏi luôn, vì nấm cộng sinh với rễ liên hệ rất mật thiết với nhau!
[QUOTE=cedric;219359]
Xin đính chính với U.ha là chỉ có Trunghongmon và Huavancuong là có vườn rộng bao la thôi U.ha ơi! Còn mình thì đang ở nhà thuê, chỉ có cái sân thượng bé tẹo, khổ nỗi lại cứ thích nhân giống nên giờ cây cứ để chen chúc không có chỗ cho nó thở luôn!
Cedric có nghĩ thử làm các chân để chậu cao thấp khác nhau, nhằm có thể tang diện tích để chậu cây? Những cây không chịu nắng nhiều, sẽ được để dưới thấp, những cây chịu nắng để trên cao.
Mình có sưu tầm một bài viết về phương pháp trồng thông đen cùa Kusida Matsuo trên một diễn đàn cây cảnh, định đưa lên để mọi người cùng thảo luận thêm, nhưng không biết có phạm quy diễn đàn mình không nên còn lấn cấn. Nếu mọi người đồng ý, mình sẽ mở chủ đề để mọi người tham khảo thêm được không?
Tôi nghĩ đâu có gì trở ngại Cedric!
Rhododenron, Azaleas là tên gọi Đỗ quyên phải không anh Bonhe?
Đúng rồi đó Cedric.
Phác đồ cộng sinh của nấm M và rễ rất dễ hiểu, như vậy EndoM là loại nấm ăn vàm bên trong rễ, còn EctoM là nấm nằm ngoài đầu rễ phải không anh? Rất cám ơn anh đã chia sẻ.
Đúng đó Cedric.
Không có gì đâu bạn.
Theo như hình chụp thì hình như rễ thông cũng có lông mao chứ Trung ha? Theo mình nghĩ chắc nó cũng phải có để hút nước chứ, có điều nó hơi yếu nên cần thêm nấm M để hỗ trợ thêm ?! Cám ơn trung đã chụp hình chia sẻ. (Trung chụp hình nét quá, nhìn rất rõ, đẹp)
Đúng là trong hình Trunghongmon chụp, đó là các lông rễ đó! Để nhận biết đâu là lông rễ, cần phải qua một vài bước nhận xét, nhưng tôi nghĩ là tôi sẽ viết điều này trong chủ đề về Rễ cây trong tương lai.
Bonhe
Uha
Lông mao? Vậy rễ cây có bao nhiêu loại lông? (xin lỗi vốn tiếng Việt của Uha hơi kém).
Rễ thông không có lông… mà phải nói là rễ thông không có lông hút. Sở dĩ nói vậy vì lúc đó bàn bên mục của anh Trung và anh Hứa Văn Cường liên quan đến sự phát triển và cắt tỉa của cây nên mới đem việc rễ thông không có lông (hút) ra. Không biết từ chuyên môn cho lông hút gọi là gì, vậy nhờ các anh đính chính giùm.
Cây thông cây khác lá bản là chỗ có nhịp cầu trao đổi dinh dưỡng giữa lá và rễ (thông khác bách là mạnh rễ, bách mạnh lá). Vì lá thông có nhiệm vụ đi cầy kiếm gạo mang về cho rễ, rễ thổi thành cơm bồi dưỡng cho lá ăn để có sức mà cầy tiếp. Nếu nhịp cầu này bị bế tắc (traffic) hay cắt đứt thì cây cũng đi đong, không như cây lá bản rễ có thể đi hút nước và biến chất dự trữ trong cây để đánh thức những trồi ngủ chỗi dậy.
Nói một cách dễ hiểu (vào trường hơp của vườn anh Trung) cây trong thời kỳ phát triển cần gốc, thân, cành và chi lớn bự thì việc cắt tỉa phải hạn chễ tối đa vì nhịp cầu trao đổi dinh dưỡng cần phải luân chuyển không ngừng nghỉ (cho tới khi cây tới giai đoạn tạo dáng… giai đoạn tạo kim ngắn… giai đoạn đánh thức chồi ngủ…v.v). Khi chúng ta muốn đưa thực phẩn vào dạ dày thì phải nhờ đến răng để nghiền nát, mà răng của thông chính là rễ. Khi đồ ăn đưa vào miệng chúng sẽ nhai.. nhai hoài nhai mãi đến khi nghiền nát thành tinh bột với đem phân phát cho nhân công (lá). Để nhân công lá khỏi đợi lâu vì một ngày làm việc mệt mỏi thì anh nấm mớm kia đâm vô rễ kiếm ăn vô tình kèm theo những chất từ phân, gió và nước giúp sự nghiền nát mau chóng hơn… chứ nếu để chỉ riêng rễ làm việc nghiền tinh bột thì lá vốn đã đói mà đợi lâu mới có ăn… sẽ đuối sức à.
Khi con người chúng ta dồn thực phẩn vô miệng nhiều quá mà răng thì ít hoặc không kịp làm bổn phận nhai nát dễ dẫn đến việc bội thực, thông cũng vậy…. mà phải nói chúng rất dễ bội thực: lá nhiều rễ ít là bội, đồ ăn nhiều mà lá ít cũng bội (quá nhiều phân). Vì lẽ đó rễ thông không có lông hút như cây rụng lá hoặc lá bản là vậy. Không tin cứ thử lấy cây Si, cây Linh Sam ra bức hết lá, tưới nước cho ẩm rồi thì một thời gian chồi ngủ nở bung. Nhưng làm việc này trên cây thông thì cho dù có tưới mỗi ngày cây vẫn chết khô. (có một người làm trong phong lap cho biết nguồn nước hút vào của lá thông nhiều hơn từ rễ nhưng điều này chưa xác thực)
Bonhe
Ban ngày lá của chúng sẽ dùng hết lục diệp tố để hấp thụ ánh quang hợp đưa nguồn năng lượng xuống cất ở hệ rễ,
Cái này thì tôi hiểu. Qua quang hợp của hệ lá, các đường đơn như: glucose, fructose sẽ được tao ra, và những đường đơn này sẽ được chuyển xuống hệ rễ để dự trữ ở dạng đường đa, mà ta gọi là tinh bột (starch).
và vì công việc không ngừng nghỉ nên đêm về hệ rễ mới dùng nguồn năng lượng kiếm được ban ngày (gạo) để đánh tan những dinh dưỡng ở đất thành tinh bột (cơm) rồi ban bố lại cho lá.
Ở đây, tôi nghĩ là U.Ha đã xử dung từ ngữ không đúng rồi! Để tôi nói lại cho rõ: ban đêm, cây sẽ trải qua hiện tượng thở (hô hấp tế bào = cellular respiration). Hô hấp tế bào, mà đầu tiên là giai đoạn glycolysis (phân hủy đường), mà trong đó, tinh bột (starch) sẽ bị thủy giải (hydrolysis) thành các đường đơn (glucose), và đường đơn này sẽ phân giải thành pyruvic acid + 2 phân tử ATP (adenosine triphosphate) (ATP là đơn vị tạo năng lượng cho tế bào để cây có thể hoàn thành các chức năng cần cho sự song của nó). Và khi môi trường có đủ oxygen, pyruvic acid sẽ trải qua hô hấp hiếu khí (aerobic respiration) mà lúc đó sẽ tạo ra tong cộng 38 phân tử ATP cho một đường đơn glucose. Nói về hiệu quả tạo năng lượng, thì quá đạt (người ta tính ra là một xe hơi, chỉ lấy ra được 25% năng lượng để cho xe chạy từ xăng (75% năng lượng từ xăng bị mất qua sự tạo nhiệt!!!)
Trong lúc đó lá sẽ nhận được phần ăn của mình thì cũng chuyển xuống nguồn nước mà chúng hút từ sương đêm cho rễ (khác với các loại cấy lá bản vừa làm vừa ăn).
Cái này thì tôi hoàn toàn không hiểu. Lý do: khi quá trình hô hấp ở rễ cây vào ban đêm, chúng chỉ cần oxygen mà thôi, không cần nước, vì nước sẽ được tạo ra trong quá trình hô hấp như nói ở phần trên.
Người bạn này cho biết lá thông có thể hút lượng nước tương đương hoặc nhiều hơn hệ rễ.
Cài này tôi đồng ý. Lý do, các stoma chỉ nằm ở mặt dưới của lá bản rộng, và qua stoma, các khí CO2, O2 và nước có thể di chuyển qua đó, tùy theo thời điểm nào trong ngày, mà chúng sẽ đi ra, hoặc đi vào trong lá cây qua ngả stoma! Cây lá kim, stoma có thể ở tất cả các mặt, do vậy, nước có thể dễ dàng đi vào!
