Thứ Năm , 21 Tháng Mười Một 2024
Mới nhất

Sử dụng Nắng sao cho phải?

Tác giả Tuấn Hoàng

16/05/2010

Tôi sẽ viết tiếp loạt bài căn bản cho người trồng cây. Nhất định các bạn phải nắm được những điều này, hầu giúp cho cây của các bạn phát triển mạnh mẽ và dài lâu.

0000
Nắng là một thành phần không thể thiếu trong việc trồng cây. Có thể nhiều bạn đã biết rồi, nhưng cũng có thể có bạn không để ý đến tầm quan trọng của nắng ảnh hưởng đến cây trồng như thế nào. Nắng cần cho sự quang hợp của cây cối. Chính nhờ nắng, mà cây mới tạo được dưỡng chất cho sự phát triển của nó; đồng thời, nắng cũng giúp cho cây cối tránh được một số bệnh (nấm cây chẳng hạn). Dù sao, mỗi loài cây có một yêu cầu về nắng khác nhau. (tôi không biết nhiều về cây ở VN, cho nên các bạn phải tự tìm hiểu về điều này). Nếu một cây không chịu nhiều nắng, mà lại cho nó nhiều nắng, thì chắc chắn cây sẽ không thể khỏe được, và ngược lại, nếu cây chịu nắng mà lại không được nắng nhiều, thì cũng không xong. Nắng cũng có ảnh hưởng đến sức khỏe của con người không kém. Nắng giúp cho chúng ta có được vitamin D hầu giúp cho xương cốt khỏe mạnh, nhưng nếu tiếp xúc với nắng quá nhiều thì có thể bị mất nước nếu không để ý uống nước nhiều thì nguy to (tác hại tức thời, như cây bị mất nước vậy), còn tác dụng lâu dài là gây ung thư da (ít gặp ở người Á châu) và cườm mắt 8) (ít ai để ý điều này! Nhớ mang kính râm loại chống tia tử ngoại (ultraviolet-UV light) tốt khi ra ngoài nắng nha các bạn). Chà, nói lan man lạc đề mất rồi. Để vào chương trình nha.

Nói sơ qua về ánh nắng. Ánh sáng mặt trời là một nguồn năng lượng vô tận (hi vọng vậy). Mắt con người có thể nhận được một dãi màu từ nguồn sáng, bắt đầu từ màu tím, xanh nước biển, xanh lá cây, vàng, cam, đỏ. Ánh sáng bao gồm những sóng (wave) hình sin, từ đỉnh của sóng này qua sóng kế cận, được gọi là chiều dài sóng (wavelength of light). Những màu sắc mà con người nhận biết được có chiều dài sóng khác nhau. Trong dãi màu, khi đi từ màu tím cho tới màu đỏ, thì chiều dài sóng sẽ dài dần lên, và năng lượng sóng sẽ bớt dần đi. Khi chiều dài sóng của ánh sáng ngắn hơn chiều dài sóng của màu tím, ta sẽ có tia cực tím (ultraviolet- UV), rồi tới Xray; ngược lại, khi chiều dài sóng lớn hơn chiều dài sóng của màu đỏ, thì ta có infrared.

Nói một chút về sự quang hợp của cây cối. Phản ứng quang hợp của tế bào:
H2O + CO2 —–> C6H12O6 + O2, và phản ứng này có được nhờ tế bào cây có chất Chlorophylle. Chất này hấp thu được năng lượng mặt trời và biến nó thành năng lượng hóa học, giúp cho phản ứng quang hợp xảy ra được.

Tại sao hầu hết lá cây có màu xanh (green, not blue)? Lý do: chất chlorophylle trong lá cây, hấp thu được tất cả các sóng màu trong ánh nắng, ngoại trừ màu xanh lá cây (green), tại vì nó không hấp thụ được màu green, cho nên green phản xạ lại, do đó mắt con người có thể nhận ra màu green trên lá cây .

Các nghiên cứu cho thấy là, sự quang hợp của cây tăng lên tối đa khi lá cây nhận sóng thể hiện màu xanh biển (blue), kế đó là màu đỏ
Ánh sáng màu xanh biển giúp cho lá cây phát triển tốt, trong khi ánh sáng đỏ khi hợp với ánh sáng xanh biển sẽ giúp cho hoa nở. Ngược lại, ánh sáng xanh lá cây- vàng, sẽ không giúp quang hợp xảy ra (dễ hiểu, vì lá cây không hấp thụ được 2 gam màu này).

