Lý do Chiết cành hay Giâm cành đạt kết quả??
23/10/2010
Dạo này thấy không nhiều bạn viết về bonsai, cho nên tôi xin mạn phép viết một bài để tăng sinh khí cho chuyên đề bonsai, bảo đảm không hay không ăn tiền nha :o:
Đầu tiên, tôi sẽ trình bày qua về cách chiết cành mà tôi đang xử dụng.
Bonhe
Tôi tiến hành chiết cành cây lựu này hôm 4/8/2010. Đây là loại lựu cho trái to, ngọt và hầu như là không có hột (thường thì lựu có hột to và cứng). Mấy bà trong chỗ làm của tôi đăng kí xin giống, thế là phải ra tay nghĩa hiệp 😉
Dùng kéo xẻ dọc ly nhựa, và khoét một lỗ (kích thước gần bằng với đường kính của cành muốn chiết) chính giữa của đáy ly.
Đục 2 lỗ ngang bằng với nhau ở 2 bên của đường cắt ở phía dưới và phía trên. Tổng cộng 4 lỗ.
Đây là chất trồng dùng để bỏ vào ly. Thành phần: pumice (đá núi lửa trắng nhỏ): vỏ cây thông xay nhỏ: peat moss với tỉ lệ: 1: 4: 1
Dùng dao thật sắt để lấy đi một khoanh vỏ, với chiều dài bằng 1.5 của đường kính của cành được chiết. Như Cedric có nói đến trong chủ đề về cây Bách California của tôi, phải dùng dao thật sắt để cắt cho ngọt, thì rễ mới dễ dàng ra được. Như đã nói ở chủ đề kia, mục đích cắt VVVVVV là để cho tăng chiều dài của phần cắt này —-> rễ dễ dàng ra và ra nhiều hơn là nếu chỉ cắt thẳng hàng. Hi vọng là điều này nghe có lý phải không các bạn? Thế tại sao phải dùng dao để làm cho sần xùi lên chổ phần cành đã được lóc vỏ? Mục đích là làm cắt đường dẫn từ hệ rễ lên phần cành phía ngọn của nơi chiết (chỗ này thật là quan trọng, sự thành bại là nơi này- sẽ giải thích ở phần dưới của bài viết nha 😉 . Đường cắt phía dưới của chỗ chiết, thì không cần gọt hình VVVV, vì rễ sẽ không mọc ra từ đây!
Ly nhựa đã cho vào vị trí. Khi cho ly vào, để ý sao cho phần bị lột vỏ sẽ nằm khoảng giữa của chiều sâu tính từ đáy ly lên đến mặt của chất trồng. Dây đồng nhỏ đã được luồn qua 4 cái lỗ nhỏ để giữ thành ly 2 bên đường cắt lại với nhau. Chất trồng đã được đổ vào gần đầy tới miệng ly.
Hình tổng quan sau khi kết thúc chiết cành
Sẽ nói sau vì sao tôi chọn ly làm nơi chứa chất trồng, thay vì dùng bao nylon như nhiều người hay làm
Cám ơn bạn đã “cầm đèn chạy trước ô tô” nha, vì đã nhắc đến chất auxin mà tôi đã định nói :-: Thế bạn có biết là nếu chỉ lột lớp vỏ ngoài thì chỉ lấy đi hệ ống phloem, trong khi hệ ống xylem có thể vẫn còn tồn tại? Mà nếu hệ ống xylem vẫn còn sót lại tại vùng chiết, thì khả năng thất bại sẽ xảy ra. Đó là lý do tại sao tôi đã cạo cho sần lên lớp gỗ cứng, với mục đích là lấy đi trọn vẹn hệ ống xylem. Hôm nay chưa có giờ rảnh để viết cho rõ hơn tại sao hệ ống xylem lại ảnh hưởng quan trọng như vậy trong việc chiết và giâm cành.
Đúng như bạn nói, chất trồng cho chiết hay giâm cành, không cần có chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu.
Tôi quote câu này của bạn nha Nếu cây còn trên cành thì mô gỗ bên trong vẫn còn hoạt động và cung cấp chất dinh dưỡng cho cành đang chiết. . Nếu tôi nhớ không lầm, thì khi đã bóc lột sạch sẽ vỏ cây, và làm gián đoạn hệ xylem luôn, thì không thể nào cây có thể cung cấp chất dinh dưỡng cho cành chiết phía trên chỗ lóc vỏ. Chính vì điều này, mà cành chiết trên phía ngọn có thể chết khô nếu không để chất trồng đủ ướt!! Mô gỗ cứng (lõi cây), không có bất cứ hệ ống dẫn nào. Nó chỉ là phần giúp cho cành hay thân cây đứng vững được mà thôi.
