Phun sương cây cảnh ! Lợi hay Hại ?
Chào các bạn,
Trong chủ đề khác, U.Ha đã nêu lên một vấn đề that là quan trọng, mà tôi thấy cần phải làm sang tỏ, nhằm giúp cho những ai yêu thích bonsai trang bị cho mình được kiến thức cần thiết để có thể giữ cho bộ sưu tập bonsai của mình luôn khỏe mạnh. Như đã bàn với U.Ha, tôi sẽ làm chủ đề này nhằm không làm loãng chủ đề của U.Ha (theo U.Ha, sẽ còn một số điều cần bàn trong đó!)
Những điều mà tôi trình bày trong chủ đề này được đúc kết từ các kinh nghiệm của các bậc thầy bonsai cũng như những kiến thức mà tôi học được từ sách vở. Những kiến thức này rất căn bản và có thể áp dụng cho bất cứ vùng khí hậu nào trên quả đất này, và việc áp dung nó ra sao, thì tùy mỗi địa phương nơi người chơi cây sinh sống.
Mục đích phun sương cho cây để làm gì? Dĩ nhiên là để tạo môi trường ẩm.
Tại sao phải tạo môi trường ẩm? Môi trường xung quanh cây, nếu độ ẩm không cao (= thấp), thì ảnh hưởng ra sao cho cây cối? ngược lại, độ ẩm cao thì ảnh hưởng ra sao? Đây là những câu hỏi cần trả lời để từ đó mới biết được cây cần phun sương hay không?
Và nếu phun sương, thì phun sương khi nào?
TB: chủ đề này sẽ là chủ đề mở. Do vậy, mọi ý kiến đóng góp, bàn cãi đều được chấp nhận.
Cakiem
Cảm ơn chú Bonhe đã nêu ra một vấn đề thiết yếu.
Kinh nghiệm cá nhân của cháu là
– Phun sương tạo độ ẩm cho cây khi cần giữ cho bộ rễ khô ráo trong giai đoạn cây gặp nguy hiểm. Cháu nghĩ phun sương như hình thức truyền nước biển cho con người vậy.
– Cũng chính vì vậy mà phun sương phải tùy thuộc vào cây, vào tình trạng của cây, và chỉ là một giải pháp cấp thời nào đó thay thế cho việc cây không hoặc khó tiếp thu nước qua rễ.
– Trong thực tế,
1/ với cây nguyệt quí và kim Long Xuyên, khi cháu thay đất, thay chậu, hoặc bứng cây từ ruộng hoặc từ vườn, mà phải cắt nhiều rễ. Thì cháu phun sương để giữ độ ẩm cho cây, trong thời gian để bộ rễ khô các vết cắt (nhưng không khô rễ).
2/ hoặc với cây mai chiếu thủy và kim quýt, khi bứng cây từ vườn, cây bị cắt toàn bộ cành lá, cần có chồi non mọc lại, thì cháu cũng sử dụng hình thức phun sương, hoặc bọc cây lại bằng nilon để tránh mất nước và tạo độ ẩm để cây ra chồi.
Điều đáng lưu ý là theo kinh nghiệm của cháu thì phải tùy loại cây, tùy điều kiện môi trường, tùy trạng thái của cây (các lão nông gọi là “khoa tĩnh” và “khoa động”), để có hình thức, liều lượng phun thích hợp.
Trunghongmon
hắc ai cũng biết rằng Thực vật cần nước (độ ẩm) , ánh sáng, CO2 để quang hợp tạo ra O2. Do đó nước đóng vai trò rất quan trọng đối với thực vật.
Theo em cũng như anh Cakiem , việc phun sương cũng tùy vào loại cây và tùy vào giai đoạn nào cần thiết thì mới phun , chẳng hạn như những cây mà mới đào hoặc sang chậu thì nên làm vì lúc này cây đã bị tổn thương hệ rễ ( rễ và toàn bộ thân cây gần như bất tỉnh) , còn việc phun cho cây đã sống tốt thì theo em hoàn toàn không nên , việc phun sương sẽ tạo độ ẩm liên tục trên toàn cây thì sẽ dễ dàng mời gọi lũ nấm hại đến phá hoại mà thôi .Nguyên văn bởi bonheTạo môi trường ẩm để những cây yếu hoặc cây mới đào nhằm hỗ trợ việc giảm tình trạng mất nước và thoát hơi nước qua hệ lá của cây , nếu độ ẩm không khí càng thấp thì cây sẽ bốc hơi nước càng mạnh (nhiều) sẽ ảnh hưởng đến thiếu hụt nước cho cây . độ ẩm càng cao thì rễ cây sẽ hấp thu nước càng mạnh
Nguyên văn bởi BonhePhun sương theo em với các cây yếu do thiếu nước hay cây mới đào thì nên phun vào ban ngày , vì ban ngày độ ẩm không khí thấp cho nên cây sẽ dễ bị mất nước do nóng , như con người ban ngày hoạt động mạnh sẽ bị ra mồ hôi nhiều cho nên cần bổ sung lượng nước để quân bình cho cơ thể . Vì vậy cây cũng vậy vào ban ngày nắng nóng sẽ ra mồ hôi nhiều ( bốc hơi nước qua hệ lá ) cho nên cần phun sương bổ sung và bù cho lượng nước mất đi.