Ánh sáng ảnh hưởng đến sự phát triển của cây cối qua:
1. Số lượng ánh sáng: mùa hè có số lượng ánh sáng nhiều vì mặt trời mọc sớm và lặn trễ; mùa đông có lượng sáng ít vì ít thấy mặt trời hơn. Cây càng nhận ánh sáng nhiều, thì càng tạo ra nhiều dưỡng chất qua quang hợp. Dù sao, khi ứng dụng điều này cho cây của bạn, thì phải để ý đến các yếu tố khác nữa, như: nếu trong mùa hè, nhiệt độ nóng nhiều, mà để cây nhận nhiều nắng quá, thì có thể cây sẽ bị khô lá, và có thể sẽ chết cây.

2. Chất lượng ánh sáng: ảnh hưởng bởi chiều dài sóng. Ánh sáng xanh nước biển đỏ là yếu tố quan trọng nhất cho sự quang hợp.

Chất lượng ánh sáng cũng quan trọng cho cây cối. Rất may mắn là hầu hết ánh sáng sóng ngắn (năng lượng cao —> làm tổn thương cho sinh vật) bị chặn lại bởi tầng ozone, trong khi những màu ánh sáng sóng dài hơn (cần cho quang hợp) đến bề mặt trái đất với số lượng khác nhau tùy theo thời điểm trong ngày. Cũng nên nhắc lại: ánh sáng xanh nước biển có năng lượng cao hơn ánh sáng đỏ nhiều, và cả 2 đều cần cho sự quang hợp. Vào buổi sáng sớm, cũng như chiều tà, sẽ không có nhiều ánh sáng xanh biển, mà hầu hết sẽ là ánh sáng đỏ (điều này dễ nhận thấy khi nhìn lên bầu trời phải không các bạn?). Ngoài ra, khi trời vào đông (winter), ánh sáng xanh biển cũng sẽ không nhiều. Vào buổi trưa, hầu hết sẽ là ánh sáng xanh biển (cũng nhìn lên bầu trời sẽ thấy). Nói chung, khi cây cối không nhận được nhiều ánh sáng xanh biển, thì cây sẽ chậm phát triển.

ũng nên nhắc lại, ánh nắng xanh biển chủ yếu giúp cho cây phát triển thân, lá; trong khi ánh nắng đỏ khi hợp với ánh nắng xanh biển sẽ giúp tạo hoa, trái cây chín. Điều này đã được các nhà khoa học áp dụng để trồng cây trong nhà.
Khi đem sự nhận biết này để áp dụng cho cây trồng ngoài trời, sẽ thấy rằng nắng nào cũng tốt, sáng trưa chiều, đều được cả. Dù sao khi áp dụng, cần phải biết rõ là cây mình trồng chịu đựng được loại nắng nào. Bên Mỹ, các cây được bày bán trong vườn cây, đều mang giấy thông hành, báo cho người muốn mua về tính chịu nắng (nắng cả ngày hay một vài tiếng, nắng trực tiếp hay gián tiếp). Do đó, nếu cây cần nắng nhiều giờ trong ngày mà lại chỉ được nhận ít giờ nắng, thì chắc chắn cây sẽ không khỏe, mà cây không khỏe sẽ dẫn đến bệnh, v.v…; ngược lại, nếu cây không chịu nắng nhiều giờ, mà lại để phơi nắng nhiều quá, thì cây cũng không tốt nốt!
Như đã nói ở trên, vào mùa hè, ánh sáng trời rất nhiều màu xanh biển (năng lượng cao), do đó ở những nơi khô nóng (như nơi tôi ở – khí hậu có thể giống như ở Phan Rang, Bình Thuận?), cây không nên để tiếp xúc với nắng trực tiếp nhiều quá, nắng từ sáng sớm tới khoảng 11 giờ trưa là hoàn hảo. Ở nơi không nóng nhiều vào mùa hè, thì cây có thể nhận nhiều giờ nắng hơn (như đã nói, càng nhiều giờ nắng, cây càng phát triển mạnh). Để nhận biết được khoảng thời gian nào trong ngày tốt cho cây bonsai, thì chỉ có thực nghiệm trong vùng mình ở là tốt nhất. Do đó, nếu các bạn sống trong một vùng nào đó, thì nên lập thành một câu lạc bộ bonsai, và qua đó có thể trao đổi kinh nghiệm tin tức với nhau. Vào mùa lạnh, cây có thể cho nhận nhiều giờ nắng hơn, nếu là loại cây không rụng lá (cây rụng lá, thì phải để cho nó ngủ đông), vì cường độ sáng vào mùa này không nhiều, và ánh sáng xanh biển không có nhiều như mùa hè. Tôi sẽ viết tiếp về những vùng lý tưởng cho cây bonsai, và cách nhận diện được cây nào chịu nắng nhiều.

