Thứ Tư , 22 Tháng Một 2025
Mới nhất

Nhân Giống Sinh Dưỡng Cây Gỗ Rừng Nhiệt Đới – Chương II , III

Tác giả Ho Trung

CHƯƠNG II

GIÂM HOM CÀNH CÓ LÁ

Phương pháp nhân giống này được sử dụng nhiều nhất trong nhân giống cây lâm nghiệp về số loài cũng như về số hom được nhân giống thành công. Chỉ có một số ít cây gỗ mọc nhanh có thể mọc được từ hom không lá (hom chỉ có thân). Phần lớn các cây gỗ cần ít nhất một lá để cung cấp đường cho hom trong giai đoạn ra rễ (Xem chương 4).

Năm giai đoạn nhân giống bằng giâm hom cành có lá :

  • Chọn cành trên cây mẹ
  • Thu hái hom.
  • Chuẩn bị hom giâm.
  • Đặt hom vào hệ thống giâm.
  • Huấn luyện hom đã ra rễ.

2.1 Chọn cành trên cây mẹ

Hom cần được lựa chọn từ những cành khỏe mạnh, không sâu bệnh. Đối với nhiều loài cây lá kim chồi ngọn sẽ luôn mọc thẳng (sinh trưởng thẳng đứng) nhưng các cành bên không mọc thẳng ở cây mẹ sẽ tiếp tục mọc ngang sau khi ra rễ. Hom của phần lớn các loài Thông (Pinus) sẽ mọc thằng hướng trong khi đó các loài thuộc họ Hoàng đàn (Cupressaceae) thường có sinh trưởng hướng nghiêng khi hom thu từ các cành bên (hiện tượng bảo lưu cục bộ, xem ảnh 5).

2.2 Thu hái hom

Khi thu hái hom rất cần thiết phải đảm bảo lá hay lá kim của hom không bị mất quá nhiều nước (xem phần 4.1). Hom có khả năng hấp thu nước rất hạn chế cho tới khi bắt đầu có các rễ mới do vậy cần phải luôn luôn bảo vệ hom trong điều kiện ẩm. Thông thường nhất là dùng túi ny lông có đổ một ít nước. Điều quan trọng khác là phải giữ mát cho hom, tức là để hom vào chỗ dâm. Một điều cần thiết khác là duy trì việc ghi chép các thông tin về thời gian và địa điểm thu hái vật liệu giâm hom (xem phần 1.4). Sử dụng hai biển ghi, một biển để bên trong túi và một biển để bên ngoài là cách làm thực tế và an toàn nhất.www.hoalancaycanh.com

Những điểm cần nhớ khi thu hái hom :

  • Chỉ thu hái những hom không sâu bệnh.
  • Giữ cho hom luôn ẩm và mát.
  • Chuyển hom đến vườn ươm càng nhanh càng tốt.
  • Tránh giữ hom qua đêm, tức là chỉ nên thu hái hom đủ cho một ngày.
  • Xây dụng một hệ thống ghi chép tốt đảm bảo cho phép theo dõi tất cả các hom ngược lại tới cây mẹ ở tất cả các giai đoạn (từ ra rễ đến trồng ra rừng và thậm chí cả khi thu hoạch nếu có thể).

2.3 Chuẩn bị hom sau khi thu hái từ cây mẹ

Giảm tối đa việc mất nước của hom là điều thiết yếu, do vậy cần phải chuẩn bị tất cả các dụng cụ cần thiết trước khi mở túi có hom đã được thu hái (xem ảnh 6).

Các dụng cụ cần thiết để chuẩn bị hom trước khi đặt vào chỗ giâm :

  • Dao thật sắc, kéo hay kéo cắt cành tùy thuộc vào mức độ cứng của cành định cắt.
  • Nước để phun lên lá giữ ẩm và mát. Có thể sử dụng các loại bình phun có bán thông thường hoặc đơn giản và vảy nước bằng tau sao cho tạo thành các giọt nhỏ trên lá.
  • Các biển ghi để phân biệt các dòng, bút chì và giấy viết để ghi chép số lượng hom từng dòng.
  • Auxin, một loại chất điều hòa sinh trưởng, mà thường được sử dụng để thúc đẩy quá trình ra rễ và tạo bộ rễ tốt hơn. Những loại bột kích thích ra rễ có bán sẵn thường là lựa chọn thực tế nhất (xem phần 4.2 về tác động của auxin).www.hoalancaycanh.com

Những bước cơ bản trong việc chuẩn bị hom giâm được phác họa ở các Hình 2.1-2.4.