Đó là theo ý kiến cá nhân em , mong mọi người cập nhật chỉnh sửa bổ sung nếu chưa đúng .
THM
Theo tôi thì cây bình thường thì hoàn toàn không nên phun sương , việc phu sung chắc rằng sẽ có nhiều hạn chế và ảnh hưởng đến cây bình thường như sau : Nếu phun sương thường thì độ ẩm trên lá cành cây sẽ luôn bị ướt dẫn đến việc nấm bệnh phát sinh , và có thể các loại côn trùng có hại làm tổ ở những góc khuất , mà cái chính sẽ là môi trường tốt cho nấm sinh sôi nảy nở nhanh hơn bình thường —> chết cây ! Việc ướt thường xuyên cũng có thể kiềm hãm sự thoát hơi nước lẫn giải phóng oxy của cây ( việc này không biết có ảnh hưởng gì không ) . Thông thường khi cây có nhiều nắng đủ nước sẽ phát triển nhanh hơn là những cây thiếu nắng mà thừa nước . Vì vậy theo em không nên phun sương thường xuyên mà chỉ trừ 1 vài loại cây nào ít rễ và có khả năng hấp thu nước qua lá thì có thể bổ sung thêm việc phun sương hỗ trợ thêm cho cây , còn ngoài ra thì hoàn toàn không nên chỉ nên tưới vừa đủ cho cây là tốt nhất .
m cũng đồng ý kiến nên áp dụng tưới phun sương cho cây mới cắt tỉa sang chậu, những cây đang suy yếu, hoặc cành giâm… lý do theo em do lúc này hệ lá ít —> dinh dưỡng vận chuyển qua phloem giảm, nên cần giữ ẩm tạo môi trường tốt cho dinh dưỡng lưu thông, cũng như giúp hệ lá ít ỏi hấp thu thêm nước do hệ rễ còn yếu chưa kịp hồi phục. Tưới phun sương theo em nên vào buổi sáng để tạo ẩm và có thể thêm vào giờ chiều khi còn nắng để tránh cây bị nhiễm nấm như Trunghongmon đã trình bày
Chào Onkyio, với cây bình thường, mình không nghĩ phun sương sẽ làm cho cây phát triển mạnh hơn đâu, vì lúc này tưới như bình thường vẫn tốt hơn phun sương chứ, thậm chí mùa nóng có thể tưới nhiều lần trong ngày với điều kiện chất trồng thông thoáng, thoát nước tốt. Bạn có thể giải thích lí do thêm được không?
Tôi cũng như bạn, cũng đang tìm hiểu cho đúng tác dụng của việc phun sương, bạn có thể cho thêm ý kiến để mọi người cùng trao đổi chia sẻ tìm hiểu nhe.
ám ơn anh Bonhe đã lập chủ đề này, một đề tài hay, khá thú vị và giải tỏa được bao nghi vấn giữa vấn đề truyền tai cũng như khoa học kỹ thuật. Mong được học hỏi thêm ở đây.
Đây là những kinh nghiệm thực tiễn của em, còn chuyện giải thích sinh lý theo khoa học thì nhờ anh hết. Em có thể nói là người sử dụng phun sương nhân tạo nhiều nhất và có thiết kế hệ thống nước lọc để phun sương theo giờ ngày và thời kỳ. Tuy nhiên dựa trên kinh nghiệm em chỉ có thể áp dụng trên một vài đặc trủng đặc biệt mà thôi chứ không phải cây nào cũng dùng.
Thông: thông đen, trắng, đổ, thông núi, thông âu châu và úc châu…v.v. Không bao giờ em phun sương cho dù trời nắng hay mưa, mà chỉ phun rễ khi thay chậu và nếu trong quá trình để rễ ngoài trời hơi lâu thì phun cho rễ khỏi khô. Bài học sương máu cho biết, với loài thông một khi phun sương không tác lợi gì mà đem đến nhiều sâu bọ và nấm bịnh (vâng, chơi thông đến ngày hôm nay thì kỹ thuật và loài thuốc diệt virus nào mà em chưa dùng qua, nhưng vẫn tốt hơn là đừng mời gọi chúng đến làm tổ).
Bách: loài cây này vẫn còn trong quá trình thu thập của em. Tất cả những cây mới đào về sẽ có phần trăm sống cao nếu môi trường ẩm tốt vì thế việc phun sương cho chúng em thường hay áp dụng. Có nhiều người làm nhà kính (green house) bỏ cây vô để giử ẩm nhưng với hoàn cảnh hiện tai không cho phép em làm việc đó nên em sử dụng hệ thông phun sương mỗi hai tiếng. Với những cây sang chậu thì sao? Hầu hết thì nên chọn đúng mùa mà làm để khỏi mệt công vì thế em thường chọn mùa mưa (tháng 11-12, 2-3) để thay chậu. Còn chuyện phun sương để cho cây phát triển thì em vẫn còn trong quá trình tìm hiểu, thời gian sẽ có câu trả lời.