ó chăng những vùng lý tưởng cho cây bonsai? Ý tôi nói là trong khoảng sân vườn, nơi nào thích hợp cho bonsai? Thí dụ bạn có một ngôi nhà cao ít nhất là 2 tầng, thì chọn nơi để chậu bonsai là quan trọng.

Đầu tiên, nên bàn về nơi nào trong sân vườn nhận nhiều nắng nhất. Hướng Nam của ngôi nhà là nơi nhận nhiều ánh nắng nhất, kế tiếp là hướng Đông và hướng Tây (thường nhận khoảng 60% cường độ nắng của hướng Nam) và cuối cùng là hướng Bắc nơi mát nhất của vườn (nhận khoảng 20% cường độ nắng của hướng Nam). Nếu các bạn để ý sẽ thấy là vào mùa xuân, mặt trời mọc ở hướng Đông Bắc, trong ngày, từ từ mặt trời sẽ di chuyển qua hướng chính Nam (nhưng gần phía trên đỉnh đầu) ở giữa trưa, sau đó lặn ở Tây Bắc (đường đi đánh một hình vòng cung) vì thế vào mùa này, hướng Bắc của vườn nhà sẽ nhận nhiều nắng hơn những mùa khác. Dần dần khi qua mùa Hạ, mùa Thu và mùa Đông, ông mặt trời sẽ dần di chuyển xuống phía Nam, tức là mọc và lặn ở hướng Đông nam và Tây nam. Vào mùa Thu, Đông, sẽ không còn có nắng mặt trời ở hướng Bắc, bởi vậy, hướng Bắc là lạnh nhất và hướng Nam là nóng nhất.

Sở dĩ tôi liên tục nhắc đến cây bonsai, chứ không phải cây trồng dưới đất, là vì cây trong chậu nhỏ với số lượng đất không nhiều, thì chỉ cần một sự thay đổi nhiệt độ của không khí dù chỉ là nhỏ, cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cây (khác với cây trồng trong lòng đất, sẽ có nhiệt độ tại bộ rễ ổn định hơn rất nhiều lần. Chính vì điều này
mà sự lựa chọn nơi để chậu bonsai thật là quan trọng. bởi vậy có nhiều người đã nói rằng việc chăm sóc cho bonsai không phải là dễ. Người chơi bonsai phải đầu tư nhiều thời gian cũng như tiền bạc để có thể có được một collection giá trị. Dù sao, nếu ai không có nhiều thời gian rảnh rỗi (trong đó có tôi 😀 ) thì cũng có thể chơi bonsai được, nhưng với điều kiện là phải có óc quan sát. Tôi nghĩ điều này cũng rất là quan trọng. Ý tôi muốn nói là, nếu những ngày nào được rảnh rỗi, thì chịu khó tranh thủ ra ngoài vườn và để ý hướng nắng. Chỉ cần mỗi tuần, chịu khó để ý hướng nắng, thì sau một năm, chắc chắn các bạn sẽ nhận ra được nơi nào trong vườn là nơi tốt nhất cho cây bonsai của mình. Dĩ nhiên, tùy theo loại cây, mà nhu cầu nắng sẽ khác nhau (rất tiếc là tôi không rành các loại cây ở VN, nên không thể cung cấp thông tin được!).

Như đã trình bày từ đầu tới giờ, hướng Nam của căn nhà là nơi tốt nhất cho cây trồng chịu được nắng cả ngày (vì lượng nắng nơi này nhiều nhất), sau đó sẽ là hướng Đông, Tây, và cuối cùng là hướng Bắc (nơi nhận ít nắng nhất). Tới đây, tôi sẽ bàn qua một chút về phong thủy. Theo phong thủy, hướng Nam là Hỏa (lửa), và hướng Bắc là Thủy (nước). Theo tôi nghĩ, người xưa đã nhận biết được hướng Nam nhận nhiều nắng mặt trời, bởi thế có nhiều năng lượng ở vùng này, do đó mang tính hỏa. Trong khi hướng Bắc thì nhận ít ánh nắng nhất, do đó mang tính thủy.