Bạn cần chọn những hom tốt nhất từ vật liệu mà bạn thu hái được và cắt hom đó ra khỏi cành một cách gọn sắc (Hình 2.1a). Thường không nên cắt chính xác ngay bằng độ dài của hom giâm mà nên cắt hơi dài hơn hom giâm một chút (xem phần 4.2) rồi cắt lại phần này. Sau đó tỉa bỏ phần lá ở gốc hom sao cho khi cắm hom vào nên giâm lá không chôn vì nếu không những lá này sẽ bị thối (hình 2.1b). Sau khi chấm hom vào thuốc ra rẽ (Hình 2.2) đặt ngay hom vào nơi giâm. Phun nước thường xuyên đảm bảo duy trì độ ẩm cao quanh hom giâm. Để đảm bảo tối thiểu mức độ tổn thương hom và tránh làm mất thuốc bột ra rễ ở gốc hom tốt nhất là tạo một lỗ nhỏ trong nền giâm bằng que trước khi đặt hom và sau đó nén chặt nền giâm quanh hom (hình 2.3)www.hoalancaycanh.com

Luôn nhớ đặt biển tên giữa mỗi dòng (sao cho phân biệt tất cả các hom của cùng một cây) để không bị lẫn dòng (có thể sắp xếp các dòng của loài khác nhau cạnh nhau để đảm bảo hom không bị lẫn lộn). Biển tên có thể được làm từ bất cứ vật liệu không thấm nước nào như tấm nhựa hay thẻ tre.

Tách hom khỏi cành bằng kéo sắc và b) tỉa lá phần gốc của hom chỗ sẽ cắm ngập trong nền giâm (nếu không phần này sẽ bị thối)

Hình 2.2 Chấm phần mới tỉa lá của hom vào bột có thuốc kích thích ra rễ (rất nhiều loài cây tiết ra nhựa làm cản trở việc hấp thụ auxin nếu phần mô này không được cắt mới). Phần lớn các bột auxin thương phẩm (bột kích thích ra rễ) còn có chứa thuốc chống nấm để bảo vệ phần gốc của hom khỏi nấm bệnh.

Hình 2.3 Đặt hom vào khu giâm sau khi tạo lỗ bằng que nhỏ và nén nền giâm quanh hom để có chỗ dựa vững.

HÌNH TRANG 23

2.4 Đặt hom trong khu vực giâm

Bốn yếu tố thiết yếu của môi trường giâm

  • Độ ẩm cao (hoặc chính xác hơn là độ thiếu nước do bốc hơi thấp)
  • NHiệt độ mát
  • Đủ sáng
  • Nền giâm thích hợp không chứa mầm bệnh

Rất cần thiết phải giữ hom trong môi trường không khí có độ ẩm cao. Thường điều này được thực hiện bằng cách đậy hom ở chỗ ẩm (hệ thống không phun sương, xem ảnh 8)hoặc bằng cách phun nước cho hom thường xuyên (xem hình 2.4) nhưng nguyên tắc chung đều giống nhau. Đó là giảm mất nước tối thiểu cho hom mà vẫn cho phép có đủ lượng ánh sáng cần thiết chiếu đến hom (không phải quá nắng vì hom sẽ bị nóng). Những yêu cầu sinh lý của hom giâm được giải thích trong chương 4.www.hoalancaycanh.com
Hình trang 24

Hình 2.4 Ba hệ thống giâm hom thường sử dụng a)luống giâm phun sương với nước được phun bằng bơm qua các đầu vòi và đặt cao trên hom, b)hòm nhân giống không phun sương dùng cho những hom dễ ra rễ mà được cắm trực tiếp vào bầu và c) hệ thống chậu và túi ny lông dùng cho nhân giống không mang tính sản xuất.www.hoalancaycanh.com

Trong hệ thống phun sương hom được phun một lớp nước mỏng mà sau đó sẽ bay hơi và giúp làm mát hom. Trong khi đó các hệ thống không phun sương thường điều chỉnh nhiệt độ bằng cách che sáng cho khu giâm hom. Nền giâm cần không chứa các mầm bệnh và cung cấp một lượng không khí và nước cân bằng (xem phần 4.2). Mặc khác cần giữ cho nền giâm sạch sẽ bằng cách nhặt bỏ tất cả các hom chết và lá rụng. Nền giâm có thể là hỗn hợp các chất hữu cơ (bột xơ dừa, than bùn, trấu) và vô cơ (cát, sỏi).www.hoalancaycanh.com