Cám ơn Banghoi đã nhắc về chế độ chăm sóc sau khi chiết cành. Trong một chủ đề khác, bạn có hỏi là tại sao lại dùng ly thay vì dùng bao nylon để bọc bầu chiết? Để xem nylon với ly có nhược điểm và thuận lợi ở chỗ nào nha. Trong trường hợp của tôi, tôi nhận thấy dùng ly chứa bầu chiết có thuận lợi như sau:
1. Thời gian hoàn tất thao tác nhanh hơn là dùng bao nylon. Chắc bạn cũng đã dùng bao nylon để quấn bầu chiết rồi. Không có dễ dàng bằng dùng ly nhựa đâu.
2. Có thể tưới vào bầu chiết một cách dễ dàng khi nhận thấy bầu chiết khô. Trong trường hợp dùng bao nylon, thì phải mất công tìm một ống chích với kim thật nhỏ (tôi dùng kim 15 gauge dùng để chích insulin) để bơm nước vào bầu chiết, hoặc ai không có kim chích, thì phải mở dây cột phía miệng trên của bầu chiết mà cho nước vào! Việc này cũng tốn thời gian không ít! Vào mùa hè nơi tôi ở rất nóng, chỉ cần tưới bầu chiết 5-7 ngày một lần thôi. Chỉ dùng dụng cụ hút đàm rãi cho con nít, hút nước vào, và xịt nước vào ly chiết. Tốn khoảng vài giây! (dụng cụ này, tôi có chụp hình ở một chủ đề khác). Tức là khi nào thấy chất trồng có vẻ như khô, thì mới tưới. Về việc nhận dạng khi nào chất trồng khô, nếu ai chịu khó để ý khi tưới cây, thì sẽ biết được điều tôi đang nói là gì :98:
Tại VN, mưa nhiều như vậy, chắc chắn là không có vấn đề gì nếu dùng ly nhựa rồi, chỉ có điều là phải bảo vệ bề mặt chất trồng bằng một lớp lưới mỏng với mục đích là để nước mưa nặng hạt không làm vương vãi chất trồng.
Nhân thể đây trả lời luôn về ý kiến của Pvthuan16 là dùng bao nylon màu đen để che bầu chiết vì sợ auxin bị oxy hóa! Tôi chiết đã nhiều, và chưa khi nào bị thất bại, mặc dù tôi không bao giờ dùng bao màu đen để bọc bầu chiết. Nói rõ hơn, chất auxin không lan ra ngoài chất trồng để tới giới hạn ngoài của bầu chiết. Chất auxin chỉ quanh quẩn ở ngay tại miệng cắt trên của vùng chiết, mà vùng này thì hoàn toàn được che chắn bởi chất trồng, thì làm sao mà ánh sáng có thể tiếp xúc được với chất auxin để mà oxy hóa nó?! Mặt khác, nếu dùng bao nylon đen để mà bọc bầu chiết, thì làm sao biết được khi nào rễ nó mọc ra?? Chắc là phải tháo bỏ dây cột, mở bao nylon ra thì mới biết được thôi! Quá phức tạp! Cuộc sống đã có nhiều rắc rối rồi, tại sao lại phải mua dây buộc vào người thêm làm gì cho nó mệt!:( Tôi thì chỉ thích mọi việc đơn giản nhất có thể được
Cám ơn bạn đã “cầm đèn chạy trước ô tô” nha, vì đã nhắc đến chất auxin mà tôi đã định nói :-: Thế bạn có biết là nếu chỉ lột lớp vỏ ngoài thì chỉ lấy đi hệ ống phloem, trong khi hệ ống xylem có thể vẫn còn tồn tại? Mà nếu hệ ống xylem vẫn còn sót lại tại vùng chiết, thì khả năng thất bại sẽ xảy ra. Đó là lý do tại sao tôi đã cạo cho sần lên lớp gỗ cứng, với mục đích là lấy đi trọn vẹn hệ ống xylem. Hôm nay chưa có giờ rảnh để viết cho rõ hơn tại sao hệ ống xylem lại ảnh hưởng quan trọng như vậy trong việc chiết và giâm cành.