Và điều đó chứng thực qua nhiều năm áp dụng từ các bậc tiền bối rằng thông & bách có thể bón thêm dinh dưỡng qua hệ lá và quan trọng nhất là chúng đòi hỏi phải có sương đêm (nắng, nước, phân, gió và sương).
Ban ngày, mới cần nước để có thể dung cho quang hợp. Ban đêm, đâu cần dung nước, vì quá trình hô hấp của cây, sẽ tạo ra nước cho bản than chúng! Nhưng tôi đồng ý cây có thể cần hút nước vào ban đêm, khi mà tại các vùng đồi núi, ban ngày khí hậu nóng khô, do vậy các cây song trên đó, sẽ phải đóng stoma lại để tránh mất nước cho cây, ban đêm, các stoma sẽ mở ra, nhằm lấy nước vào cây, và lượng nước lấy vào này sẽ được kết dính vào các chat hữu cơ, ban ngày, khi nước cần cho quang hợp, thì các chat hữu cơ này sẽ giải phóng nước tới các tể bào chloroplast để dung cho quang hợp!!
Uha
i cha anh Bonhe giải thích giống người bạn quá, toàn dùng từ khoa học chuyên môn không. Mỗi khi nghe bạn nói chuyện thì em phải tìm ví dụ để hình dung cho dễ nhớ rồi hỏi bạn có phải vậy không, bạn bảo đúng thì cứ về làm thực tập tiếp.. 🙂
Cái này thì tôi hoàn toàn không hiểu. Lý do: khi quá trình hô hấp ở rễ cây vào ban đêm, chúng chỉ cần oxygen mà thôi, không cần nước, vì nước sẽ được tạo ra trong quá trình hô hấp như nói ở phần trên.
Vấn đề này nói chung tất cả người chơi cây đều không đồng ý nên em hỏi cũng rất kỹ. Bạn dùng từ quá khoa học nên em dùng gạo và cơm cho dễ hiểu. Bạn cho biết riêng về loài bách và thông trong gia đình lá kim thì những lọai này chuyên ăn đêm vì có liên quan đến nấm. Rễ hút nước ban ngày chỉ để duy trì nhựa sống và đủ để nuôi mấy chú nấm còn nguồn nước hút ban đên từ lá chuyển xuống mới là nguồn phụ giúp cho cây đủ mạnh trong sự phát triển vì thế chúng phải hút sương đêm. Bạn cho biết trong phòng lab có máy để đo được những nguồn nước này ở rễ cây do lá chuyển xuống nhiều hơn mà rễ lấy được từ ban ngày. Thú thiệc với anh, nếu hỏi bệnh lý mạng lưới internet thì em trả bài từ a-z chứ về hệ sinh thái của cây cối thì em thua… nhưng cũng ráng vì mê nó quá mà 🙂 Và đây cũng là lý đề nghị anh lập chủ đề này…. còn nhiều đề tài liên quan khác ….
Bonhe
Nếu sương đêm + gió có thể tạo oxy hỗ trợ cho rễ hấp thu tốt hơn không anh?
Như đã nói ở trên, cây bách, thong là loài mà thường song ở vùng núi cao (đèo heo hút gió!), do vậy, ban ngày, khí hậu nóng khô + gió mạnh triền mien, sẽ làm cây rất dễ bị mất nước nếu cây không có cách chống lại sự mất nước qua bốc hơi qua hệ lá! Bởi thế, lá của cây bách, thong là loại lá kim, với diện tích tong thể nhỏ hơn loại cây lá rộng gấp nhiều lần, mặt khác các khí khổng (stoma) của nó được dấu trong khe hở ở một mặt lá (phần trả lời trên, tôi đã đánh máy lộn: các khí khổng không phải là nằm xung quanh lá kim!), và chính vì khe hở nhỏ này mà làm giảm sự bốc hơi qua lá. Ban ngày, các khí khổng này sẽ đóng lại —–> nội bất xuất, ngoại bất nhập!! (tức là khí CO2 cũng sẽ không được cây hút vào từ khí quyển – mà CO2 là khí mà cần để cho cây quang hợp!). Ban đêm, khi khí trời mát hơn, các khí khổng sẽ mở ra, và cây sẽ hút nước (sương mù), oxygen, để từ đó cây có thể trải qua quá trình hô hấp tạo năng lượng (để cây xử dung cho các chức năng khác, cũng như quang hợp sang hôm sau), nước sẽ được dự trữ như tôi đã nói ở trên, để từ đó cây có thể dung cho quang hợp ngày hôm sau!
Câu hỏi (có thưởng): thế cây lấy khí CO2 từ đâu để cho sự quang hợp ban ngày? (như nói ở trên, ban ngày các khí khổng đóng cửa, cho nên sẽ không có khí CO2 đi vào cây!) .. Câu hỏi này đơn giản quá ! 😉
Em thấy cây thông phát triển rất tốt ờ những vùng đồi núi cao, dốc, nhiều sương mù (Đà lạt chẳng hạn), có khi nào cây thông có một cách hấp thu năng lượng đặc biệt nào đó, khác với những loại cây khác không anh (Hi hi, cái này em chỉ liên tưởng qua những gì anh trao đổi với U.ha, mặc dù chưa hiểu hết!)
Hấp thu năng lượng nghĩa là sao Cedric? Ý Cedric là cây không cần quang hợp, mà lấy năng lượng từ một nguồn khác? Từ nấm M? à, tôi nghĩ từ giờ, tôi sẽ nói nấm M là nấm rễ (NR) (vì mycorrhizae = nấm rễ)
[QUOTE=u.ha;219959]
Bạn cho biết riêng về loài bách và thông trong gia đình lá kim thì những lọai này chuyên ăn đêm vì có liên quan đến nấm. Rễ hút nước ban ngày chỉ để duy trì nhựa sống và đủ để nuôi mấy chú nấm còn nguồn nước hút ban đên từ lá chuyển xuống mới là nguồn phụ giúp cho cây đủ mạnh trong sự phát triển vì thế chúng phải hút sương đêm. Bạn cho biết trong phòng lab có máy để đo được những nguồn nước này ở rễ cây do lá chuyển xuống nhiều hơn mà rễ lấy được từ ban ngày.
Tôi nghĩ tôi đã có câu trả lời cho điều thắc mắc của U.Ha ở trên đó! Mặt khác, khi thong, bách song ở đồi núi (triền dốc), hệ rễ của chúng sẽ rất nông (vì phía dưới là đá núi, rễ cây không thể đâm xuống, nên phải mọc ngang) và lúc này, nguồn nước cho rễ sẽ rất hạn chế (một phần khi nước mưa xuống, nước mưa sẽ khuynh hướng chảy xuống thấp trên bề mặt, không có cơ hội để thấm sâu vào long đất —–> chinh vì điều này, mà NR thật là cần thiết!
Đúng là như bạn nói, nhưng khi nhiệt độ không khí nóng dần lên, các khí khổng sẽ đóng lại, vậy CO2 lúc đó lấy ở đâu ra?
Ý em là cây thông (cây lá kim) có thể quang hợp theo một cách khác với cây thông thường đó anh. Vì theo như nhận xét của U.ha thì lá thông quang hợp vào ban ngày nhưng chỉ dự trữ dưỡng chất, để đến đêm mới hoạt động vận chuyển đến các phần còn lại của cây, nên em có suy nghĩ như vậy.
Cây nào cũng thế, quang hợp bao giờ cũng như nhau cả! không có sự khác biệt ở đây! Quang hợp là gì? Là quá trình tạo carbonhydate (đường, mà sau đó, cây lại qua một loạt các phản ứng khác để chuyển đường thành tinh bột- starch, mà sẽ được dự trữ hầu hết tại hệ rễ) và Oxygen từ khí CO2 và nước qua năng lượng thu được từ mặt trời! Năng lượng mặt trời được cây thu thập qua sắc tố chlorophyll a và b nằm trong các chloroplast (giống như các cục pin trong máy tính dùng năng lượng mặt trời vậy). Và năng lượng này sẽ được dùng cho quang hợp! Nếu không có ánh nắng mặt trời, sẽ không có sự quang hợp ngoài tự nhiên! Chính vì điều này, nấm nằm trong long đất sẽ không có sự quang hợp, và do vậy, nguồn năng lượng để nuôi nấm song, chắc chắn phải do cây cối cung cấp!
nhưng ban ngày các khí khổng của lá thông đóng thì làm sao không khí thấm vào được Hana? Đúng là câu hỏi này không dễ chút nào!