Lá Bản: Không bao giờ em phun sương cho dù cả Linh Sam và chủng tộc Si là những loài kích rễ khi có độ ẩm cao. Loài lá bản em chia làm hai loại: nhiệt đới và ôn đới. Nhiệt đới gồm Linh Sam, Si, Olive, mai, mai chiếu thủy, vạn niên tùng, lá hán tùng…v.v em chọn vào mùa hè, vì nhiệt độ ẩm dễ kích rễ và đâm chồi. Nhưng cách này thường dùng cái bọc để chụp lại chứ không phun. Loài Ôn Đới: Táo, Ume, Lựu, Quince, Maple, Cherry….v.v thì đợi khi chúng ngủ đông và trước khi thức dậy thì làm. Nói chung là Lá Bản nếu làm đúng mùa đúng vụ thì không cần phải chăm sóc kỹ và phun sương để cho chúng phát triển thì không cần thiết vì loài này hệ rễ có rất nhiều lông hút nên việc tưới nước đúng tỷ lệ đã dư thừa rồi.
Loài bản địa: Vấn đề này em cần có thêm thời gian vì vẫn trong quá trình tìm hiểu. Em mới bắt đầu tìm hiểu về Coastal Redwood và một phun một không phun thì thấy có nhiều khác biệt nhau. Cây phun sương mỗi hai ngày thì đâm chồi rất nhiều con cây kia như khựng lại. Có lẽ liên quan với đất trồng vì chậu mới bê về nên có lẽ em phải thay mới đất lại mới áp dụng phương pháp thí nghiệm.
Vậy phun sương có cần thiết không? Không, nếu làm đúng mùa đúng vụ thì việc phun sương hoàn toàn vô ích nhưng nếu biết áp dụng đúng phương pháp thì cũng không có hại gì (ngoài những trường hợp đặc biệt)
Cũng chính vì muốn câu thời gian để sắp xếp ý tưởng, tôi muốn biết ý của các bạn ra sao, trước khi cho biết suy nghĩ của tôi về vấn đề! 😉
Phun sương tạo độ ẩm trên cây, đúng là giữ cho chồi ngủ không chết khô —> dễ thức dậy hơn. Đây cũng là phương pháp mà Thầy Ota có nhắc tới tuần trước. Thầy dùng cho thông đen. Dù sao, phun sương phải làm đúng thời điểm trong ngày, và cũng phải tùy thuộc vào ẩm độ của vùng để cây nữa. Nếu độ ẩm đã quá cao, hay phun khi cây không còn nhận nắng trời nữa, thì hại nhiều hơn là lợi! Sẽ nói rõ nhiều hơn về vấn đề này ở cuối chủ đề.
Bonhe
ôi sẽ bắt đầu viết về đề tài này nhé. Vì lượng thông tin rất nhiều, cho nên sẽ cần nhiều ngày mới có thể tạm gọi là hoàn tất!
Trước tiên, cần hiểu thế nào là ẩm độ.
Ẩm độ là gì? Ẩm độ là lượng nước dưới dạng hơi (hơi nước), đo được trong không khí (air). Ẩm độ thường được đo với con số phần trăm % với giới hạn từ 0 – 100%; thí dụ: ẩm độ 20%. Số ẩm độ càng thấp, không khí càng khô; ngược lại, số ẩm độ càng cao, không khí càng ẩm.
Ẩm độ có 3 loại được dùng trong khoa học: ẩm độ tuyệt đối (Absolute humidity), ẩm độ đặc biệt (Specific humidity) và ẩm độ tương đối (Relative humidity). Ẩm độ tương đối được tính toán qua thông số của lượng nước và nhiệt độ không khí, và đây là một yếu tố đo lường quan trọng, mà các trung tâm dự báo thời tiết xử dụng, để dự đoán sương mù, mưa; và vì thế những gì tôi trình bày trong chủ đề này sẽ nói về ẩm độ tương đối. Ngoài ra, nha khí tượng còn xử dụng Heat index (Chỉ số nhiệt lượng) trong các báo cáo hàng ngày của họ để nói tới tác dụng của ẩm độ, nhiệt độ tới cảm giác của cơ thể con người ra sao (tôi sẽ nói tới sau này).