Dù sao, tùy loại cây và vùng khí hậu, mà người trồng cây phải biết chọn nơi nào là tối ưu cho cây của mình, chứ nếu ở vùng nắng nóng, mà lại đem trồng những cây không chịu nắng tại hướng Nam, thì chắng mấy chốc, cây sẽ thành củi để đốt. Ngoài ra, việc chọn hướng để trồng cây còn phải xem khi để cây nơi đó, có khả năng làm mồi cho những kẻ xấu hay không? Thí dụ: bạn thấy nơi vườn trước nhà là tốt nhất để cho bonsai, nhưng nếu bạn để cây nơi đó, có khả năng là cây sẽ không cánh mà bay trong một ngày đẹp trời!!

ôm nay nghỉ một ngày để xem khai mạc giải túc cầu thế giới. Cho tới lúc này, đội Nam Phi và Mễ đang hòa nhau 1-1. Vừa xem vừa viết tiếp bài này 😀

Sau đây là kinh nghiệm về xử dụng nắng cho bonsai của tôi (xin nhắc lại là nơi tôi ở có khí hậu khắc nghiệt với nhiệt độ mùa hè rất nóng và khô, nhiệt độ có thể lên đến 44 độ C như chơi; mùa đông thì thoải mái hơn với nhiệt độ trung bình khoảng 10 độ C.)

Vào mùa xuân, hướng Đông của nhà ở. là nơi tốt nhất cho bonsai
Vào mùa Hè thì hướng Đông của nhà ở là chọn lựa số một cho bonsai, vì ở vị trí này chỉ có nắng cho tới 12 giờ trưa, sau đó là bóng râm cho tới sáng hôm sau.
Vào mùa Thu- Đông, hướng Nam sẽ là lựa chọn lý tưởng cho cây không rụng lá (evergreen) bonsai, kế đó là hướng Đông của nhà ở.

Hầu hết các cây bonsai, prebonsai của tôi được để ở hướng Đông trong tất cả các mùa. Có bạn sẽ thắc mắc tại sao tôi không chọn hướng Bắc cho bonsai vào mùa Xuân? Xin thưa là hướng Bắc là chọn lựa rất tốt, nhưng vì tại cấu trúc của sân vườn nhà tôi không cho phép, một phần cũng vì lười biếng trong việc phải chuyển chậu cây từ hướng này qua hướng Đông trong mùa hè (thời gian không cho phép làm việc này . Tôi cũng muốn để cây ở hướng Nam vào mùa Thu, Đông, nhưng vì hướng này ở mặt trước của nhà nên không tiện để cây (cẩn tắc vô áy náy ).

Để minh họa một vài hình mới chụp chiều nay ha. Hiện giờ, sắp sửa bước vào Hạ rồi.

Hướng Bắc của vườn nhà. Chụp khoảng 5 giờ chiều, mà vẫn còn nắng ở hướng sân này

Còn đây là hướng Đông của vườn, cũng chụp cùng thời gian hình trên. Hoàn toàn không có nắng lúc này

Vậy là cũng phải tùy vị trí nhà và vườn của mỗi người mà bố trí cây cho hợp lí phải không anh bonhe ? Vì vườn chẳng của ai giống của ai hết !!

Chào Trung, như đã bàn, hướng Đông luôn luôn tốt cho những ai sống ở vùng nóng, khi mà nắng trưa chiều có thể làm cháy cây. Hướng Nam là hướng nóng nhất, do đó, nếu ai sống ở vùng lạnh, sẽ là lý tưởng. Dĩ nhiên, những điều tôi bàn ở trên chỉ là gợi ý về mặt lý thuyết cho mọi người thôi, và áp dụng thì phải tùy hoàn cảnh cho phù hợp. Bonhe

ôm nay phải viết tiếp bài này cho xong!
Từ đầu tới giờ, chỉ bàn về ánh nắng trực tiếp. Những nơi mà ánh nắng trực tiếp quá mạnh cho cây bonsai, thí dụ như ở hướng Nam của nhà, nơi mà nhận nắng trưa vào mùa xuân, hè, và nhận nắng cả ngày vào những mùa khác, thì chúng ta có thể xử dụng những phương tiện như: lưới che, cây lớn trồng trong vườn (dùng bóng râm của cây để làm giảm cường độ nắng- tôi dùng cách này vì nếu dùng lưới che thì làm mất thẩm mỹ của khu vườn- những cây mới sang chậu hoặc là mới được ghép cành cần phải để trong chỗ mát, và đây là nơi lý tưởng).