Đúng như bạn nói, chất trồng cho chiết hay giâm cành, không cần có chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu.
Tôi quote câu này của bạn nha Nếu cây còn trên cành thì mô gỗ bên trong vẫn còn hoạt động và cung cấp chất dinh dưỡng cho cành đang chiết. . Nếu tôi nhớ không lầm, thì khi đã bóc lột sạch sẽ vỏ cây, và làm gián đoạn hệ xylem luôn, thì không thể nào cây có thể cung cấp chất dinh dưỡng cho cành chiết phía trên chỗ lóc vỏ. Chính vì điều này, mà cành chiết trên phía ngọn có thể chết khô nếu không để chất trồng đủ ướt!! Mô gỗ cứng (lõi cây), không có bất cứ hệ ống dẫn nào. Nó chỉ là phần giúp cho cành hay thân cây đứng vững được mà thôi.
Cám ơn Banghoi đã nhắc về chế độ chăm sóc sau khi chiết cành. Trong một chủ đề khác, bạn có hỏi là tại sao lại dùng ly thay vì dùng bao nylon để bọc bầu chiết? Để xem nylon với ly có nhược điểm và thuận lợi ở chỗ nào nha. Trong trường hợp của tôi, tôi nhận thấy dùng ly chứa bầu chiết có thuận lợi như sau:
1. Thời gian hoàn tất thao tác nhanh hơn là dùng bao nylon. Chắc bạn cũng đã dùng bao nylon để quấn bầu chiết rồi. Không có dễ dàng bằng dùng ly nhựa đâu.
2. Có thể tưới vào bầu chiết một cách dễ dàng khi nhận thấy bầu chiết khô. Trong trường hợp dùng bao nylon, thì phải mất công tìm một ống chích với kim thật nhỏ (tôi dùng kim 15 gauge dùng để chích insulin) để bơm nước vào bầu chiết, hoặc ai không có kim chích, thì phải mở dây cột phía miệng trên của bầu chiết mà cho nước vào! Việc này cũng tốn thời gian không ít! Vào mùa hè nơi tôi ở rất nóng, chỉ cần tưới bầu chiết 5-7 ngày một lần thôi. Chỉ dùng dụng cụ hút đàm rãi cho con nít, hút nước vào, và xịt nước vào ly chiết. Tốn khoảng vài giây! (dụng cụ này, tôi có chụp hình ở một chủ đề khác). Tức là khi nào thấy chất trồng có vẻ như khô, thì mới tưới. Về việc nhận dạng khi nào chất trồng khô, nếu ai chịu khó để ý khi tưới cây, thì sẽ biết được điều tôi đang nói là gì :98:
Tại VN, mưa nhiều như vậy, chắc chắn là không có vấn đề gì nếu dùng ly nhựa rồi, chỉ có điều là phải bảo vệ bề mặt chất trồng bằng một lớp lưới mỏng với mục đích là để nước mưa nặng hạt không làm vương vãi chất trồng.
Nhân thể đây trả lời luôn về ý kiến của Pvthuan16 là dùng bao nylon màu đen để che bầu chiết vì sợ auxin bị oxy hóa! Tôi chiết đã nhiều, và chưa khi nào bị thất bại, mặc dù tôi không bao giờ dùng bao màu đen để bọc bầu chiết. Nói rõ hơn, chất auxin không lan ra ngoài chất trồng để tới giới hạn ngoài của bầu chiết. Chất auxin chỉ quanh quẩn ở ngay tại miệng cắt trên của vùng chiết, mà vùng này thì hoàn toàn được che chắn bởi chất trồng, thì làm sao mà ánh sáng có thể tiếp xúc được với chất auxin để mà oxy hóa nó?! Mặt khác, nếu dùng bao nylon đen để mà bọc bầu chiết, thì làm sao biết được khi nào rễ nó mọc ra?? Chắc là phải tháo bỏ dây cột, mở bao nylon ra thì mới biết được thôi! Quá phức tạp! Cuộc sống đã có nhiều rắc rối rồi, tại sao lại phải mua dây buộc vào người thêm làm gì cho nó mệt!:( Tôi thì chỉ thích mọi việc đơn giản nhất có thể được
Để luôn thành công trong việc chiết cành hay giâm cành, mình cần nắm vững sinh lý cây trồng!