Ẩm độ chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ của không khí. Khả năng giữ ẩm (nước) của không khí sẽ tăng, khi nhiệt độ của không khí tăng lên; và ngược lại, khả năng giữ ẩm của không khí sẽ giảm khi nhiệt độ không khí giảm. Tại sao như vậy? Khi nhiệt độ tăng, không khí sẽ dãn nở ra, do vậy sẽ có nhiều chỗ để chứa lượng nước nhiều hơn. Chính vì ẩm độ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi nhiệt độ không khí, nên sự khác biệt về nhiệt độ giữa ngày và đêm, nếu đủ lớn, sẽ tạo ra sương mù. Thời điểm chuyển từ không sương mù, tới sương mù, gọi là Điểm Sương (dew point). Tại sao lại có hiện tượng sương mù? Như đã nói ở trên, nước có dạng hơi (không nhìn thấy được) và dạng nhìn thấy được (sương mù, mưa). Nước ở dạng hơi khi mà khả năng của không khí vẫn dung chứa được nước. Lúc này, ẩm độ vẫn thấp dưới ngưỡng của Điểm Sương), tức là nhiệt độ không khí lúc này vẫn cao. Khi nhiệt độ không khí giảm (lạnh hơn), khả năng giữ nước sẽ không còn nhiều, do vậy nó được xem như quá bão hòa lượng nước mà nó chứa ban ngày (khi trời còn nóng), và phần hơi nước dư ra, sẽ cô đọng lại, thành sương mù (Điểm Sương). Ở các nơi có ẩm độ cao, khi sự khác biệt của nhiệt độ ngày và đêm nhiều (ngày nóng, đêm lạnh), sương mù sẽ tạo ra (bởi thế, Đà Lạt được gọi là thành phố mù sương!). Ngược lại, tại vùng có ẩm độ thấp, ngay cả dù khác biệt nhiệt độ ngày đêm cao, hiếm khi thấy sương mù vì không khí có quá ít hơi nước, do vậy nước không thể đạt tới độ bão hòa ngay cả khi nhiệt độ thấp ban đêm! (cái này giống vùng của tôi quá ta! (-: )
Vì con người là yếu tố chính của vũ trụ này, tôi sẽ bắt đầu với tầm quan trọng của ẩm độ đến sức khỏe con người ra sao nhé! Cơ thể chúng ta tạo ra nhiệt lượng trong quá trình hoạt động của các cơ quan nội tạng (thú vật cũng thế). Lượng nhiệt được tạo ra này, cần được mất đi nhằm luôn giữ nhiệt độ cơ thể ổn định ở khoảng 37 độ C. Lượng nhiệt tạo ra được cơ thể thải ra qua ngã da và phổi (hơi thở). Da có chức năng tải nhiệt từ trong cơ thể ra môi trường bên ngoài qua 2 cách: đổ mồ hôi, và thoát nhiệt qua dẫn truyền. Khi nước bốc hơi ra khỏi cơ thể qua mồ hôi, hay hơi thở, nó sẽ kéo theo nhiệt lượng từ cơ thể, điều này sẽ làm mát cơ thể. Da thoát nhiệt qua dẫn truyền là sao? Các mạch máu tại vùng da, sẽ có máu nóng dẫn đến từ tim, và tại da, các mạch máu này sẽ thoát nhiệt vào môi trường qua dãn nỡ mạch máu, đem máu mát về tim lại. Nếu để ý, các bạn thấy là mùa hè, các mạch máu trên mu bàn tay sẽ nhìn thấy rõ, và nở to; ngược lại, vào mùa lạnh, nhìn không thấy các mạch máu nổi rõ!
Mùa hè trời nóng, với độ ẩm cao trong không khí, điều này sẽ hạn chế chúng ta đổ mồ hôi (do lượng nước thoát qua ngã da cũng như phổi đã bị chặn lại!); nhiệt độ trong cơ thể sẽ tăng lên đáng kể, nếu không xử lý thích đáng, cơ thể sẽ bị quá tải nhiệt độ (giống như xe gắn máy bị cháy máy vậy), dẫn đến tình trạng choáng nhiệt (heat stroke), lú lẫn, trụy mạch (tại sao lại có chuyện lú lẫn, trụy mạch ở đây? Vì khi cơ thể quá tải nhiệt, các mạch máu ở bề mặt da cũng như phổi, sẽ dãn nở hết mức nhằm có thể thoát nhiệt ra ngoài môi trường nhiều nhất, nhưng cơ chế này không còn hiệu quả nữa! do dãn mạch, mà lượng máu về tim sẽ giảm rất nhiều, điều này làm tim không có đủ lượng máu cần để bơm đến các cơ quan trọng yếu trong đó có não bộ! Khi não bộ không đủ máu tới, chủ nhân của nó sẽ trở nên lú lẫn, có thể dẫn đến co giật, cũng như hôn mê!), có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng!
Có người sẽ thắc mắc tại sao trong mùa hè, thấy đổ mồ hôi nhiều, mà lại nói là cơ thể không thể đổ mồ hôi tốt được? Ở đây tôi sẽ nói tới lớp vỏ bọc (boundary layer).