Có muốn câu trả lời chưa Cedric? 😉
Thế còn nhóm cây nào không có lông rễ?
Bonhe
Nhóm lá kim không có lông rễ phải không anh?
Có một vài người nghĩ là cây lá kim, đặc biệt là thông, không có lông rễ! Thật sự ra, cây nào cũng có lông rễ cả, chỉ trừ vài loại cây mà tôi đang hỏi thôi. Thông sở dĩ họ nói là không có lông rễ, vì thông dựa quá nhiều vào NR (trong điều kiện môi trường đất xung quanh, không thích hợp cho sự phát triển của thông – lúc này, NR sẽ là nhân vật chủ yếu để cung cấp nước cũng như chất dinh dưỡng cho thông – tôi sẽ nói rõ hơn về điều này trong khúc sau của chủ đề này!). Và NR chính là thủ phạm làm các lông rễ của thông hay những cây mà NR sinh sôi nảy nở quá mạnh, không thể phát triển được. Đó là lý do tại sao người ta không thấy được lông rễ trên cây! NR mặc dù ức chế sự phát triển của lông rễ, nhưng bù lại, nó làm tăng sự phát triển của các rễ ngắn (short roots), và đó cũng là điều lợi cho sự hấp thu nước và dưỡng chất cho cây.
Câu hỏi khi lá đóng khí khổng thì khí C02 được lấy từ đâu, em vẫn chưa nghĩ ra,nhưng để xem còn anh em nào đoán được không đã chứ anh!
Vậy thì đợi thêm nhé.
khí khổng sẽ không bao giờ mở khi nhiệt độ bên ngoài còn quá nóng! Do vậy, không có trường hợp nó sẽ mở ra để cây thoát hơi nước! (điều này sẽ làm cho cây mất nước nhiều hơn —-> không tốt cho cây!)
Bonhe
Thế cây cối và NR được lợi ra sao qua sống cộng sinh?
* Đối với cây:
1. Hấp thụ nước qua hệ rễ được tăng lên.
2. Hấp thụ khoáng chat qua hệ rễ được tang lên.
3. Tăng sức chống chọi cho cây với các stress (môi trường, vật thể gây bệnh)
* Đối với NR:
Được nhận đường đơn (như glucose hay fructose). Đường đơn là nguồn năng lượng cho NR có thể sinh sôi nảy nở.
Sẽ diễn giải những điều vừa nói ở trên ngay khi có thời gian, để các bạn có thể hiểu tường tận hơn.
À, câu hỏi kế: ” Tại sao NR phải dựa vào cây để có được nguồn năng lượng cho chúng? Hỏi rõ hơn: tại sao NR không thể tự tạo được nguồn năng lượng cho riêng mình, mà phải sống cộng sinh với cây cối?”
NR được xem như là người đứng trung gian giữa cây và đất! Rễ cây nếu không có NR sống chung, thì nó khó có thể vươn tới những vùng xa, sâu, nhỏ hẹp (rễ cây tương đối lớn so với các khe nhỏ li ti ở trên mặt đá núi chẳng hạn). NR khi dính bao xung quanh rễ, sẽ tạo ra một màng lưới rộng có thể bao trùm một vùng khá xa thân cây, và chúng sẽ ăn luồn vào các hang cùng ngõ hẽm để lấy nước và khoáng chất từ lòng đất. Người ta thấy là NR có thể làm tăng diện tích rễ tương đối lên đến vài ngàn lần (so với cây không có NR)
Đây là tính chất tốt của NR, nhất là cho những cây sống trên vùng núi cao (trên núi cao, đất bề mặt sẽ không có nhiều như vùng đồng bằng, do vậy, nguồn nước và khoáng chất trong đất thật là hạn chế) như bách, thông ; hoặc cho những cây sống ở vùng khô cằn nắng nóng (sa mạc Mojave chẳng hạn, với cây bách California) nơi mà lượng nước mưa hàng năm rất thấp!
Về cơ bản thì 2 loại này chắc chắn khác nhau , 1 cái là tự nhiên , 1 cái do con người đặt để phối trộn cho nên khó nói chính xác . Nhưng trong đất thì chắc chắn rẳng nó bị ảnh hưởng nhiều cái khác như : côn trùng , sinh vật … và độ xốp , chua ( acid do mưa )… và nó mát do với tiết diện rộng so với chậu nông ( như strager nói ở trên)
[B]
Đúng rồi Trunghongmon. Còn khác nhau ra sao nữa không vậy?
Môi trường nào thích hợp cho cây hơn ?
Câu này cũng khá rộng đây ,( ở đây em sẽ nói với cây thông) môi trường như em nói ở trên thì cũng tùy thuộc vào cách pha trộn đất ra sao chất trồng bao gồm gì gì nữa anh ,
Không hẳn là cây thong đâu, mà bất cứ cây nào cũng vậy cả!
Cách pha đất coi như là đúng cách, tức là đất có độ thông thoáng, thoát nước và giữ ẩm tốt.
nhưng nếu ở dưới đất mà nếu ở khu vực em đang ở thì còn ảnh hưởng vào khu vực
Hoàn toàn đồng ý.
, nơi em đất sét cho nên kém thoát nước nó sẽ khác ở cao nguyên hay 1 khu vực đất pha các khác cho dù nơi em ở đã được pha trộn thêm cát nhưng ở phần sâu dưới vẫn là đất sét ( kém thoát nước , giữ nước kinh khủng ) thì em tóm lại nếu trồng nơi em ở trồng trong chậu cây phát triển vẫn tốt hơn trồng trong đất .( cái này do đã làm qua thực tế nên mới có nhận định như vậy .)
Cám ơn lời nhận xét! Rất có thể đúng đấy.
Còn nếu nói cho cây lá bản thì dưới đất bao giờ cũng tốt hơn trong chậu
Thứ nhất : nhà rộng thì mát , nhà mát thì sức khỏe tốt và ngược lại
Cũng chưa chắc đúng đâu à! Nhà rộng trên vùng lạnh, vào mùa đông, nếu không để sưởi đúng độ, trong nhà sẽ lạnh nhiều và điều này có thể dẫn đến viêm phổi ở những ai già yếu! Hihi, nói chung là tùy vùng sống mà sự việc sẽ khác nhau thôi!
Tại vì Trunghongmon nói vậy, bây giờ tôi hỏi bạn là: thế tại sao cây lá kim lại không sống tốt ở dưới đất hơn trong chậu?
(loại bỏ trường hợp đất vùng nhà bạn đi nhé), hoặc giả là tại sao cây lá bản lại sống tốt khi trồng dưới đất ở vùng nhà bạn? (tại sao cây thong không tốt khi trồng dưới đất nơi bạn ở mà cây lá bản lại tốt?
ơ đồ cho thấy sự liên hệ mật thiết giữa NR và cây.
Đất trong chậu bonsai so với đất không phải trong chậu (tức là trong lòng đất), khác nhau ra sao?
Hai loại khác nhau hoàn toàn.
* Chất trồng trong chậu là do con người tự pha chế theo một công thức nào đó mà nghĩ là tốt cho chủng loại cây mà mình trồng. Chất trồng này bắt buộc phải sao cho thoát nước, giữ ẩm và chất dinh dưỡng cũng như thoáng khí! Đó là đặc tính mà chất trồng trong chậu cần để giúp cho cây được phát triển tốt trong điều kiện môi trường hạn hẹp (trong chậu).
* Đất trong lòng đất, có thể là tự nhiên hoàn toàn, mà cũng có thể là do con người tạo ra! Tại sao lại có thể do con người tạo ra? Để xây nhà trên những vùng đất chưa từng có ai xây nhà trước đây, nhà xây dựng phải san bằng đất, và đầm đất xuống cho chặt để có thể chịu đựng các công trình xây dựng, sau đó, tùy nơi, nhà xây dựng còn xúc đất đá từ nơi khác để đổ lên lớp bề mặt, và dùng máy để đầm nó xuống nữa. Thành ra, cuối cùng, đất của khu nhà mới toàn là đá cục to, lẫn với đất sét và đá răm (mục đích của nhà xây dựng là làm cho đất được ổn định, không bị lún). Môi trường đất này, làm sao mà cây có thể mọc tốt cho được! Người mua nhà, muốn trồng cây, bắt buộc phải cải tạo đất từng phần, cục diện (tức là muốn trồng cây nơi nào, thì đào hố nơi đó, rồi cho đá cuội ở đáy hố, rồi trộn peat moss với potting soil, rải xung quanh hố, sau đó mới đặt cây vào). ). Đất tự nhiên có đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cây phát triển tốt không? Không! Lý do: theo thời gian, các dưỡng chất trong đất đã bị các cây cối lấy hết, mặt khác, do mưa là xói mòn dần. Dù sao, khi lá cây hay gỗ mục rụng xuống, chúng sẽ bị phân hủy, và từ đó sẽ cung cấp nguồn dưỡng chất cho cây tiếp tục phát triển.! Để có thể tăng thêm chất dinh dưỡng cho cây, con người phải biết xử dụng các phương tiện để làm tăng dưỡng chất cho đất, thí dụ: trồng xen kẽ các loại cây mà có thể lấy đạm (Nitrogen) từ không khí (các cây thuộc loài đậu) mùa này, mùa kia sẽ trồng cây chính; hay phải cung cấp phân bón cho đất thường xuyên.