2.5. Huấn luyện hom đã ra rễ

Khi hom đã ra rễ cần thiết phải chuyển hom sang bầu có chất dinh dưỡng nếu không hom sẽ bị thiếu chất (hom sẽ ngả màu vàng do không có đủ chất dinh dưỡng để tạo chồi và rễ mới). Thêm vào đó, nếu để hom quá lâu trong khu giâm có thể làm tổn thương các rễ mới hình thành khi nhấc hom ra khỏi nền giâm do rễ đã ăn sâu vào nền giâm. Sau khi nhú rễ hom đã có thể bắt đầu hút nước và chất dinh dưỡng nên cần cấy chuyển hom vào bầu có chưa chất dinh dưỡng và thoát nước (xem hình 2.5). Cần thiết phải đặt bầu ở nơi có độ ẩm không khí cao tương tự như trên hình 2.4. Sau đó dần dần giảm độ ẩm để hom thích ứng với các điều kiện thông thường.

Những điềm cần lưu ý sau khi hom ra rễ :

  • Đánh chuyển các hom mới ra rễ khi hom có 1-2 rễ dài trên 3 cm. NHƯNG
  • Giữ hom mới đánh chuyển đến nơi có độ ẩm cao (tương tự như khu giâm) trong 1-4 tuần và dần dần chuyển sang điều kiện bình thường tùy theo môi trường ở địa phương (xem phần 4.1).
  • Chú ý khi đánh chuyển hom không làm gẫy rễ mới.
  • NHớ duy trì hệ thống biển tên cẩn thận.

2.6. Giâm hom cây lá kim ở Việt Nam
Trong số 30 loài cây lá kim được biết của Việt Nam đã có hơn một nửa số loài được thử nghiệm nhân giống bằng giâm hom (xem phụ lục , các ảnh 9-14). Kỹ thuật giâm hom cành đã được sử dụng tích cực trong việc bảo tồn ngoại vi các loài cây lá kim quý hiếm, đặc biệt là các cây thuộc họ Hoàng đàn (Cupressaceae ) và Thông đỏ (Taxaceae). Phần lớn các thử nghiệm được tiến hành vào thời gian từ mùa thu đến đầu xuân trước khi các loài cây này kết thúc giai đoạn ngừng sinh trưởng và nhú chồi mới. Các loài thuộc họ Thông (Pinaceae) và Kim giao (Podocarpaceae) ít được nghiên cứu hơn, tuy nhiên khả năng sử dụng kỹ thuật giâm hom để sản xuất cây hom các loài này phục vụ trồng rừng vô tính cần được chú ý.

CHƯƠNG 3

GHÉP

Ghép là một thuật ngữ bao trùm, gồm nhiều kỷ thuật ghép khác nhau. Về cơ bản ghép là tạo sự hợp nhất ổn định giữa hai cây có quan hệ gần gũi. Mục đích là nối hai mảnh mô sao cho chúng hợp nhất và phát triển như một cây thống nhất. Phần lớn các dạng mô (chồi, cành) và các phương pháp nối chúng (ghép chẻ đỉnh, ghép áp bên thân, ghép yên ngựa, ghép vắt và ghép có lưỡi) đã được thử nghiệm trong hàng thế kỷ và phương pháp tốt nhất thay đổi theo từng loài và thời vụ. Mỗi một người làm giống có những phương pháp ghép ưa thích của riêng mình. Hướng dẫn này chỉ tập trung vào một phương pháp đơn giản là ghép cành lên gốc ghép từ hạt.

HINH TRANG 28

Hình 3.1 ghép cành lên gốc ghép là cây từ hạt. Có nhiều cách cắt cành ghép và gốc ghép để tạo được tiếp xúc chặt giữa thượng tầng của cả hai loại mô (xem phần 4.2).

  • Gốc ghép

Gốc ghép cần tương thích với cành ghép và cả về hình thái và sinh lý. Không thể ghép cành ghép rất lớn lên một gốc ghép nhỏ. Tương tự nếu cành ghép đang trong giai đoạn sinh trưởng mạnh còn gốc ghép đang trong thời kỳ ngủ thì chúng cũng không nối được với nhau vì nhựa cây không đủ để nuôi các tế bào hình thành nên chỗ ghép hợp nhất.www.hoalancaycanh.com

Cần thiết phải lưu trữ tốt các ghi chép về ngày tháng và giai đoạn sinh trưởng của từng đợt ghép và những đợt ghép thành công nhất để có thể quyết định được thời vụ tốt nhất và giai đoạn sinh trưởng tốt nhất cho từng loài và điều kiện môi trường.www.hoalancaycanh.com

Bốn bước trong kỹ thuật ghép trên gốc ghép từ hạt :

  • Tạo gốc ghép
  • Thu cành ghép
  • Nối hay ghép hai loại mô này
  • Chăm sóc sau ghép
  • Thu cành ghép