Để trả lời câu hỏi trên, cần phải trả lời câu hỏi này trước! Lý do tại sao mồ hôi lại đọng trên da người nơi vùng khí hậu nóng và ẩm? Khi trả lời được câu hỏi này tức là hiểu được tại sao cây cối lại ẩm ướt nơi vùng nóng ẩm. Chung quanh bề mặt da của con người, thú vật, hay là bất cứ vật thể gì (trong đó có cây cối), luôn luôn có một lớp vỏ bọc vô hình, mà tiếng Mỹ gọi là boundary layer. Đây là lớp không khí tĩnh (không động – still air) bao bọc xung quanh các vật thể. Lớp này càng dầy, thì nó càng chống lại sự chuyển vận của nhiệt (heat), hơi nước (qua sự bốc hơi từ da người hay thú vật, hay qua các khí khổng ở bề mặt lá cây), và khí (như carbon dioxide- CO2, oxygen-O2, trong trường hợp lá cây – thật ra hiện tượng này cũng xảy ra ở các phế nang của phổi con người: khi vì một bệnh lý nào đó mà làm tăng lượng nước trên bề mặt các phế nang, thì khả năng trao đổi khí CO2 và O2 tại nơi đây sẽ bị ảnh hưởng, và điều này dẫn đến triệu chứng khó thở, nếu không được chữa trị kịp thời – lấy đi lớp nước bề mặt phế nang, thì người bệnh sẽ vào nghĩa địa trong thời gian rất ngắn!!). Từ đây trở đi, khi các bạn thấy nói về lớp vỏ bọc, nên hiểu là lớp vỏ bọc không khí.
Bề dầy của lớp vỏ bọc này tùy theo kích thước và dạng lá (cây cối), lông trên bề mặt (da người hay lá cây), và tốc độ di chuyển của không khí xung quanh bề mặt.
*Lá lớn, bản rộng, có lớp vỏ bọc dầy hơn lá kích thước nhỏ, hẹp, hay lá có nhiều thùy lõm (như lá cây sồi –oak, hay phong- maple)
*Lá có lông trên bề mặt sẽ có lớp vỏ bọc dầy hơn lá không có lông. Da người cũng thế, người có lông nhiều sẽ có lớp vỏ bọc dầy hơn người không có lông! Bởi thế, người dân xứ lạnh (châu Âu, châu Mỹ) có nhiều lông hơn người châu Á là vì thế! Đây là yếu tố di truyền cần thiết để con người có thể thích nghi với miền khí hậu lạnh, nóng!
-Tốc độ di chuyển của không khí xung quanh bề mặt ảnh hưởng bởi Gió. ;-), bây giờ nhắc đến gió trong nuôi dưỡng cây cối! Khi không có gió = không khí không di chuyển, sẽ làm cho lớp vỏ bọc dầy thêm nhiều millimeter!
Lúc trời nóng, ẩm độ thấp, đứng gió, lớp vỏ bọc sẽ là một lớp khí dầy, cực nóng kế sát bề mặt da (người) hay lá (cây). Chính lớp vỏ bọc này sẽ là yếu tố chống lại bất cứ sự thoát nhiệt qua đường truyền dẫn! Nhưng dù sao, do ẩm độ thấp, khả năng toát mồ hôi của người sẽ rất tốt, do vậy nhiệt độ cơ thể có thể điều chỉnh một cách dễ dàng. Vì thoát mồ hôi tốt mà người hoàn toàn khô ráo (mồ hôi vừa thoát khỏi lỗ chân long, đã lập tức bốc hơi vào không khí).
Lúc trời nóng, ẩm độ cao, đứng gió, lớp vỏ bọc này sẽ là lớp khí dầy, cực nóng, ẩm (ẩm độ trong lớp vỏ bọc sẽ cao gấp nhiều lần bên ngoài lớp vỏ bọc, lớp vỏ bọc này sẽ ngăn cản sự thoát mồ hôi từ da (người) hay thoát nước qua khí khổng của lá cây. Hơi nước bốc ra từ tuyến mồ hôi, hay khí khổng sẽ ngưng đọng lại thành giọt (do môi trường trong lớp vỏ bọc đã quá bão hòa nước – quá điểm sương), tạo ra mồ hôi lấm tấm trên da người, hay chảy ròng ròng khắp châu thân, hay ẩm ướt trên bề mặt lá cây.
Nơi khí hậu nóng, khô (ẩm độ thấp), không khí không có đủ dư nước để tạo nên hiện tượng bão hòa, do vậy không thấy hiện tượng đổ mồ hôi, nhưng không có nghĩa là không có mất nước từ cơ thể. Không khí càng khô nóng, sự bốc hơi qua da người hay khí khổng của lá cây càng dễ dàng, đưa đến sự mất nước từ cơ thể hay cây cối một cách dễ dàng và nhanh chóng. Đây là mất nước mà không thấy được!
Ngược lại, không khí nóng và ẩm độ cao, sẽ thấy hiện tượng đổ mồ hôi nhiều, nhưng mất nước lại ít thấy, dù sao do hiện tượng quá tải nhiệt trong cơ thể sẽ gây ra các triệu chứng mà tôi đã nói ở phía trên.