Thế còn độ thông thoáng của đất trong lòng đất thì sao? Hoàn toàn không thể nào tốt so với chất trồng trong chậu (đã giải thích ở trên). Trường hợp của Trunghongmon cũng là một ví dụ!
Môi trường nào thich hợp cho cây hơn? Cần giải thích để chứng minh cho câu trả lời.
Nếu so về môi trường phát triển cho cây, thì nuôi trồng cây trong chậu, không thể nào tốt so với trồng cây trong đất! Lý do như Stranger đã nói: trong chậu, diện tích quá chật hẹp cho rễ cây, do vậy rễ cây sẽ chịu nhiều áp lực từ môi trường khí xung quanh (nóng, hay lạnh). Chất trồng sẽ có nhiệt độ không ổn định! Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây (làm cây phát triển chậm lại, thậm chí có thể chết cây).
Như vậy, trồng cây trong chậu hay trồng ngoài chậu, các bạn chọn cách nào? Tôi đoan chắc là 100% các người yêu bonsai sẽ nói: trồng trong chậu! 😉 Vì nếu trồng ngoài chậu, thì hóa ra mình đâu được gọi là chơi bonsai nữa! Trồng cây trong chậu có ưu điểm:
– Có thể kiểm soát được chất trồng dễ dàng.
– Dễ di chuyển cây (khi muốn đem trưng bày ở một nơi nào đó chẳng hạn – Lịch sử bonsai cũng bắt nguồn từ việc người có cây cảnh muốn chưng cây trong nhà, hay tại các nơi công cộng, cho nên họ nghĩ ra cách trồng cây trong chậu.)
– Có thể kiểm tra và xử lý bệnh lý cây dễ dàng.
– Với điều kiện nuôi trồng tốt, cây có thể sống vài trăm năm dể dàng!
– Có thể đưa những cây mình yêu thích từ rừng núi xa xôi về vườn của mình, để có thể nhìn ngắm nó hàng ngày! Cái này U.Ha rành nè! 😉
– Chất lượng cây sẽ tốt hơn nhiều. Theo tôi, điểm này là cái xứng đáng nhất để trồng cây trong chậu!
Thế nhưng, với môi trường trong chậu không ổn định như vậy, làm sao cây có thể sống tốt? Có vài cách, trong đó, tự nhiên nhất đó là phải nhờ đến bàn tay phù thủy của NR
Bonhe
Hà hà, mấy bữa nay đêm nào cũng nằm vắt tay lên trán mà không tìm ra giải thích hợp lý cái vụ khí khổng này! Cứ theo lý thuyết thì chắc chắn ban ngày cây phải quang hợp qua bộ lá để sống, nhưng nếu các khí khổng đóng thì C02 vô đường nào? Em nghĩ nó phải có đường vào không qua cửa khí khổng, hoặc có thể bộ lá nó sẽ dự trữ C02 ở đâu đó,
Hihi, Đúng đó Cedric. CO2 đã được dự trữ đâu đó trong cây vào ban đêm, để ban ngày, CO2 này sẽ được lá xử dung để tạo năng lượng cho cây! Các bạn có nhớ quá trình hô hấp của cây vào ban đêm, cây sẽ xử dụng đường đơn (gluccose, fructose) để kết hợp với oxygen, tạo ra CO2 và nước? Trong quá trình này, sẽ sản sinh ra năng lượng, được cây dùng cho các quá trình sản sinh, tái tạo men, v.v… Chính CO2 được tạo ra này, sẽ được cây chuyên chở đến hệ lá để chờ cho sự quang hợp vào ngày hôm sau, khi mặt trời mọc!
Nhờ Trunghongmon tặng Cedric một phần thưởng nhé! Cám ơn.
Còn câu hỏi loại cây nào không có lông hút, em nghĩ rễ các loại phong lan không có lông hút, vậy có đúng không anh?
Haha, đúng rồi Cedric! Bạn lại được thêm một phần thưởng nữa!
Thế còn loại cây nào khác mà không có lông rễ?
Em xin trả lời câu này nhe : Thời gian đầu sau khi cắt rễ, lượng nước và dưỡng chất vẫn còn dự trữ ở gốc rễ nên đủ để nuôi cây. Tuy nhiên cũng nên tỉa bớt cành nhánh của cây để giảm bớt lượng tiêu thụ
Đúng rồi Cedric.
Còn khi rễ đã bị cắt tỉa thì cây hút nước qua cơ chế mao dẫn (giống như sợi bấc tim đèn dầu), hi hi, hy vọng trúng được đáp án.
Cedric có thể giải thích nhiều hơn được không? Tôi chưa hiểu chỗ này!
Nếu như vậy thì các loại cây trồng trong chậu đều cần sự hỗ trợ của NR phải không anh? .
Hoàn toàn đúng Cedric!
Vậy cho em hỏi làm cách nào để nhận biết cây có được NR và môi trường nào để NR phát triển?
Câu hỏi này sẽ được trả lời ở phần sau của chủ đề này.
Uha
Vấn đề này hơi dông dài, để em cố vắn tắt cho dễ hiểu nhe; tất cả là kinh nghiệm đúc kết chứ không thể giải thích theo khoa học như anh Bonhe được.
Hổi xửa khi mới bước vô môm chơi nghe thầy giảng bài về cây thông cây bách (ở đây nói thông cho phổ biến) qua cách nhìn lá để biết thời kỳ khi nào làm việc gì ở trên hay dưới….v.v.
Theo dõi cây thông khi nào mọc chồi, chồi thành nến và nến biến sắc (lớp lụa từ trắng thành xanh) thành lá, lá bung ra theo 4-5 thời kỳ (stage) và nhìn theo góc độ nghiêng của lá để biết khi nào lá đã trưởng thành để biết lá có thể làm việc hấp thụ (ánh sáng và sương nước), hoặc khi nào hệ lá bắn tín hiệu cho rễ phát triển để mình có thể cắt tỉa rễ. Để biết lá thông đã trưởng thành hay chưa thì góc bung của nó phải từ 45 độ trở lên hoặc rờ đâu kim coi nó cứng và sắc hày mềm. (vấn đề này liên quan đến cắt tỉa hệ trên và dưới của cây thông, khi nào có dịp sẽ mở chủ đề).
Tuy nhiên không phải trong vươn mình đều có cây cùng giai đoạn để áp dụng phương thức trên (trừ vườn anh Trung). Đa số những cây của tôi có thể là vừa mua lại hay phải đổi đi nên phải làm việc trái thời kỳ vì thế mình phải thay đổi càn khôn cho chúng. Tất cả các loại cây, đặc biệt là lá kim một khi đã đụng đến rễ thì sẽ bị hôn mê một thời gian và tùy theo đặc tính của mỗi loại cây bình phục nhanh hay chậm (hệ rễ) nên cần nước để duy trì nhựa sống là rất quan trọng. Đặt trường hợp một cây có nhiều tàn đến trăm chóp lá thì sự bốc hơi nước và việc cần nước để nuôi lá khá cao đó là lý do tại sao với một số cây khi tỉa rễ họ tỉa bớt luôn lá để duy trì lượng nước. Nhưng không thể làm việc đó với thông và bách; tỉa rễ mà cắt lá là chết chắc, phải nhớ rằng thông mạnh rễ, bách mạnh tàn. Vì cây thông khi rễ mạnh, anh cắt trên là hệ rễ phát tín hiêu cho nó đâm chồi mới. Còn với bách (juniper nói chung) ba năm trong chậu chưa chắc đã mọc được mấy cọn rễ vì tàn lá của nó có thể hấp thụ tinh hoa nhật nguyện nuôi cây không thua gi rễ (bài học này em đã trả giá khi đi đào cây thấy người ta cắt bớt là mình làm theo về trồng phần trăm sống kém thua nếu mình tối thiểu việc cắt lá)
Như em đã từng nói ở các đề tài khác cây thông và bách phải cần gió và sương để phát triển mạnh điều đó cho thấy hệ lá của chúng không những bốc hơi nước nhưng cũng hấp thụ nước. Đặc biệt khi thay đất sang chậu mà phải cắt tỉa rễ thì cho dù anh có tưới ngày trăm lần cũng vô dụng vì rễ đã bị hôn mê không hô hấp được nên chúng ta phải chuyển qua hệ lá bồi bổ cho chúng tróng lành, đó là lý do tại sao em hay chọn mùa mưa để thay đất vì không muốn mất công phải tạo mưa nhân tạo nếu không đúng mùa mưa. Đôi khi những trường hợp không theo ý muốn phải thay trái mùa thì em gắn hệ thống phun sương (hay mưa) nhân tạo để phun 2-3 lần mỗi ngày trong 10 ngày hoặc có người kỹ hơn thì cả tháng. (Ngoài lề, Kimura là bậc thầy nên em cũng là một trong những người sưu tầm các kỹ thuật của ông ta, tình cờ trong một đoạn clip nói tiếng Nhật và được một người bạn Nhật đồng nghiệp dịch nôm la giùm là sở dĩ ổng chọn mua Thu thay đất cho các masterpiece “tuyệt phẩm” vì khí hậu nơi ông ta vào Thu có lượng sương đêm rất cao để cho lá cây quân bình lại).