Trước hết, để tôi nhắc lại điều căn bản của cây cối, mặc dù chắc là nhiều bạn đã biết rồi. Chỉ nói tóm gọn ở đây với mục đích để dễ hình dung những gì tôi sẽ trình bày kế tiếp.
Cây có 2 hệ thống ống vận chuyển:
1. Hệ ống xylem: vận chuyển nước và các khoáng dưỡng chất từ hệ rễ lên đến hệ lá (từ dưới lên trên). Chúng nằm sát với lớp gỗ cứng (lõi cây) của cây.
2. Hệ ống phloem: vận chuyển các dưỡng chất tạo ra từ hệ lá xuống hệ rễ (từ trên xuống dưới). Chúng nằm sát ngay dưới lớp vỏ (bark) cứng của cây.
Như vậy, hệ ống phloem nằm bên ngoài so với hệ xylem.
Bây giờ bắt đầu nói về hormones mà cây sản xuất ra, chính hormones này sẽ ảnh hưởng đến kết quả chiết hay giâm cành.
Trước tiên nói đến Auxin. Auxin được tạo ra ở các chồi trên ngọn (apical buds) của thân hay các cành cây. Auxin được vận chuyển từ các nhà máy chế tạo nó xuống dưới thấp của cây, tới hệ rễ qua hệ ống phloem.
Tác dụng của auxin? Sơ lược như sau:
– giúp sinh ra hệ rễ phụ (adventitious roots) nơi chiết hay cắt cành
– tạo ưu thế đỉnh (apical dominance): auxin ức chế sự phát triển của các chồi bên (lateral bud growth). Do đó nếu cắt bỏ ngọn của thân hay cành cây, các chồi bên ở phía dưới nó sẽ có cơ hội phát triển. Ta áp dụng điều này trong kĩ thuật cắt cành (pruning technique)
– Với nồng độ cao của auxin, nó sẽ kích thích sự sản xuất chất ethylene —–> rụng lá —-> giết chết cây trồng!!! Quân đội Mỹ đã xử dụng chất độc màu da cam (agent orange) trong chiến tranh VN trước đây với mục đích này!!!!! Chắc ACE biết được mục đích của agen orange rồi?
Như đã bàn ở trên, khi lóc vỏ ở vùng chiết, tức là đã cắt đứt hệ ống phloem, do đó, chất auxin di chuyển từ phần ngọn thân hay cành cây, sẽ bị tắc nghẽn tại đường cắt phía trên chỗ lóc vỏ —-> nồng độ auxin tăng lên tại vùng này —–> rễ mới có thể mọc ra từ đường cắt này (chứ không phải từ đường cắt dưới).
Thế nhưng, sự đời không đơn giản như vậy! Như quan sát của bạn Cedric là có những lúc chiết cành, nhưng không thành công, khi mở bầu chiết, thì thấy mô sẹo sưng phù lên tại vùng này, mà không thấy rễ đâu cả!!? Lý do?
Cytokinin được tạo ra chủ yếu từ vùng meristematic của hệ rễ. Nó được vận chuyển nhờ hệ ống xylem lên đến các vùng cao (điều này trái ngược với chất auxin ở chỗ là auxin được vận chuyển từ vùng cao xuống vùng thấp qua hệ phloem).
Thế chức năng của cytokinin? Nó giúp:
– sự phát triển của các chồi bên (lateral buds- Chồi bên khác với chồi ở đỉnh hay ngọn cây hay cành (apical buds))
– sự bành trướng của tế bào (cell expansion)
– sự phát triển của mô sẹo xùi (callous)
– tạo ra root apical dominance, tức là nó ức chế sự tạo rễ ở các mô không thuộc hệ rễ!! Chức năng này của nó tương tự như là auxin tạo ra apical dominance cho ngọn cành hay cây vậy (nghĩa bóng).
Như đã nói, Cytokinin cần cho sự phát triển của mô sẹo xùi (auxin cũng làm cho mô sẹo phát triển, nhưng tác dụng này rất rất là yếu khi so với cytokinin). Khi có một vết thương trên cành hay thân cây, mô sẹo sẽ được tạo ra nơi vùng vết thương. Có thể có 2 trường hợp sau đây:
1. mô sẹo + auxin ——-> mô sẹo chỉ phát triển rất ít
2. mô sẹo + auxin + cytokinin ——> mô sẹo xùi sẽ phát triển mạnh mẽ
Nói một cách khác, tỉ lệ của cytokinin/ auxin thật là quan trọng trong việc xác định số phận của mô sẹo xùi:
Mô sẹo + tỉ lệ cytokinin/auxin thấp (tức là nồng độ auxin cao, nồng độ cytokinin thấp) —> tạo rễ
Mô sẹo + tỉ lệ cytokinin/auxin cao (tức là nồng độ auxin thấp, nồng độ cytokinin cao) —> sẹo xùi phát triển mạnh, tạo meristem và chồi non.