Tôi là người có kinh nghiệm sống ở cả 2 vùng khí hậu: nóng ẩm (Sài Gòn) và nóng khô (California), nên tôi nghĩ tôi có thẩm quyền để cho nhận xét chính xác! 😉 Khi hoạt động ngoài trời bên này (vùng nóng khô), hoàn toàn dễ chịu, không thấy mệt mỏi nhiều như khi hoạt động ngoài trời ở SG (nóng ẩm). Ra ngoài trời giữa trưa, nắng nóng nhưng không đổ mồ hôi, có thể hoạt động hang giờ không thấy mỏi mệt; trái hẳn với ở SG, ra ngoài trời mùa hè, lúc nào cũng nhơm nhớp mồ hôi, (chỉ muốn nhảy vào phòng tắm cho mát, tắm xong, mặc quần áo, lại ra mồ hôi tiếp), hoạt động chỉ khoảng dăm mười phút, đã thấy oải! Nói như vậy để thấy sự khác biệt giữa nóng khô, và nóng ẩm! mà ở đây, độ ẩm thật là quan trọng, không những cho sinh lý con người, mà còn cho sinh lý cây trồng!
Ẩm độ lý tưởng cho con người nằm trong khoảng 30 – 50%. Ẩm độ thấp hay cao dưới mức này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người.
– Ẩm độ thấp (không khí khô): sẽ làm da, môi nứt nẻ, dẫn đến bệnh chàm (eczema), mũi khô và chảy máu, mắt khô và xốn.
– Ẩm độ cao (không khí ẩm ướt): không khí như bị tù đọng, dẫn đến khó thở. Mặt khác, môi trường ẩm làm thuận lợi cho các loại nấm, vi khuẩn gây bệnh phát triển; điều này dẫn đến các bệnh lý đường hô hấp (trong đó có phổi).Ẩm độ lý tưởng cho cây cối nằm trong khoảng 50 – 70%.
Ẩm độ ảnh hưởng đến cây cối ra sao? Ẩm độ là một yếu tố môi trường ảnh hưởng rất lớn đến cây cối. Cây không chỉ chứa một lượng nước lớn (125 – 200% nước) mà còn vận chuyển khối lượng nước lớn từ đất xung quanh hệ rễ, qua thân cây, lên hệ lá, và bốc hơi vào bầu khí quyển qua các khí khổng (stomata) nằm ở hệ lá. Nước được hút vào cây từ đất trồng, chỉ có một lượng nhỏ được dùng cho quang hợp (tạo dưỡng chất nuôi sống cây); phần lớn nước thoát qua khí khổng để vào không khí (thoát hơi nước). Tiến trình thoát hơi nước qua hệ lá nhằm làm mát cho cây cối (tức là làm giảm nhiệt độ trong cây cối). Ẩm độ của không khí ảnh hưởng đến dòng lưu chuyển của nước qua cây:
– khi ẩm độ của không khí giảm thấp (không khí khô hơn), cây sẽ thoát hơi nước qua hệ lá nhanh hơn khả năng của hệ rễ hút nước từ đất; điều này sẽ làm tăng nồng độ dưỡng chất, muối khoáng trong cây (đây chỉ gọi là tăng tương đối – chứ không phải tăng tuyệt đối đâu nhé); hiện tượng này sẽ gây ra triệu chứng cháy mô do dưỡng chất và muối khoáng! (nutrient burn), với lá bị khô cháy, các tược non bị yểu khô! Nhiều người không nhận biết được nguyên nhân là do ẩm độ quá thấp mà cứ đổ lỗi cho phân bón quá liều!
– Ngược lại, ẩm độ càng cao, sự thoát hơi nước qua hệ lá càng chậm, và hiện tượng này làm tổn thương các mô tế bào cây! Ngoài ra, ẩm ướt đọng lại trên bề mặt lá cây, than cây, tường nhà, là môi trường rất tốt cho nấm, mốc, vi khuẩn gây bệnh sinh sôi nẩy nở; và chúng sẽ tấn công lên cây cối; nếu không điều trị kịp thời, sẽ đưa đến đại dịch tại vùng nuôi cây.
Nấm mốc cần những yếu tố gì để phát triển?
1. Bào tử nấm mốc. Dĩ nhiên nấm mốc muốn phát triển trong môi trường nào đó, cần phải có các bào tử nấm mốc hiện diện trong môi trường đó!
2. Nguồn dinh dưỡng. Bất cứ môi trường nào có hiện diện của các hợp chất với phân tử carbon (C) – hợp chất hữu cơ, thì sẽ là nguồn thích hợp để nấm có thể sinh sôi nảy nở. Nấm mốc chỉ cần một lượng rất nhỏ chất hữu cơ, là chúng có thể sinh sôi thoải mái! Các nguồn cung cấp dưỡng chất cho nấm mốc: da người (ghét là nguồn đạm tốt), ngay cả khi tay cầm hay sờ mó, hay môi miệng đụng chạm lên một vật vô cơ nào đó như: ly cốc, chén bát, đũa, muỗng thìa, mặt kính, v.v… các tì vết để lại trên mặt đồ vật này sẽ là nguồn đạm cho nấm mốc!