Về vấn đề úng rễ nếu thay đất mùa mưa và gặp mưa lớn hoặc tưới quá nhiều thì xin lỗi anh người đó chưa thông hiểu về cách chọn chất trồng. Vấn đề này rất liên quan với sự phát triển của Nấm Rễ và em vẫn đang đợi anh Bonhe viết tới gian đoạn đó. Đất của em pha cho tất cả các loại cây (lá bản lá kim) có phân chia tỷ lệ khác nhau nhưng anh có tưới trăm lần mỗi ngày cũng không bị thúi rễ; đất chỉ duy trì độ ẩm (nhanh lẹ) chứ không đọng nước… rễ cây và nấm rễ sẽ chết ngọp nếu đất không thoáng chứ chết khô thì rất ít. Anh hãy thử thí nghiệp xem sao nhé; dùng một cây linh sam và mai vàng (là hai loại kén và cần nước), loại bỏ các chất hữu cơ thế vào hoàn toàn vô cơ; dùng gạch ống đập nát, cát hạt lớn, đất sét cao nguyên sàng hạt, chộn theo tỷ lệ để có độ ẩm (muốn ẩm nhiều thêm đất xét, muốn khô mau thêm gạch), tươi nước mỗi ngày, bón phân mỗi tuần xem cây phát triên sao nhé. (đất sét càng sốp càn tốt, dùng tay mà vò bể thấy những hạt cát lí tí là quá tuyệt khỏi tốn tiền mua Akadama làm gì)
khoảng thời gian đầu này, làm sao cây có thể sống được, nếu rễ cây không hút nước tốt?
Sau khi cắt rễ cây, chắc chắn trong một khoảng thời gian, hệ rễ cây sẽ không thể có chức năng như lúc trước. Làm sao cây có thể sống sót cho đến khi hệ rễ có thể phục hồi chức năng hút nước của nó? Khoảng thời gian này, có thể gọi là “khoảng ngặt nghèo” (critical period- không biết nói tiếng VN là gì cho nó hay hơn). Cây sống hay chết là ở khoảng này! Vượt qua được khoảng này, coi như thành công của người thay đất cắt rễ cho cây. Ngay khi hệ rễ đã bị cắt tỉa, sự hút nước sẽ không còn hoàn hảo như trước. Lúc này, cây sẽ bị mất nước trầm trọng nếu cây không biết thích nghi với hoàn cảnh hiện tại. Cây sẽ tự động đóng tất cả các khí khổng (stomata) của nó nhằm làm tránh mất nước không cần thiết! Khí khổng mở là một tác nhân giúp cho lượng nước từ các mạch dẫn trong hệ rễ, có thể kéo lên phía trên hệ lá! Khi khí khổng đóng, sự luân chuyển của nước từ dưới hệ rễ lên hệ lá sẽ rất hạn chế do các ống bơm ở hệ rễ hoạt động không hiệu quả bằng lực hút của sự bốc hơi qua hệ lá (tôi sẽ nói rõ hơn về vấn đề này trong chủ đề về hệ rễ). Khí khổng sẽ đóng lại khi nhiệt độ môi trường bên ngoài nóng, khô, hay có gió! (Nóng, khô, và gió là các tác nhân mà sẽ làm tăng sự bốc hơi nước qua các khí khổng). Chính vì điều này, sau khi cắt rễ cây, cây cần được để trong chỗ mát (không có ánh nắng trời), ẩm và kín gió! Làm sao để môi trường ẩm? Mưa (thiên nhiên) hay nhân tạo (đặt các đầu phun sương nước). Với điều kiện thuận lơi như vậy, khí khổng sẽ mở để có sự bốc hơi, và chính sự bốc hơi này sẽ giúp kéo nước từ trong chất trồng qua hệ rễ đang bị tổn thương do cắt rễ, để từ đó kéo lên hệ lá. Điều này làm cho áp lực trong lòng các ống dẫn luôn căng tốt —-> cây không bị xìu. Cây đủ nước là một yếu tố quan trọng để cây có thể thoát qua “khoảng ngặt nghèo” trong khi chờ hệ rễ hồi phục hoàn toàn.
Đó là lý do tại sao, việc thay đất, cắt rễ cho cây nên làm khi thời tiết mát dịu, it gió, và làm cây trong chỗ mát. Sau khi hoàn tất việc thay chậu, chậu cây mới làm này cần để trong chỗ mát, kín gió, và có độ ẩm tốt (cần mưa tự nhiên, hay mưa nhân tạo là vì thế!)
NR có giúp gì cho cây trong giai đoạn này không? Chắc chắc có. Nếu chất trồng có NR, NR sẽ lập tức phát triển mạnh, để giúp cho hệ rễ có thể hút nước hiệu quả qua việc làm lành các vết cắt, đồng thời làm tăng sự phát triển các nhánh rễ pha
Em nghĩ khi có NR hỗ trợ các chóp rễ hút nước và dưỡng chất tạo nên nhựa nguyên,đủ để qua các ống dẫn (xylem) chuyển lên hệ lá.
Đúng rồi Cedric.
Lúc này các khí khổng của lá vẫn đóng, nhưng do nhựa nguyên được vận chuyển đầy đủ tới hệ lá, do đó sẽ kích thích các khí khổng mở ra để hấp thu.
Không đúng! Khí khổng mở ra —–> thoát nước qua bốc hơi qua khí khổng —-> tạo áp lực thấp nơi vùng hệ lá —–> dịch sẽ được chuyển vận từ nơi áp lực cao (vùng rễ) tới nơi áp lực thấp (hệ lá).
NR kích thích khí khổng mở cửa ngay cả khi môi trường khí hậu không thích hợp (dĩ nhiên trong một khoảng nhiệt độ nào đó (sẽ nói rõ hơn ở phần dưới của chủ đề)
Bonhe
Như Strager và Cedric đã trả lời câu hỏi. Đúng là như vậy. Ngoài ra, do cây lá kim trong thiên nhiên, thường sống ở vùng núi cao, do vậy, rất nhiều nắng, gió, nhiệt độ ban ngày nóng, ban đêm lạnh, do thế cây lá kim (ở đây nói về bách, thông) cần phải biến đổi cấu trúc lá để có thể phù hợp với môi trường sống của chúng!
+Với gió mạnh, bản lá nhỏ xíu như bách, thông, sẽ làm giảm lực cản gió —–> cây khó bị quật ngã!
+ Với lượng nắng hầu như là suốt ngày, hay nếu cây sống bên một sườn núi, mặc dầu nắng không suốt ngày, nhưng năng lượng mặt trời rọi vào hệ lá cũng sẽ rất lớn, do vậy cây bách, thông với lá nhỏ xíu, cũng sẽ làm giảm tác động của sức nóng mặt trời tới bề mặt lá.
Lần viết tới, tôi sẽ bàn về quote của U.Ha về vấn đề: ” hệ lá của cây bách có thể hút nước ?!” Và nói sâu hơn về ảnh hưởng của NR tới các cây lá kim ra sao?
rước khi nói tiếp đề tài này, cần phải nói qua về sự vận chuyển của nước qua cây ra sao.