Hơn nữa, khi nồng độ auxin = cytokinin tại vết thương, mô xylem có thể được tạo ra tại nơi này!
Cho tới lúc này, những thông tin trên được lấy ra rải rác từ các nguồn trên web. Sẽ ngừng tại đây. Lần viết tới, sẽ kết thúc bài viết này với giả thuyết mà tôi đặt ra cho lý do tại sao việc cạo xùi vùng lõi gỗ lại giúp cho sự thành công của chiết cành.
Để dùng nhận xét của Cedric làm chứng cho những gì tôi sẽ trình bày dưới đây. Hiện tượng này hay gặp khi chiết cành các cây cho hoa (tôi hay chiết cành Japanese flowering quince-một loại hoa như hoa đào vậy) Đây là giả thuyết mà tôi đặt ra để giải thích hiện tượng có thể xảy ra khi chiết cành: đó là chỗ chiết có mô sẹo xùi và không thấy rễ đâu cả! Đó là dấu hiệu của sự thất bại! Tại sao lại có mô sẹo xùi mà không có rễ tại nơi chiết? Lý do: khi thao tác chiết cành, chỉ có lớp vỏ được lóc ra, còn phần mô gỗ cứng thì không được cạo xùi lên; tức là lớp thượng tầng mà Banghoi có nói (vascular cambium) có nhiều khả năng vẫn còn nguyên vẹn; tức là hệ ống xylem vẫn còn nguyên vẹn tại vùng chiết. Chính vì hệ ống xylem dẫn vào vùng này còn nguyên, cho nên cytokinin sẽ vẫn được dẫn vào vùng này. Nếu so với lượng auxin tại ngay vùng này, thì lượng cytokinin nhiều hơn nhiều (diện tích của vỏ bị lóc lớn hơn nhiều so với chu vi của đường cắt vỏ phía trên). Chính điều này, sẽ dẫn đến việc mô sẹo tạo ra thay vì hệ rễ!!
Như vậy, khi làm thêm thao tác cạo xùi phần gỗ cứng sau khi lóc vỏ cây, tức là đã làm tổn thương vascular cambium —-> cytokinin không thể đến vùng này —-> auxin ưu thế tại đây —-> hệ rễ xuất hiện dọc theo chu vi của đường cắt vỏ phía trên!
Thế áp dụng giả thuyết này vào việc cắt cành ra sao?
Đây là cây Thông đen Nhật mà tôi thắng trong một cuộc đấu giá năm 2009. Ngay sau đó, tôi đã cắt rễ và cho nó vào chậu gỗ với chất trồng rất thông thoáng vì chủ nhân trước đã không sang chậu cho nó rất nhiều năm, nên lúc mới mang về, nó hầu như là không thoát nước gì cả!!! Sau vài tháng, cây hồi phục sức khỏe, nên tôi tiến hành chiết cành cho nó (vì cành này không hợp cho cây này, cắt bỏ nó đi thì dễ quá, nhưng tính tôi không thích bỏ những thứ mà mình có thể dùng nó cho việc khác, cho nên chiết cành. Ai mà từng cố chiết cành cho thông đen thì sẽ biết là tỉ lệ thành công ra sao (khó mà chiết cành cho thông đen).
Chiết cành ngày 1/11/2009. Tôi cũng đã dùng kĩ thuật cạo xùi phần gỗ cứng của nơi chiết
Tôi dùng dớn? (sphagnum moss) nhúng nước cho ướt
Dùng bao nylon bọc lại, và lấy dây cột 2 đầu
Cây nhìn tổng thể sau khi chiết
13/6/2010 đã thấy một số rễ màu nâu :hapy:
Ngày hôm nay 21/11/2010, nhiều rễ nâu quá rồi!
Đang định cắt cành chiết vài hôm nữa, hoặc sẽ đợi đến tháng 3/2011 sẽ cắt nó.