3. Nhiệt độ môi trường. Nấm mốc có thể tồn tại và phát triển trong môi trường với nhiệt độ gần điểm đông đá, cho tới nóng bức. Trong khoảng nhiệt độ này, nấm mốc phát triển mạnh dần lên từ điểm đông (0 độ C) và sẽ bị giết chết khi nhiệt độ gần tới điểm sôi (100 độ C). Nấm mốc phát triển mạnh nhất khi nhiệt độ trên 37 độ C.
4. Độ ẩm. Ẩm độ mà nấm mốc cần để phát triển được là từ 70%. Ẩm độ càng cao (sau 70%) nấm mốc càng thích. Trong khi, con người lại thích độ ẩm từ 30 – 50%!
Tóm lại, nấm mốc sinh sản rất mạnh trong môi trường nóng ẩm ướt! Ngoài vườn nhà, nấm mốc thích nơi ẩm ướt và nóng. Chúng cũng thích nơi râm (không có nắng) và kín gió; hoặc nơi có nhiều lá rụng, mục nát hay đang phân hủy. Để nói thêm về bệnh lý da do môi trường tạo ra nhé! 😉 So với nơi nóng ẩm (VN) và khô nóng (California), tôi thấy bệnh lý da mỗi nơi mỗi khác, Khi ở VN, tôi gặp rất nhiều lang ben (là loại nấm trên da mặt, cổ, ngực, lưng) và hắc lào (nấm da ở vùng bẹn, háng), trong khi lại ít thấy nấm ở kẽ ngón chân và ở các nếp da trên ngực bụng như ở bên California! Tại sao lạ vậy cà? Như đã nói, nấm bệnh rất thích nơi ẩm nóng. Bên VN, do khí hậu nóng và ẩm, nên người lúc nào cũng ướt mồ hôi, và đây là môi trường tốt để cho lang ben cũng như hắc lào phát triển. Bên Cali, do khí hậu nóng và khô, không thấy hiện tượng mồ hôi nhể nhại, nấm da rất ít thấy ở nơi bề mặt da tiếp xúc với khí trời, nhưng ngược lại nấm lại thấy nhiều ở những vùng da không được tiếp xúc với khí trời; tức là những vùng này có hiện tượng nóng ẩm do giới hạn không gian (quần áo, giầy kín mũi, lúc nào cũng đi vớ với giầy). Nấm cũng phát triển tại vùng da bị khép kín do lớp mỡ da dầy (người béo phì với các nếp da bụng phồng phìu lên và chảy xuống, tạo vùng nóng ẩm – vi khí hậu – ngay trên da người) hay những ai có bầu sữa quá to và chảy xệ!!, cũng tạo nên các vùng khép kín ẩm ướt và nóng. Người bên California, rất nhiều người mắc chứng béo phì do kiểu cách ăn uống không cẩn thận và lười đi bộ hay đi xe đạp (cứ tưởng tượng ra ngoài đường, là ngồi ngay lên xe hơi, lái tới chỗ làm xa nhà cách hơn 1 – 2 tiếng lái xe, đi và về mất 2 – 4 tiếng rồi! Về tới nhà, mệt phờ râu, mở tủ lạnh lấy chai bia hay lon soda ra ghế bành, ngồi xem tivi! Xem chán, là chuẩn bị ăn tối! Ăn xong, lại ngồi phễnh trước cái TV cho đến giờ ngủ luôn. Cứ thế mà sống, thì sao mà không mắc bệnh béo phì được!! Có thể thời đại này, bên VN cũng có nhiều người phải đi giầy ủng suốt ngày, và nhiều người mắc chứng béo phì rồi chăng? Và vì thế bệnh lý da ở VN cũng sẽ thay đổi theo thời thế!
Trong 4 yếu tố trên, để có thể kiểm soát được dịch bệnh do nấm mốc gây ra, ta chỉ có thể kiểm soát được yếu tố thứ 4, là độ ẩm. Ta không thể diệt được hết các bào tử nấm, vì bào tử nấm hiện diện khắp nơi xung quanh ta, trong môi trường ta sống! Ngoài ra, để lấy đi nguồn dinh dưỡng cho nấm mốc là không thể, vì chất hữu cơ hiện diện khắp nơi xung quanh ta! Nhiệt độ môi trường thì cũng khó mà điều chỉnh được vì nấm mốc có khả năng sinh sản ở một mức nhiệt độ với biên độ giao động khá lớn!
Ẩm độ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nấm. Độ ẩm tối ưu cho nấm phát triển nằm trong khoảng 90 – 99%. Khi độ ẩm xuống dưới 70 %, nấm sẽ ngừng phát triển.