Khả năng chịu bóng râm của cây? Theo sinh lý cây trồng, cây cần phải có nắng để giúp cho sự quang hợp. Nếu cây không được nhận ánh sáng trực tiếp, thì sẽ dẫn đến suy yếu, có thể dẫn đến tử vong. Khi tôi mới bắt đầu chơi bonsai, mua 2 cây được quảng cáo là chỉ trồng trong nhà (indoor), thế là cứ để trong nhà, vài tháng sau, 2 cây đều chết cả! Đây là một vấn nạn ở bên Mỹ! Ở một số siêu thị, hoặc chợ có bày bán cây bonsai (instant bonsai) mà hầu hết các labels đều nói là cây để trồng trong nhà. Nhiều người bắt đầu thích bonsai, thấy vậy mua về, và cứ theo thế mà làm, sau vài tháng cây chết, thế là họ nghĩ là bonsai khó trồng quá, và đành bỏ thú vui này. Có một số cây có thể sống thoải mái trong nhà dưới điều kiện ánh sáng tán xạ (nhưng dĩ nhiên nếu những cây này đựoc để ngoài nắng thì sẽ phát triển mạnh hơn nhiều). Hầu hết các cây phải có ánh nắng trực tiếp. Nếu muốn đưa cây vào trong nhà để triển lãm, hay trưng bày cho đẹp nhà, thì chỉ nên để một vài ngày thôi. Thầy tôi một lần hỏi tôi có biết tại sao bên Nhật, các show bonsai lớn hầu hết diễn ra vào mùa đông không? Dĩ nhiên tôi không đoán được câu trả lời. Thầy nói lý do: vào mùa đông, cây cối nghỉ đông hoặc là sự chuyển hóa cây giảm đến mức thấp nhất, do đó, chúng không cần ánh nắng như vào các mùa khác, do đó có thể đem chúng vào trong nhà thoải mái mà không sợ.

Trong hoàn cảnh diện tích trồng cây bị hạn chế? Tôi luôn mong là phải chi vườn của mình lớn hơn để cây trồng có thể thoải mái hơn. Dù sao, liệu cơm gắm mắm vậy . Như đã nói, hầu hết cây của tôi được để bên hướng đông của nhà. Do đó phải biết cách sắp xếp vị trí cây cho hợp lý, kẻo không cây cao lại che nắng của cây thấp hơn. Phải chú ý đến hướng nắng, hướng di chuyển của ông mặt trời.
-Cây cao lớn thì để ở phía sau, cây thấp bé thì để ở phía trước so với hướng nắng.
-Cây không chịu nhiều nắng thì để phía sau hoặc để dưới cây cao.
Dù sao như đã trình bày, nắng nào cũng tốt cả trong một điều kiện nào đó, cho nên nếu sân vườn không cho phép, thì có thể xử dụng bất cứ khoảng không nào mà cây có thể nhận nắng (có còn hơn không). Nói thí dụ, nếu chỉ có thể trồng cây ở hướng Nam và Tây, trong mùa hè, thì chắc chắn là cây sẽ chịu rất nhiều stress từ sức nóng của mặt trời, có một số cách để làm giảm stress cho cây trong chậu:
-dùng lưới che nắng.
-để chậu cây dưới tán của cây lớn trong vườn
-dùng khăn màu trắng để che phủ chậu và mặt đất của chậu
-bên này tôi dùng granulated Humic acid trộn trong đất trồng (tôi nghĩ là các bạn không nên dùng humic acid vì đất ở VN nhiều phèn chua quá rồi phải không?
-dùng nhiều chất hữu cơ cho đất trồng (cũng không cần điều này tại VN, vì tôi thấy các bạn dùng quá nhiều đất thịt rồi)

Có khi nào các bạn nghĩ tới việc trồng cây trong khoảng không gian không? Bạn tôi ở đây có lần cho tôi biết ý nghĩ của bạn ấy là: làm một giàn cây với những chậu bonsai được treo lơ lững trên không (giống như là trồng hoa phong lan). Điều này có thể ứng dụng cho những ai không có đủ mặt bằng để trồng cây, giống như những đường cao tốc trên không vậy.

Tôi sẽ trình bày tiếp về cách nhận diện cây nào chịu được nắng gió.
Khi nhìn vào một cây nào đó, thì ta có thể đoán được là cây đó có chịu được nắng nóng, gió khô hay không. Đây là nguyên tắc mà tôi đã áp dụng khi chọn lựa cây phù hợp với vùng mình sống. Nhìn vào lá cây để xem các đặc điểm sau:
1. Kích thước lá cây: lớn hay nhỏ.
2. Dạng lá: hình kim (nhóm cây lá kim) hay không hình kim
3. Mặt lá bóng hay không bóng.
4. Sờ vào lá để xem độ dày của lá.