Nước từ môi trường bên ngoài, hầu hết là sẽ thâm nhập vào cây qua hệ rễ. Nước trong đất trồng, sẽ được hút vào cây qua hệ rễ; sau đó, nước sẽ được vận chuyển lên phía trên hệ lá qua mạch dẫn có tên là xylem. Khi nước lên hệ lá, nó sẽ được dùng cho sự quang hợp, đồng thời một lượng lớn nước sẽ được thoát qua ngoài khí trời qua ngã các khí khổng (stomata) ở hệ lá. Hoàn tất chu trình di chuyển nước từ khí trời —-> rễ cây —-> lá cây —–> khí trời.
Thế tại sao nước có thể di chuyển từ dưới thấp ( ở hệ rễ) lên trên cao (hệ lá)? Sự di chuyển của nước từ nơi thấp lên chỗ cao, là ngược với chiều trọng lực của trái đất! Cơ chế để nước có thể di chuyển lên vùng cao là do sự bốc hơi nước qua hệ lá! Khi nước bốc hơi qua hệ lá qua ngã các khí khổng (mở ra), nó sẽ tạo một áp lực âm nơi vùng mạch dẫn nơi hệ lá, và chính áp lực âm này sẽ kéo nước di chuyển từ vùng thấp lên vùng cao. Mà, khí khổng hầu như chỉ mở cổng vào ban ngày mà thôi ( để lấy khí CO2 từ khí trời vào trong lá cây, cho sự quang hợp). Do vậy, hầu như lượng nước lớn di chuyển từ rễ lên lá là xảy ra vào ban ngày. Ban đêm, khí khổng sẽ đóng cửa, nhằm hạn chế sự mất nước của cây không cần thiết (vì ban đêm đâu có quang hợp, do vậy, cây đâu cần nước di chuyển từ thấp lên cao làm gì, vì khi muốn di chuyển như vậy, cây cũng sẽ chịu mất lượng lớn nước qua sự bốc hơi qua hệ lá như nói ở trên. Thế ban đêm, nước có thể di chuyển từ hệ rễ lên phía trên thân không? Có, nhưng phải nhờ các bơm sinh học (nghĩa là phải cần năng lượng ATP để các bơm này làm việc). Các bơm này, bơm nước không mạnh như là áp lực âm của khí khổng mở vào ban ngày. Do vậy, nước chỉ có thể di chuyển một khoảng ngắn.
Thế tại sao tại hệ rễ, áp lực trong mạch dẫn xylem lại cao? (để có thể đẩy nước từ hệ rễ lên hệ lá nơi có áp lực âm do lá bốc hơi nước). Đó là do các khoáng chất được hệ rễ hấp thu từ môi trường đất trồng xung quanh, và kèm theo là nước sẽ thẩm thấu theo các khoáng chất này. Do thế, áp lực nơi đây sẽ cao hơn phía trên hệ lá. NR là một tác nhân quan trọng giúp cho hệ rễ tại khâu này.
Nước từ không khí, có thể thâm nhập vào cây qua hệ lá được không vậy? Trong vài loại cây, các nhà nghiên cứu thấy là hệ lá có khả năng hấp thu nước từ môi trường xung quanh, nhưng rất hạn chế. Lý do: lá cây, trên bề mặt ngoài cùng của nó, có một lớp sừng (cuticle). Lớp sừng này tạo một vỏ bọc cứng cho lá cây, từ đó lá cây khó bị dập nát, cũng như làm hàng rào cản không cho nước thoát ra ngoài từ các mạch dẫn (nếu nước mà thoát ra ngoài thoải mái, chắc chắn cây sẽ không thể sống nổi sau một ngày nắng nóng! Lớp cuticle này, có thể được xem như là lớp sừng trên bề mặt da của con người vậy! Nếu ta bị bỏng (phỏng), lớp sừng da bề mặt sẽ bị mất đi do nhiệt độ nóng —-> cơ thể sẽ bị mất nước qua vết bỏng, nếu bỏng diện lớn, sự mất nước này sẽ rất nặng, có thể dẫn đến tình trạng choáng (shock), mà nếu không điều trị kịp thời và hiệu quả, có thể dẫn đến suy thận cấp tính, cũng như các nguy hại khác do sự cô đặc máu, có thể dẫn đến tử vong! Nói đến đây, ta có thể so sánh khí khổng (stomata) giống như các tuyển mồ hôi trên da của người. Khí khổng khi mở ra sẽ làm nước bốc hơi, và điều này sẽ dẫn đến giảm nhiệt độ trong lá cây (tức là làm mát cây), giống như khi trời nóng, ta toát mồ hôi nhiều (vì sẽ làm giảm nhiệt độ trong cơ thể).
Quay trở lại lớp sừng trên mặt lá, lớp sừng này có tính chống nước (hydrophobia), nhưng lại chịu mỡ (lipophylia). Do vậy, nước rất khó mà thấm qua được hệ lá! Thế nước có thể thấm vào lá qua ngã khí khổng? Rất khó thể xảy ra. Lý do: khi khí khổng mở, áp lực bên trong ống mạch dẫn vẫn cao hơn áp lực ẩm bên ngoài khí quyển, và điều này đã ngăn chặn nước không thể vào lá qua ngã khí khổng; mặt khác, khi áp lực âm trong mạch dẫn xảy ra do nước bốc hơi, mặc dù lúc đó hệ lá có thể đầy nước trên bề mặt, nhưng nước khó mà lọt vào khí khổng do sức căng bề mặt tại miệng khí khổng quá lớn! Các bạn có thể làm một thi nghiệm nho nhỏ như sau: dùng một bình với miệng bình nhỏ thật nhỏ, sau đó thử chế nước từ ngoài vào trong binh xem nước có vào trong bình dễ dàng không?)
Theo nguồn thông tin mà tôi có được, các nhà khoa học ở University ò Berkeley thấy là cây red wood ở phía bắc California là có khả năng thấm nước qua hệ lá khi mà lượng nước mưa vào mùa hè gần như là không có, nhưng đêm thì nhiều sương mù, ẩm thấp, và chính nhờ hệ lá có thể thấm nước (dù khó khăn), để cây có thể sống sót qua mùa hè. Dù sao, người ta thấy là nếu cây bị mất nước nhiều quá, bề mặt lá sẽ co lại, và điều này sẽ chống khả năng thấm nước qua hệ lá! Với các loại cây khác, tôi không thể nào tìm được thông tin về điều này, nhưng theo về sinh vật lý, nước không thể nào thấm qua lá được! Lần viết tới, tôi sẽ viết đặc biệt thông tin về bách (juniper) ở Cali và các vùng phụ cận, và sẽ cho thấy tại sao các cây bách vùng này có thể chịu hạn tốt.
ự bốc hơi nước qua khí khổng của hệ lá sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:
1. Nhiệt độ của:
* Đất xung quanh hệ rễ.
* Không khí xung quanh hệ lá.
2. Độ ẩm của:
* Đất xung quanh hệ rễ.
* Không khí xung quanh hệ lá.
3. Gió.
4. Ánh sáng trời (hay nhân tạo nếu trồng cây thủy canh trong nhà)
Bonhe
TB: sẽ lần lượt triển khai thông tin nhiều hơn về những điểm tôi vừa nêu phía trên!
Khi xử dụng các loại NR bán ngoài tiệm, cần phải biết loại đó có phù hợp với cây mình định xài không? cách cho NR vào chất trồng cũng quan trọng không kém. Ngoài ra, tính chất của chất trồng cũng như phân bón cũng ảnh hưởng không ít đến sự phát triển của NR.
Lý do tại sao phải dùng lá thông già, mà không là lá thông trẻ? Tại sao không dùng lá cây khác thay vì lá thông?
Là đậu phụng đó anh trung, cái thứ này nó mạnh hơn quỷ. Hễ cứ tụi sóc bới đất mang giấi đậu (không hiểu sao chúng làm vậy) mà mình quên lượm đậu ra thì y như rằng sẽ có cây đậu mọc lên, nếu tốm cổ nhổ lên là nguyên đám đất theo nên chỉ cắt. Cái vô tình này thúc cây thông lá vàng thành mạng khoẻ nên sau đó mình thí nghiệm trồng đậu vào chất trồng của thông đợi cây đậu lớn sắp trổ bông thì căn đúng thời điểm cắt đậu độ một hai tuần rồi trồng thông. Hiệu quá rất thú vị mà khó hiểu.