Nấm phát triển tốt nhất ở môi trường có ẩm độ cao với nhiệt độ trong khoảng tối ưu (20 -30 độ C). Khi nhiệt độ tăng cao, hay giảm thấp, sẽ làm giảm phát triển nấm; nhưng ẩm độ thì khác. Ẩm độ càng tăng, khả năng nấm phát triển càng mạnh, và ngược lại, khi ẩm độ xuống càng thấp, khả năng phát triển của nấm sẽ ngừng lại (tỉ lệ thuận).
*Phát triển nấm:
Nhiệt độ
Thấp Cao
Thấp – +
Cao +++ ++++++
Độ ẩm
*Ảnh hưởng của Gió lên độ ẩm quanh bề mặt lá cây (ẩm độ trong lớp vỏ bọc)
Gió
Lặng Nhẹ Mạnh
+++ + –
*Sự phát triển của nấm mốc:
Thấp (T) Cao (C)
Thấp
– +++ ─
↓ ↓ ┼
+ ++++++ ─
Cao ↓ ↓ ┼
Qua các bảng trên, ta có thể thấy gió có tầm quan trọng lớn đến kiểm soát nấm bệnh. Do vậy, trong vườn nhà, cần phải chú ý lưu lượng gió nơi để các cây.
Làm sao kiểm soát được độ ẩm?
Sống trong môi trường ẩm nóng của miền nhiệt đới, ẩm độ cao của môi trường là không thể tránh khỏi. Nếu tôi chơi bonsai ở VN, một trong vài dụng cụ mà tôi nhất thiết phải có, đó là ẩm độ kế. Ẩm độ kế để trong vườn nhà, là một chỉ dấu tốt nhất cho tôi biết ẩm độ trong vườn nhà. Tầm quan trọng của ẩm độ kế nhiều đến nỗi, tôi sẽ trang bị cho mỗi góc vườn có một ẩm độ kế riêng biệt, vì tầm quan trọng của miền vi khí hậu là không thể không nhớ. Bên này, có bán ẩm độ kế, mà có thể kiểm tra được ẩm độ ở vài nơi trong vườn. Ngoài việc, theo dõi ẩm độ kế trong vườn nhà, tôi cũng sẽ theo dõi tin tức thời tiết hang ngày, và trong tin thời tiết hang ngày, tôi cũng sẽ chú ý tới dự báo thời tiết trong vòng 1 tuần. Tôi muốn biết như thế, là vì nó sẽ giúp cho tôi lên kế hoạch trong vòng một tuần cho các cây trong vườn của mình, mà không sợ bị bất ngờ!
Khi biết được ẩm độ trong vườn nhà, lúc đó, mình sẽ biết là cây cối nhận ẩm độ ra sao, và chúng có cần phải cho them độ ẩm nhân tạo qua phun sương hay không? Nếu ẩm độ trong không khí đã ở mức tối ưu cho cây phát triển, thì việc phun sương cho cây hoàn toàn không cần thiết. Nếu không biết điều này, mà cứ tiếp tục phun sương cho cây, điều xấu chắc chắn sẽ xảy ra, không chóng thì chày! Ngược lại, nếu ẩm độ không khí thấp hơn mức cần thiết cho cây phát triển, lúc đó phun sương là việc nên làm.
Thế khi ẩm độ không khí đang nằm trong mức thích hợp cho cây phát triển, có những vùng nào của cây có thể có ẩm độ cao hơn mức cho phép cho cây phát triển lành mạnh? Đó là các vùng phía dưới thấp (vùng nằm giữa mặt đất và cành 1 của cây), hay ở các vùng nằm bên trong cây, nơi mà gió không thể với tới. Những vùng này, thường bị bao bọc bởi các cành nhánh, lá cây, vô hình chung, tạo thành vùng cô lập, với ẩm độ rất cao. Vùng này sẽ là nơi mà nấm bệnh và côn trùng gây hại cho cây, rất thích. Để tránh được vấn nạn này, ta cần phải làm sạch sẽ, thong thoáng cho các vùng này. Ngoài ra, khi lá cây rụng xuống mặt đất, nếu ta không lấy bỏ đi, lá rụng này cũng sẽ tạo môi trường ẩm ướt, cô lập, nơi mà nấm bệnh cũng rất ưa. Bởi thế, người ta thường khuyên là phải lấy bỏ bất cứ lá rụng trên mặt đất của chậu bonsai.
Tóm lại, giữ cho độ ẩm của vườn từ 50 – 70% là quan trọng. Nếu ẩm độ dưới 50 %, thì cần phun sương cho thích hợp; ngược lại, nếu ẩm độ trên 50%, phun sương cần cho tùy chủng loại cây, nhưng không bao giờ phun sương khi ẩm độ ở ngưỡng 70% hay lớn hơn, vì sẽ không giúp ích gì cho cây, mà còn có khả năng gây hại cho chúng! (hết)
Bonhe