Cành ghép sau cần được thu hái và ghép lên gốc ghép càng nhanh càng tốt (tốt nhất là trong cùng một ngày). Chỉ chọn nhũng mô không sâu bệnh và nhanh chóng chuyển tới môi trường bảo vệ cành ghép, ví dụ như túi ny lông ẩm. Đường kính cành ghép cần gần bằng đường kính gốc ghép. Điều này rất quan trọng vì chỉ khi tượng tầng của cành ghép và gốc ghép được tiếp xúc chặt với nhau thì các tế bào tạo thành nối giữa hai mô mới có thể hình thành được (xem phần 4.3).www.hoalancaycanh.com

Thao tác cắt phần gốc cành ghép phải được tiến hành ngay trước khi ghép. Nếu mô cắt để một thời gian trước khi đặt vào gốc ghép thì phần gốc cành cắt sẽ bắt đầu hình thành một lớp bảo vệ gây cản trở tế bào hợp nhất.

Gốc ghép cũng cần được chuẩn bị bằng cách tỉa bớt lá ở vùng sẽ hình thành vết ghép.

Hình 3.2 Thu cành ghép từ cây mẹ. Chú ý thu những cành có đường kính gần bằng gốc ghép.(Hình trang 30)

HÌNH TRANG 32,33

Hình 3.4 Nối cành ghép với gốc ghép. Chú ý nối hai mảnh mô này với nhau càng nhanh càng tốt sau khi đã cắt ngọn của gốc ghép (a,b) và gốc của cành ghép ©.www.hoalancaycanh.com

Hình 3.5 Nối giữa hai phần cắt của gốc ghép và cành ghép và buộc chặt bằng dây ghép để thúc đẩy các tế bào mới phát triển.www.hoalancaycanh.com

Hình 3.6 Bảo vệ cành ghép khỏi bị khô bằng cách buộc túi ny lông quanh cành ghép, giữ nước tương tự nhưng trong giâm hom không phun sương.

  • Nối giữa gốc ghép và cành ghép.

Tượng tầng mạch của cành ghép cần được đặt tiếp xúc sát với gốc ghép và buộc chặt cho tới khi vết ghép hợp nhất hình thành, tức là các tế bào giữa phần trong và phần ngoài của cành cần được chạm vào cùng các tế bào đó ở cành ghép sao cho hai mô có thể hợp nhất với nhau (xem phần 4.3). Chúng cần được buộc chắc sao cho không bị khô và các tế bào có thể hợp nhất được. Khi chuẩn bị cành ghép thường nên cắt bớt diện tích lá để giảm tối thiểu mất nước vì cành ghép sẽ không hút được nước từ rẽ cho đến khi chỗ ghép hình thành (xem phần 4.1).www.hoalancaycanh.com

NHững điểm quan trọng khi ghép :

  • Cảnh ghép và gốc ghép phải tương thích, về đường kính và giai đoạn sinh trưởng.
  • Cắt bới diện tích lá của cành ghép để giảm mất nước.
  • Cắt phẳng sắc cành ghép và gốc ghép ngay trước khi ghép.
  • Giữ cành ghép trong điều kiện ẩm
  • Duy trì hệ thống biển tên cẩn thận.
  • Chăm sóc sau ghép

Việc chăm sóc sau khi ghép phụ thuộc vào cách ghép đã tiến hành và thời vụ. Cành ghép sẽ chỉ có thể hút được nước từ gốc ghép sau khi các mạch gỗ đã được nối với nhau (xem phần 4.3). Thường cần phải bảo vệ cây ghép giống như hom giâm bằng cách buộc túi ny lông trong quanh cành ghép. Túi này cần được theo dõi thường xuyên và định kỳ mở ra để tránh thối cành ghép.

Ghép cây lá kim ở Việt Nam

Đối với các cây lá kim Việt Nam kỹ thuật ghép chủ yếu được dùng để thiết lập các vườn giống vô tính cho các loài Thông (Pinus). Các loài cây lá kim khác thường được nhân giống sinh dưỡng bằng giâm hom cành. Tuy nhiên, đối với một số loài hiếm, không có cây con tái sinh như Thủy tùng (Glyptostrobus pensilis), ghép là phương pháp có thể sử dụng để tạo cây giống cho hoạt động bảo tồn. Một ứng dụng khác là ghép còn dùng trẻ hóa vật liệu từ cây mẹ trưởng thành để sau đó nhân giống bằng giâm hom hoặc nuôi cấy mô đạt hiệu quả cao hơn.

HÌNH TRANG 35

còn tiếp…