Vì từng coi trên youtube nói nr ngoài thiên nhiên khi đâm bông chúng sẽ phóng phấn nên trên không gặp đâu bám đó và tới khi gặp biến cố rớt xuống đất gặp tối sẽ sanh con đẻ cai nên em nghĩ lá thông sẽ là nơi phấn nấm bám nhiều nhất vì nấm mẹ ở dưới đất phun lên. Còn sao phải dùng lá thông già vì em chỉ cắt bỏ lá thông già, cắt lá trẻ hư cây em sao 🙂
6/12/2013
Anh Ninh, vấn đề này em không rõ vì em chỉ tình cờ mà gặp may thôi anh. Để kể đầu đuôi câu chuyện anh nghe. Em có một cây thông bị lá vàng, đặc biệt chiếu cố nhiều cũng không mạnh, dùng đủ mọi thuốc bổ, dùng mọi cách mà em thu lượm được từ khi chơi thông, cây không chết nhưng chỉ vàng lá và không đâm chồi nên 2 năm chỉ ngồi ngó. Chán quá thẩy kệ nó, thấy lũ sóc bới đất cũng kệ, rồi thì đậu mọc lên cũng kệ vì thường em nhổ cỏ mỗi tuần trước khi cỏ lớn. Một thời gian cây đậu lên cao (lúc đó lá thông vẫn vàng), em sợ đậu che mất nắng của cây nên cắt, rồi cũng quên đi. Một thời gian sau cây xanh lại lá và đâm chồi.
Vốn tánh ngứa ngáy nên nghĩ liền cách thử, trồng đậu trồng giá đợi cây lớn cắt gốc như lúc em cắt cây đậu ở cây thông vàng rồi đợi đúng 4 tuần mang đất đó thay cho thông. Hoá ra thuốc tiên từ lũ sóc cho em mà biết bao lâu qua em không hề biết.
Anh hỏi em cắt hay để thì em thua vì em chỉ hai lúa trồng cây theo sự quan sát thôi còn khoa học thì vẫn phải nhờ các anh đây tìm hiểu cho.
Ủa mà chỉ em mới nghĩ ra được cách trồng đậu vì bị lũ sóc hoành hành chứ bên vn anh cũng có sóc sao mà trồng đậu chi vậy.
Anh Ninh, vấn đề này em không rõ vì em chỉ tình cờ mà gặp may thôi anh. Để kể đầu đuôi câu chuyện anh nghe. Em có một cây thông bị lá vàng, đặc biệt chiếu cố nhiều cũng không mạnh, dùng đủ mọi thuốc bổ, dùng mọi cách mà em thu lượm được từ khi chơi thông, cây không chết nhưng chỉ vàng lá và không đâm chồi nên 2 năm chỉ ngồi ngó. Chán quá thẩy kệ nó, thấy lũ sóc bới đất cũng kệ, rồi thì đậu mọc lên cũng kệ vì thường em nhổ cỏ mỗi tuần trước khi cỏ lớn. Một thời gian cây đậu lên cao (lúc đó lá thông vẫn vàng), em sợ đậu che mất nắng của cây nên cắt, rồi cũng quên đi. Một thời gian sau cây xanh lại lá và đâm chồi.
Vốn tánh ngứa ngáy nên nghĩ liền cách thử, trồng đậu trồng giá đợi cây lớn cắt gốc như lúc em cắt cây đậu ở cây thông vàng rồi đợi đúng 4 tuần mang đất đó thay cho thông. Hoá ra thuốc tiên từ lũ sóc cho em mà biết bao lâu qua em không hề biết.
Anh hỏi em cắt hay để thì em thua vì em chỉ hai lúa trồng cây theo sự quan sát thôi còn khoa học thì vẫn phải nhờ các anh đây tìm hiểu cho.
Ủa mà chỉ em mới nghĩ ra được cách trồng đậu vì bị lũ sóc hoành hành chứ bên vn anh cũng có sóc sao mà trồng đậu chi vậy.
Anh Trung, tôi không chủ yếu trồng đậu vào thông mà do lũ sóc chúng làm vậy, tôi chỉ trồng vào chất trồng rồi dùng đất đó để thay chậu cho thông thôi. Khi cất đậu lớn mạnh sắp tới khì ra bông thì cắt bỏ để khô vài ngày là được. Cây trong chậu thông thì bớt tưới tới khi cây thông cầm cự không nổi thì tưới (2-3 ngày).
Bác sĩ hết cây hết rồi nên không cấm nữa, vì có cây nào thì tôi dụ đào hết rồi (là bạn học), còn việc cấm tôi không gần cây vì ông biết tôi hay dùng lưu huỳnh – lime sulfur để xịt cho cây ngủ đông. Tôi xịt mỗi tuần và mùi lưu huỳnh rất nồng có thể làm ảnh hưởng tới cảm cúm của tôi. Mà anh Trung, vì cái dụ cảm cúm này mà tôi yêu đời hơn đấy; té ra từ khi cưới nàng tới giờ tôi chẳng bao giờ bệnh cả, hôm nay vì đào cây đứng ngoài lạnh cả ngày mạ bị bịnh, nàng săn sóc tôi rất kỹ, còn lấu cháo cá tôi ăn nữa chứ… ui trời cá tanh vậy mà lên cháo cũng thơm ngon lắm chứ. Điệu này tôi nên cảm dài dài, thì ra nàng nấu cháo rất tài.
Nhân dịp lôi mấy cây thông Hàn ra quấn dây, thấy cái này, nhớ lại chủ đề này, nên đem máy ra chụp liền.
Nói có sách, mách có chứng!
Nhìn hình dưới đây, thì biết là rễ thông đen có lông hay không có lông liền nè! 😉
Trong khoanh vàng là lông hút của rễ. Trong khoanh hồng là đám nấm cộng sinh!
Tiếc là không có máy chuyên dụng để chụp với kính hiển vi (nhà chỉ có kính hiển vi), nên dùng kính lúp trợ giúp vậy! Các lông hút rất nhỏ!
Bonhe
Người ta nói cũng đúng, đó là khi rễ thông đã già đi, thì lông hút của nó đã xẹp đi hết, và trên mặt rễ chỉ còn lại phần vỏ bọc cứng, mà U.Ha gọi là phần bảo vệ rễ. Khi đã thành vỏ bọc cứng rồi, rễ sẽ không còn có khả năng hấp thụ nước hay chất dinh dưỡng nữa, giống như lớp da khi đã hóa sừng rồi, thì đâu còn khả năng cho các chất xuyên thấm qua! Rễ chỉ còn có khả năng hấp thụ khi mà chất thượng bì của nó (tức là lớp màng tế bào bào phía ngoài của rễ vẫn còn mềm, và chưa sừng hóa). Như đã nói trước đây, lớp màng tế bào này có khả năng kéo dài hay rút ngắn lại, tùy theo môi trường chúng sống. Để có khả năng hút nước và dưỡng chất nhiều nhất, thì các màng tế bào sẽ kéo dài ra, và khi đó mắt thường có thể nhìn thấy chúng như những sợi lông nhỏ; ngược lại, khi môi trường không thích hợp, hay khi tế bào già đi, thì các màng này sẽ co về trạng thái phẳng, và khi đó, lớp sừng được tạo ra trên bề mặt tế bào. Lớp sừng (cutine) sẽ là một lớp dầy, chống lại khả năng thấm của nước và các chất khác, do vậy, vùng rễ già sẽ không còn có khả năng thấm. Nếu nói là sau khi cắt rễ thông tơi bời hoa lá, cắt tơi tả, rồi dùng NR như là một phương thuốc thần để giúp rễ cây có khả năng phục hồi chức năng hút, thì thật là phiêu lưu mạo hiểm, mà tôi đã và sẽ không bao giờ dùng cho cây của mình (nếu dùng cho cây người khác, như là một thực nghiệm, thì có thể làm ;-), nhưng nói chơi vậy thôi, chứ nếu biết không đúng, mà áp dụng cho người khác, thì không đẹp!). Tại sao lại nói như thế? Như đã trình bày lúc đầu, NR nó sống cộng sinh với rễ cây. Rễ cây phải cho NR chất dinh dưỡng, thì NR mới phát triển mạnh, và lúc đó mới có thể giúp cho cây phát triển. Khi tiến hành cắt tỉa rễ kiểu như là cắt thẳng tay, cắt không còn manh giáp nào, theo tôi, tức là cắt không suy tính, cắt để mà cắt, thì chắc chắn, hệ rễ cây sẽ bị tổn thương rất nhiều! Tức là gần như là giâm một cành thông lớn. Lúc này, NR lấy đâu ra chất dinh dưỡng để mà phát triển. Sau khi cắt rễ như vậy, khâu chăm sóc phải rất cẩn thận và phải làm như là cho một phương pháp giâm cành thông cỡ lớn! Chờ tới khi nào hệ rễ non mọc ra được (nếu được!!), thì lúc đó, NR mới có thể lấy dưỡng chất từ hệ rễ, mới phát triển mạnh, để giúp cho cây! Nếu nghĩ lại những gì mới trình bày, thì thấy việc cắt bỏ rễ không còn manh giáp là có quá phiêu lưu mạo hiểm không?!