Nguyên nhân thất bại của việc giâm cành là ở đâu?
Có những nguyên nhân sau:
1. Giâm cành không đúng thời điểm
2. Kĩ thuật không đúng: ở đây sẽ bàn đến việc áp dụng chất auxin. Nếu ai có thể kiếm được chất auxin bột, nhúng mặt cắt của cành giâm vào bột auxin, sau đó mới giâm vào chất trồng, thì khả năng thành công sẽ cao. Nếu ai không kiếm được auxin, hoặc là có auxin nhưng không thích xài nó (trường hợp của tôi), thì phải để ý điều này: phải giữ lại chồi ngọn ở cành giâm – vì như đã nói, chồi ngọn là nơi tạo ra chất auxin, do đó, nếu không có chồi ngọn ở cành giâm, thì khả năng thất bại sẽ cao! Có tài liệu nói là lá cây cũng có thể tạo chất auxin, nhưng sẽ với một số lượng rất nhỏ; do đó nếu không có chồi ngọn, thì có thể giữ lại một số lá, với hi vọng là có đủ auxin cho sự tạo rễ. Một vấn đề khi giữ lại một số lá, đó là khả năng mất nước qua bốc hơi của hệ lá sẽ cao, do đó, cần phải kiểm soát môi trường xung quanh vùng giâm cành, sao cho đủ ẩm để giảm sự mất nước của cành giâm!
Quên viết!! Để tăng khả năng rễ mọc ra tại nơi cắt, đầu cành giâm sẽ được cắt hình chữ V với một cạnh ngắn hơn cạnh kia, với mục đích là làm tăng chu vi của mặt cắt. Cũng phải dùng dao sắc hay kềm cắt sắc để làm thao tác này, với mục đích là cho hệ ống phloem không bị dập nát (nếu dập nát, thì auxin sẽ khó mà tới vùng này). Cũng vì vậy, khi cắm cành giâm vào trong chất trồng, thì phải dùng một que nhỏ để tạo một đường hầm trước, sau đó mới cho cành giâm vào (cũng là để tránh sự bầm dập của hệ ống phloem)
Chắc phải nói rõ hơn nữa: sau khi bỏ cành giâm vào chất trồng, phải tưới nước với bình có đầu gương sen đến khi nước thoát ra khỏi chậu ươm. Sau đó, dùng một vật thể gì đó, để che kín cành giâm, với mục đích là giữ ẩm môi trường, tránh mất nước. Để chậu ươm nơi không có ánh sáng trời trực tiếp. Thỉnh thoảng, nhớ kiểm tra mặt chất trồng xem có cần tưới nước. Hi vọng, các bạn có thể tạo cho mình nhiều cây con để mà có cơ tập làm cây bonsai.
Đây là cây Japanese flowering quince cũng trong giai đoạn huấn luyện. Tôi sẽ post nó vào một chủ đề riêng trong thời gian tới. Ở đây, chỉ cho thấy giai đoạn đang chiết cành cho nó! Cành đang được chiết, trong quá khứ, đã cho nó phát triển thoải mái với mục đích để làm cho gốc cây mau lớn (Japanese flowering quince, có đặc điểm là chậm phát triển thân!!). Tới thời điểm hiện tại, tôi thấy nó đã hoàn tất nhiệm vụ, cho nên thay vì cắt bỏ hẳn một lúc, tôi chiết cành 2 nơi cùng lúc trên cùng một cành! Sau này, khi đã cắt cành chiết, thì lúc đó sẽ lấy bỏ cành này hoàn toàn!
các chồi non đang mọc ra từ cành chiết!!
Hôm nay, thấy cây này đang ra hoa tè le, nên chụp hình cho ACE xem chơi.
Man! Cây này sau này, không đẹp không ăn tiền! Đem vào nhà chưng chơi vài ngày, hết xảy!
Để ý các cành chiết cũng đang bung nụ tưng bừng! Khoảng tháng 4 này, sẽ cắt cành chiết.
Đúng ra là phần này nên lập thành một chủ đề khác, nhưng vì nó cũng dính dáng tới chiết cành, nên để ở chủ đề này luôn.
Hôm nay, nhận thấy là hoa nở ở cành chiết sao có màu khác với cây mẹ?! Không thể hiểu nổi. Do thay đổi về lượng hormone: cytokinin và auxin? Dù sao, màu hồng cánh sen cũng rất đẹp!!