Nguyên tắc:
– lá có kích thước lớn sẽ dễ bị mất nước qua bốc hơi hơn là lá nhỏ
– lá hình kim thon gọn sẽ ít bị mất nước hơn là lá không hình kim
– mặt lá bóng nhiều (chứa chất cutile) sẽ giúp lá không bị mất nước, khi so với lá không bóng mặt
– lá dầy sẽ ít bị mất nước so với lá mỏng.

Nếu theo nguyên tắc trên, thì thấy cây thông chịu được khí hậu khô nóng, dù sao thông năm lá lại là chuyện khác.

Nói tóm tắt, nắng nào cũng tốt cho cây trồng, nhưng tùy loại cây và mùa, mà con người sẽ phải quyết định xử dụng nắng ra sao để có được kết quả tối ưu. Bài viết sẽ được kết thúc ở đây. Nếu ai có thắc mắc hay ý kiến gì, xin mời.

iện giờ đang là mùa hè tại nơi tôi ở, do đó đang phải dùng khăn trắng để phủ lên những chậu nhựa vào buổi trưa.

0000

000

Trích Nguyên văn bởi trunghongmon Xem Bài viết
Anh bọc khăn trắng như vậy có phải để giảm ánh sáng và bức xạ mặt trời không anh ! Tóm lại là tản nhiệt cho gốc rễ cây và đất ??? 🙁

Đúng như vậy đó Trung. Còn nếu dùng màu đen, thì có tác dụng ngược lại. Bởi vậy, khi trời nóng, ra ngoài đường, mình nên mặc đồ có màu sáng. Bonhe

Yae có thắc mắc khi vào đông thì những cây rụng lá có cần nhiều mặt trời khg?
Nói về sinh lý cây: khi cây đã rụng lá vào mùa lạnh, tức là nó đã đi vào trạng thái ngủ đông (mặc dầu là hệ rễ vẫn còn phát triển). Vì không có lá, nên cây đâu có quang hợp. Chính vì thế, cây đâu cần ánh sáng trời trực tiếp trong mùa này.

Cây ume của yae để nó ở phía nam chịu mặt trời vào buổi chiều N West. và tại sao cây hôm nọ bây giờ nó chảy nhựa ra anh có biết tại sao khg?[/
Cây ume của Yae chưa có ra lá đúng không? Hướng Nam là hướng nhận nhiều ánh sáng trời nhất vào mùa này. Theo tôi nghĩ vì Yae mới cắt tỉa các cành nhánh của nó quá mạnh tay, mà hệ rễ thì không bị đụng tới; mặt khác, cây để ở hướng nhiều ánh nắng trời, do đó nó đang có khuynh hướng trỗi dậy (bung ra các chồi non) vì nó tưởng là đang ở mùa Xuân!!, bởi thế nhựa mới chảy ra nhiều. Nếu không cẩn thận, các cành non chưa kịp trưởng thành là đã bị chết vì các cơn gió lạnh (vùng này gió lạnh có thể đưa nhiệt độ xuống 0 độ C dễ dàng), và khi cây chảy nhựa, tức là nó đã và đang cạn kiệt dưỡng chất từ hệ rễ đó. Nếu tôi là Yae, tôi sẽ đưa cây này qua hướng Bắc của vườn ASAP, để tránh hiện tượng này. Tôi không muốn nghe là cây này bị chết đâu nha!! For some reasons, I’m really in love with the ume!! Để nó ở hướng Bắc là hướng lạnh nhất trong mùa Thu Đông, cho nó dưỡng sức, trước khi ra chồi vào mùa Xuân năm sau. Good luck Yae

ác dụng của thiếu nắng được thấy tại cây này!
Đây là cây bách California đầu tiên mà tôi có được từ năm 2007. Từ đó tới giờ, cứ để cho nó mọc thoải mái (nhưng vẫn cắt ngắn các nhánh non dài mỗi năm) Năm nay chắc là phải đưa nó lên bàn mổ rồi đó. Vì nó mọc thoải mái, cho nên các cành nhánh phía trên mọc um tùm, che các nhánh nhỏ mọc bên trong cây và phía dưới.

Toàn cảnh cây

Phần trong và dưới của cây. Các lá vàng nâu