âu hỏi: Tại sao tôi lại quá quan trọng về việc bốc hơi nước qua hệ lá đến như vậy?
Vì sự bốc hơi qua hệ lá là nguồn lực chính yếu để kéo nước và các khoáng chất từ đất vào rễ, và từ đó lên trên hệ lá để được dùng cho quá trình quang hợp, tạo ra dưỡng chất nuôi cây. Sự bốc hơi nước qua hệ lá tạo ra một áp lực âm nơi hệ lá, và áp lực này có thể kéo dung dịch nước từ nơi thấp nhất của cây đó là các đầu rễ, ngay cả cũng ảnh hưởng đến các vùng đất ngay kế hệ rễ! Cũng chính nhờ sự ái nước của thành ống xylem đã giúp dung dịch trong lòng ống được kéo lên trên trái chiều với trọng lực!
Sự bốc hơi nước qua hệ lá là điều không thể thiếu cho sự sinh tồn của cây cối. Không có sự bốc hơi nước, cây coi như không tồn tại! Nước được kéo lên từ hệ rễ sẽ thay thế nước mất đi ở hệ lá qua ngã bốc hơi. Dịch trong ống xylem được kéo lên trên đối nghịch với chiều của trọng lực và nó có thể kéo lên cao hơn 100 m!!! Chúng ta có thể áp dụng cơ chế này để lấy nước từ lòng đất (đào giếng kín) để dùng mà không cần tốn điện cho máy bơm, hay tốn sức để kéo bơm cơ học không? Hoàn toàn có thể làm được. Cũng như khi cho một dây vải vào trong lọ nước kín miệng, mà đầu của dây vải này được cho ra ngoài khí trời, theo thời gian, nước trong lọ sẽ mất hết do hiện tượng hút dẫn bốc hơi qua dây vải này!
Vào ban đêm, khi các khí khổng ở hệ lá đóng lại nhằm không làm mất nước cho cây không cần thiết, các tế bào rễ tiếp tục xử dụng năng lượng để bơm các muối khoáng từ đất vào hệ ống xylem. Khi nồng độ muối khoáng (dưới dạng ion) ở trong lòng ống xylem tăng, sẽ tạo ra áp lực dương do nước cũng hút theo, áp lực tại nơi này gọi là áp lực rễ (root pressure), và áp lực này sẽ đẩy dịch lên phía trên hệ xylem. Ở hầu hết các cây, áp lực rễ không phải là nguồn lực chính để đẩy dung dịch lên hệ lá, vì nó không đủ mạnh, và một số cây, hoàn toàn không có áp lực rễ! Chính vì áp lực rễ này, mà các bạn có thể thấy ở một số cây nhỏ như cỏ, hay các cây rau thơm, có các hạt sương dính ở mép lá vào buổi sáng sớm (hihi, phải ai thức dậy sớm, ra vườn xem, thì mới thấy hiện tượng này!).
Dung dịch nước muốn được kéo lên trên hệ lá qua các ống xylem, dòng chảy cần phải liên tục (tức là không được gián đoạn). Nếu có bất cứ sự gián đoạn nào như có lỗ hổng trên hệ ống xylem (do thân, cành cây bị gẫy do thiên nhiên hay do nhân tạo – tác động uốn bẻ cây, hay do thú vật – cào cắn), sẽ tạo ra sự gián đoạn của đường dẫn truyền dịch ống xylem – dịch không thể được hút lên trên hệ lá nữa! Hiện tượng này cũng gặp vào mùa đông giá, khi dung dịch trong ống xylem bị đóng băng. Ống xylem khi bị gián đoạn, sẽ không còn chức năng dẫn truyền dung dịch! Trong thao tác cắt cành để giâm, hay cắt tỉa rễ trong lúc thay đất, sẽ gây gián đoạn ống xylem. Trường hợp này, áp lực rễ không đủ để đẩy nước lên đỉnh cây, nhưng với cây nhỏ, hệ ống xylem có thể được làm đầy lại nhờ áp lực rễ. Dung dịch vận chuyển lên hệ lá từ rễ có thể dùng đường vòng quanh nơi ống xylem bị tổn thương qua ống xylem mới tạo thành, nhưng cần phải có thời gian. Chính vì điều này, việc quấn dây, bẻ cành hay thân, sau đó thay đất cắt rễ cho cây ngay trong cùng một ngày, chắc chắn sẽ ảnh hưởng nặng đến lưu lượng dòng chảy từ hệ rễ lên hệ lá, và nhiều khả năng cây sẽ bị bức tử mà người làm cây sẽ không bao giờ biết lý do tại sao, nếu không đọc chủ đề này! 😉
âu ngày không nói tiếp về chủ đề này, may quá, bạn Kalod có tham gia đóng góp về NR ở chủ đề khác nên tôi sẽ tiếp tục bàn.
Kalod:
Đúng là chúng ta vẫn luôn đề cao nấm rễ (Mycorrhizae) NR như 1 yếu tố giúp cây Thông có điều kiện phát triển mạnh bằng cách trao đổi vi khoáng qua rễ. Tuy nhiên, để biết hệ NR phát triển tốt hay không, thì mình lại phải nhấc cây ra khỏi chậu thì mới thấy được. Khi thay chậu thì em cũng thường cố gắng xem và giữ lại càng nhiều khu vực nấm càng tốt, để đảm bảo cây khỏe mạnh sau đó.
Trường hợp cụ thể này, thì là do em thấy trong chậu trồng cây Thông mới sang chậu vài tháng của em có mọc lên 1 số cây nấm ở gốc, và em chỉ đoán định rằng nó thể hiện bộ rễ đã có nhiều NR phát triển.
Nhận xét hoàn toàn đúng.
Kalod:
Và họ gọi Mushroom là fruiting bodies, nên em cũng gọi là hoa nấm, chứ không biết nên dịch nó là gì cho chuẩn.
Như vậy, nên em mới hỏi kinh nghiệm của anh về mấy cây nấm mọc ở gốc Thông, và liệu Mushroom có đúng là nơi phát tán bào tử của NR Mycorrhizae không?
Gọi là hoa nấm cũng hay đó Kalod, vì từ hoa, nó sẽ tạo bào tử (xem như là hạt) để phát tán, tạo nấm mới.
Kalod: Mà nó là cây 2 tuổi em rũ sạch đất và vào chậu mới, không hề cho phân, có lẽ nhờ vậy mà nấm mới ngoi lên được?
Rất cám ơn sự chú ý nhận xét của bạn. Rất ư là chính xác! Giống NR chỉ có thể phát triển mạnh khi đất nghèo chất dinh dưỡng mà thôi. Lý do tại sao vậy? Vì khi đất giàu dinh dưỡng quá, cây sẽ không cần đến sự trợ giúp của NR vì cây có khả năng hấp thụ dưỡng chất thoải mái từ đất. Lúc đó, rễ cây sẽ không tiết ra dưỡng chất để kêu gọi NR tới ăn. Ngược lại, khi đất nghèo dinh dưỡng, cây cần phải sự trợ giúp của NR, lúc này rễ cây mới chịu nhả chất dinh dưỡng ra, để kêu gọi NR tới xài. Cây phải nói là “hơi ích kỷ”, chỉ lo phần lợi về mình mà không để ý đến người khác!
Các cây nấm mà Kalod thấy được trên mặt chất trồng, hoàn toàn là hoa nấm của NR đó. Khi thấy được chúng, chứng tỏ là trong lòng đất, hệ NR đã sinh sôi nảy nở khá mạnh rồi. Vì NR có hàng trăm loại khác nhau, do vậy hoa nấm sẽ hoàn toàn khác nhau.
Đây là 3 loại hoa nấm khác nhau mà tôi chụp được trong các chậu cây gần đây.
hân mấy hôm nay lôi các rổ thông đen Hàn ra làm, thấy các rễ lòi ra ở đáy rổ, đều có NR; đồng thời thấy lông hút ở các rễ nên chụp hình cho các bạn xem. Chụp hình long hút để trả lời cho U.Ha và những ai nghĩ là rễ thong đen không có lông hút!!
Rễ lòi ra ở đáy rổ thông đen. Rất nhiều NR!
Phần đầu của rễ. Đầy lông hút!